Wednesday, December 21, 2016

Có khùng hay sao mà muốn đem job từ bên Tàu, bên Mể về lại Mỹ?

Mấy ngày nay chắc thiên hạ vô blog Giài Thích News sao không thấy cái gì hết ngoài cái WTF trong bài ra mắt. Sorry,  my bad, tôi nghĩ cuối năm đi chơi vòng vòng thăm bà con. “Vui xuân nhưng không quên được nhiệm vụ”, làm gì làm hứa cái gì thì phải làm xong không ò è tại, bị gì hết.

Coi TV thấy nhiều tin tức nóng bỏng nhiều quá, một cái tin nhỏ chìm trong cái mấy thằng khùng khùng lái xe ùi chết thiên hạ bên Đức, tai hại thiệt, lễ lạt thiên hạ đi chơi mà nó cứ ủi xe cán thiên hạ khơi khơi  vô tội vạ. Làm tôi nhớ Tết 68 Mậu Thân ngày lễ lạt mà chạy giặc chết chóc triền miên…

Một cái tin cũng tệ hại không thua gì chiến tranh, là cái tin hãng xe GM cắt 3000 jobs. Christmas tới bên mà phải đối diện với cái này, thật là quá khó khăn cho những người bị ảnh hưỡng với cái này.

Đây là lần đầu tiên GM cắt bớt người từ sau khi khủng hoảng kinh tế năm 2009, nhờ Obama bail nó out, GM enjoys tăng trưởng lại rất tốt, tiền lời tăng kỷ lục. Nhưng buôn bán bắt đầu bị chậm lại vì xe Buick Le Sabre và Chevy Impala bán ế. Thiên hạ bây giờ đi SUV nhiều hơn xe thường. Hê, chiếc xe điện của GM, Bolt, charge một cái chạy 200 mile, bán $35K, nhìn đẹp quá.

Sao không thấy ông Trump tweet kêu GM bỏ layoff như ông biểu diễn với hãng máy lạnh Carrier, đúng là cha nội này sạo thiệt hay. Chả nói deal với Carrier để giữ lại 800 jobs đổi lại được bớt thuế 7 triệu đô. Có nghĩa là lấy tiền thuế dân đóng mua chuộc Carrier để nó giữ job lại. Rồi lên TV chụp hình vỗ tay vổ lưng cười không ngậm miệng lại được. Người được giữ lại mừng không kể xiếc, nhưng họ không biết là giữ được bao lâu? Cái không lên TV là vẩn có 600 jobs bị dời qua Mexico và cái tệ hại hơn nữa là 7 triệu tiền miễn thuế được dùng để hiện đại hóa hơn nửa, chế ra thêm robot thay thế thêm thợ nhiều hơn nữa. Thật là chết người.

Sau cái vụ này có thằng cha thầy bên trường U Penn nó viết cái bài tôi đọc thấy hay quá. 

Cái ý chánh cha nầy nói như đại khái như thế này. Tôi paraphase theo tiếng T3CB “ Có khùng hay sao mà muốn đem job từ bên Tàu, bên Mể về lại Mỹ?. Mấy cái job đó bây giờ dân Tàu nó chê như chó giàu chê cứt, nó đem qua VN, Indo, Bangladesh, rồi tới Phi Châu. Thằng thợ Mỹ nào mà muốn hay cần mấy cái job này nữa

Mới nghe thấy nghịch lý, như Trump nó sạo một cách tàn nhẫn với mấy người bị mất job, nó cho họ ăn bánh vẻ, để bầu cho nó lên hưỡng, rồi cho họ chết trong giấc mơ mà nó dệt cho họ. Cái thằng cha này ác quá. Coi sao mà nó ác như sau:

Trump nó ưa nói là Mỹ bây giờ xìu quá, tăng trưởng kinh tế không bằng một góc của Tàu. Mỹ GDP tăng có 1%, Tàu tăng 7%. Trump muốn Mỹ tăng như Tàu và nó sẻ giúp Mỹ tăng như vậy và hơn nữa.

 Giở sách về cái plan 5 năm vừa qua của Tàu, thì thấy nó làm để có tăng trưởng như vầy:

Dẹp bỏ mấy cái job lắp ráp trong nhà máy, chú trọng vô chế tạo, vô xây dựng thương hiệu, phân phối và làm cái sáng tạo cái mới. Tàu họ ráng bỏ việc làm lắp ráp như là cách để tiếp tục làm giàu lên, trong khi Trump lại nói Mỹ làm giàu lên, bằng cách hốt rác lại cái Tàu muốn bỏ, đem về Mỹ lại, cho dân Mỹ làm, để tăng trưởng  cho qua mặt Tàu. Nghe có ngu không????

Mấy cái job đó Tàu trả lương chỉ bằng 1/5 tiền trả bên Mỹ (chuyện làm giống nhau). Đem về Mỹ, có nghĩa là ép cái tiền lương Mỹ xuống 5 lần. Ma nào bên Mỹ chịu làm như vậy. ( Đang làm 5 đồng, đem job về thì phải làm 1 đồng như bên Tàu, chứ làm mắc thì ai ngu gì mua?)

Một vài năm về trước, GE xài cả tỉ đô để đem sản xuất đồ vật dụng trong nhà (appliances) từ Tàu về Kentucky lại, nó điều đình với công đoàn. Không ma nào bên Mỹ chịu làm với giá lương thấp vậy. GE bị kẹt không có thợ làm, rốt cuộc phải bán cái nhà máy lại cho hảng bên Tàu với giá lổ. Dân complain không có job, tới chừng mang job về, làm tới ngày thứ ba thì quit mẹ nó hết, chê việc làm trong hãng xưởng chán nản, môi trường không thích hợp, không tương lai. Whoa whoa whoa, tưởng dể nuốt, mắc nghẹn. GE nó chửi quá xá chịu thua.

Giờ đi ngủ chút, mai dậy suy nghỉ viết tiếp cái khác. Một vài ý tưởng on deck: 1) iphone mắc rè làm bên Tàu thì sao, bên Mỹ thì sao, không làm gì hết thì sao? 2) Ma quỉ internet, điệp viên “ 00 có” của Nga. 3) Trump chửi Tàu, Tàu nó có sợ hay không hay cũng có võ bụp lại, ai bầm mặt ai, rụng răng? Có muốn coi mấy cái này hay cái gì khác không?


Hey, đi vacation mà viết hoài, ai nhậu thế mình? Thêm một cái nửa là con cám ơn Chúa Thánh Thần soi sáng cho con khôn ngoan, bữa con ở Vegas, con  quýnh thằng nhà cái sặc máu. J J

16 comments:

  1. Hey, mới sáng sớm vô đọc tin tức với lối "dịch vật" của ông làm tức cười quá. Good job. Tới luôn bác tài!
    TUI

    ReplyDelete
    Replies
    1. Người TUI,

      Hê thanks for visiting.
      Viết còm mà có người sáng đọc cười là ok rồi. Đạo Phật nói là làm phước, Công giáo thì nói reach out to others.

      Ký tên

      TUI LUÔN

      Delete
  2. Việc làm lắp ráp trong nhà máy, làm kiểu giây chuyền cả nhóm người làm chung với nhau. Những việc làm này không thích hợp cho người Mỹ.

    Có một lần tui qua production coi họ lắp ráp air purifier ở Guangzhou.

    1. Công nhân đi làm có xe bus của hãng đưa, rước

    2. Tới giờ người team leader bật cái line cho chạy từ từ, ai vô vị trí đó. Mỗi người một việc, có người chỉ để cái frame lên, người chỉ bỏ một vài món đồ như ốc, hay manual etc. Cái belt cứ chạy từ từ, đến đâu thì có người chờ bỏ món hàng lên, có người cầm sẵn cái drill bắt ốc, có khâu test bằng cách bật cái nút On/Off. Cứ vậy mà tỉ mĩ làm.

    3. Break, lunch họ đều đứng lên hoặc ngồi xuống cùng một lúc, họ bận uniform, bịt tóc, đeo khẩu trang nhiều khi không biết là người hay người máy chứ đừng có nói tới phân biệt được nam hay nữ.....hehehe.

    4. Cứ hàng giờ tui thấy team leader ghi tổng số làm ra sản phẩm bao nhiêu cái. Thấy không đủ chỉ tiêu là nó vặn cái belt chạy cho nhanh một chút. Còn mà thấy con số sản phẩm hư là nó nói lớn tiếng như mẹ chồng đang dạy con dâu hư....hehehe.

    5. Em nào mà sơ ý làm hư hàng là sợ như bị đền bằng tiền lương hoặc sắp sửa đưa đi chém, bị ném đá hoặc bị tru di tam tộc vậy..... hehehe.

    Kể chi tiết một chút về cái môi trường làm việc như vậy để thấy có đem mấy việc làm lắp ráp như vầy về bên đây nó không có thích hợp với người Mỹ. Không phải công việc lắp ráp nào cũng cần phải có máy móc chạy ào ào để tăng sản xuất. Có nhiều việc lắp ráp cần đến sự tỉ mĩ, có human touch cho nó hoàn mỹ. Việc làm này mà đem về đây, nội trả tiền lương và bảo hiểm sức khỏe cho nhân nhiên không còn hơn giá trị món hàng rồi.

    Rất đồng ý là Mỹ chỉ nên dùng "chất xám" chú trọng vô chế tạo, vô xây dựng thương hiệu, phân phối và làm cái sáng tạo cái mới (innovation).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái này ông Tâm La còm với thực tế kinh nghiệm hay quá nha,
      Chút xíu còm trả lời cái ý này. Đang còm thiên hạ nó réo đi đây một chút. Lát nửa sẻ còm tiếp. Sorry

      Delete
    2. Thích câu số 5 của thầy Tâm ...hihihi
      Anh ToiKe bàn bạc về job , phân tích hay quá, đọc dễ hiểu
      Tui cứ nghĩ là đem job việc làm về Mỹ thì nước Mỹ ít người bị thất nghiệp, ai cũng có việc làm . Tui chỉ nghĩ đơn giản một chiều như vậy.
      Ai dè , sau khi đọc những bình luận của ToiKe và thầy Tâm , tui mới hiểu .
      Thanks ToiKe và thầy Tâm nhen.
      Merry Christmas and Happy New Year to All bạn Còm nơi đây.

      Delete
  3. Những công việc lắp ráp dây chuyền nhàm chán không cần dùng óc, thì chỉ thích hạp với dân chúng ở những đất nước bị kềm kẹp từ tư tưởng đến lời nói. Kiểu giáo dục nhồi sọ, học thuộc lòng, Khổng tử, con cãi cha mạ trăm đường con hư, không thầy đố mầy làm nên ...vân vân và mây mây ...

    Ngay từ lúc biết đi đã bị ép vô khuôn khổ, đứa nào thòi chân ra khỏi cái khuôn liền bị gán là đứa hư đốn, vô giáo dục.

    Kiểu giáo dục cưỡng ép dần bào mòn hết những sự nhạy bén sáng kiến sáng tạo vì cái óc không được xài lâu ngày bị cùn nhụt, nên chỉ giỏi rập khuôn, bắt chước. Cho nên những công việc dây chuyền ù lì làm như cái máy không cần suy nghĩ thì thích hạp cho đa số người dân ở các nước Á Châu, nhất là đất nước Cộng sản.

    Ông ToiKe, lúc nào ông hứng thì nói về vấn đề hạp thức hóa cần sa được không? Theo ông cần sa có ảnh hưởng tai hại gì cho lớp thế hệ tương lai không?

    Ký tơn
    TUI

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hê TUI,
      Cái ý nói giỗng như một người làm việc chung. Nó là người Nhật làm manager cho hãng lớn bên nhật. Nó nói như TUI nói ngay cả cho người Nhật một xứ tân tiến nhưng bị kẹt trong cái truyền thống ngàn năm khi cá nhân bị kềm hẩm cho cái lợi của cái tập thể chung. Sáng tạo bị thui chột vì cái vâng lời dựa cột nghe.

      Bản thân tôi cũng không đồng ý với cái tiêu chuẩn nề nếp khổng giáo bó buộc. Nói như vậy, nhưng nó cũng có những cái rất hay, biết dung hoà là chánh.

      Tôi người đi nhà thờ, cũng có nhiều giáo huấn mà nghe là muốn trốn rồi.



      Delete
  4. Có thấy được mấy cái jobs dời qua mấy xứ khác thì mới cảm nhận được cái ý một cách sâu sắc và từ đó mới thôi thúc mình tìm ra một giải pháp thích hợp hơn ngoài cái việc la làng la xóm là đem job về Mỹ, mà thật sự những người gào thét này chắc là sẽ không muốn họ hay con cái họ làm cái job kiểu như vậy ở xứ Mỷ circa 2016 như bây giờ.

    Thường thì mấy cái xứ đó, nó không cho hay thích mình hỏi chuyện với nhân công về cái dorm mà nó ở, thức ăn mà cafeteria cho nó ăn hàng ngày, nói chung là điều kiện sống của những công nhân mà Trump muốn đem mấy cái job như vầy cho dân Mỹ làm.

    Vô cái dorm bự chàng dàng, chật chội, đong đúc và nó smell như cái chuồn người hơn là cái chổ ở.

    Người VN mình có thể thấy và biết nhiều người thân bên VN từ thôn quê lên thành phố hay mấy khu công nghiệp làm công nhân dây chuyền lương giờ bấm thẻ. Mướn một ngăn trong căn phố nhỏ, ở chung 5-6 người, làm miệt mài, kêu over time đuối sức mà không dám say no, làm tàn tạ luôn. Đó là cái job mà Trump muồn đem về Mỹ, ai có thân nhân người thân bên VN, nhắn họ đừng mơ mộng qua Mỹ làm ăn kiếm tiền, họ sẻ bị sống lại cái giấc mơ hải hùng giống như họ từng bị ngay tại Mỹ này vì Trump nó muốn đem việc như vậy lại Mỹ để make America great again. Pun intended.

    Nhưng nếu chú trọng vô mấy cái mới, cái thứ dử, market sản phẩm thì làm sao mà mấy người làm nhà máy dây chuyền này sống cho được. Kiều VN mình ưa nói là ai cũng có con làm bác sĩ, ai làm công nhân đây?????? hahahahahahaha

    Bên Âu châu , thì tụi nó có cái chương trình ưa nghe nói tói để giài quyết vần đề này. Đó làm thợ tay nghề cao, apprentice program, không đi đại học mà học nghề, thưc tập tại hãng và được trả tiền khi thực tập và sau đó ra làm cho hảng đó luôn, chương trình từ 2-4 năm sau high school.

    Nó work như thế này. Tôi sẽ chỉ ra những cái nó work well bên Europe mà sẽ không work well bên Mỹ và nhiều cái này nó nằm trong thể chế chính trị, cung cách làm ăn và cái suy nghĩ văn hóa trong xả hội nữa:

    1) Cả hãng lẩn học viên đều coi và kính trọng cái công việc làm thực dụng cho công việc nó chạy, chớ không cần có tờ giấy bẳng cấp trường này trường nọ, chân lấm tay bùn là good good good. Mấy người chủ hảng nó dạy công nhân như vầy: mầy vô làm mà cà chớn bừa bải làm sai là tốn cả triệu bạc và trì trệ công việc chớ không phải chơi chơi mà nói là chuyện nhỏ hay dể không cần khối óc suy nghĩ. Thợ giỏi xin vô khó hơn vô Harvard, John Deer plant in Mannheim, 3100 người xin lấy 60. Deutsche Bank in Frankfurt,22,000 applicants lấy 425 người. Họ thật sự lựa người có khả năng một cách cẩn thận chứ không phải là chương trình giúp học sinh học dở không đi đại học mà học nghề như bên Mỹ này, khi thấy người ta đi học nghề, thì to nhỏ nói hơn nói thua con nhà kia đi học bác sĩ. Nó không chỉ dạy skill mà còn dạy trách nhiệm phải có trong nhà máy.

    2) Cái này thì thấy nhiều trong nhà máy Nhật. Đó là họ chú trọng vô chạy đường dài chớ không phải bấm thẻ quẹt quẹt 8 tiếng rồi chạy về. Nó chú trọng vô sự trưởng thành trong suy nghĩ của thợ, đề ý cái gì cần phải lo trước, kiếm cách làm cho hay hơn và thích hợp với chủ trương của hãng, cái yêu cầu của khách hàng và khi có chuyện xảy ra phải biết giải quyết cho nhanh, hợp lý và cho tới nơi tới chốn chớ không gải đầu gải cổ, đổ thừa cho supervisor.

    3) Cái này là Mỹ bị kẹt nhất là từ 10 tuồi trường đã chọn đứa nào học cái gì cho chương trình này. Bên Mỹ này là cha mẹ nó xách súng tới bắn nát đầu thầy cô giáo, who the hell are you to tell my kid what to study. You are not God and nobody tell me what to do. F-- you stupid twerp !!!!!! Đúng không?

    4) Tiền cho mổi học sinh từ $25K tời $80K, split bởi hãng và chính phủ. Chương trình Của hảng Siemens USA ở Charlotte North Carolina tốn $170 cho mổi học sinh. Hãng Mỷ nó muốn tự làm nhửng gì nó cần chớ không chịu làm chung với chính quyền và college như một tiêu chuẩn đại chúng như bên Đức.

    Obama mấy năm trước đề nghị 100 triệu làm thử và muốn chi 6 tỉ trong 4 năm để làm cái này nhưng bị quốc hội CH shoot down. senator Cory Booker (D, NJ) và Marco Rubio ( R, Florida) ủng hộ cái này nhưng không tới đâu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hay quá ! Thanks to OK &Tâm.Dieu

      Delete
  5. Chào cả nhà!

    Tôi thấy ông "Trâm" chưa có nhậm chức, chưa làm TT, chưa có làm luật gì hết, mà báo chí truyền thanh đều đồng loạt dự đoán, rồi bình luận, rồi đưa toàn những tin nghe mà bắt nản, giống như chưa ra trận mà đã biết mình chết chắc rồi vậy á.

    Như bây giờ đang nghe thiên hạ hăm he, là dưới triều đại ông "Trâm", các quỉ dầu tư và hưu trí do đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân chúng sẽ bị bốc hơi như dưới thời TT Bush?

    Theo bác Toike thì bác suy đoán thế nào về thị trường chứng khoán dưới trướng "TT Trâm"? Có nên rút hết từ chứng khoán bỏ vô bonds, savings...?

    TTV (Lụa)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Yes, please talk about this subject. Yesterday my 2030 lost 99 cents /share (now only 22.00/share)haiza
      Dieu

      Delete
  6. Ghé qua đây chúc OK và mọi ngù'o'i một mùa Giáng Sinh đầm ấm. OK có đi nhà thò' nhớ hát ké cho AL nữa nhe.
    An Lành.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Merry Christmas chị AL.
      Sẻ cho chị ké trong lời cầu nguyện của tôi.

      Delete
  7. Chào cả nhà, trong lúc chờ Ông Kẹ hết say mê trong chiến thắng sau kỳ đi nghỉ vacation ở Las Vegas, và trong lúc chờ đợi ổng trở lại với những bản tin nóng hỏi cho tôi mạo muội múa gậy vườn hoang và hâm nóng cái blog qua bài tường trình cuối năm của mình. Năm hết Tết đến, cũng muốn ngẫm nghĩ về những thành tích trong năm, những gì mình đạt được, những gì còn ấm ức để cố gắng vươn lên trong năm tới. Vì tôi coi như anh chị em trong một nhà, nên không ngại chia sẽ về tình duyên gia đạo, công ăn việc làm của tôi trong năm 2016 và hy vọng ACE cũng mở lòng chia sẽ để tôi thấy cái gì hay thì bắt chước.

    Trong năm 2016 nhìn lại, tôi thấy mình càng quý trọng về sức khỏe nhiều hơn là "độc lập, tự do"....hehehe. Không phải sợ chết, nhưng tôi muốn sống vui sống khỏe, hồi trước rảnh rỗi là sọt giày đi chạy, không biết phải lúc này già hay sao hay là lúc xưa chạy nhiều quá mà chân bắt đầu đau khi chạy hơn 5-6 miles. Tôi ngán đem chân vô cho bác sĩ coi, thế nào ổng cũng bắt tôi treo giò vài tháng, sau khi ổng mở ra lắp ráp vài cọng giây ở đầu gối, mài mài, giũa giũa cho xương bớt chạm vào nhau. Năm 2016 là năm nhiều biến đổi, tôi cần sự đi đứng nên cũng chần chừ chắc 2017 tôi phải đem chân cho bắt sĩ bắt ốc vít lại.

    Về gia đạo, tôi và bà xã rất hãnh diện được tham dự cái lễ ra trường high school của đứa con gái lớn. Nuôi con 16 năm trường thấy nó dần dần lớn lên từ đứa bé để trở thành một thiếu nữ. Sự trưởng thành trong tư tưởng và cách suy nghĩ của nó tôi rất vui mừng và cho mình đã làm tròn nhiệm vụ của mình. Ngày nay tôi có thể an tâm để con tự lựa chọn tương lai, đi tiếp vào đời mà tôi chỉ là vai phụ hổ trợ về mặt tinh thần (và là cái ATM khi nó cần đến). Một hai tuần đầu khi con dọn vô ký túc xá thì có một chút buồn, nhưng thấy con nó tự lập, xây dựng tương lai của nó thì tôi mừng hơn là buồn. Những ngày con về thăm nhà hay dịp Thanksgiving tôi thấy nó càng trưởng thành, chín chắn hơn.

    Nói về sức khỏe, gia đạo rồi giờ nói về sự nghiệp. Cuối tháng Ba đầu tháng Tư, sau khi tôi tháp tùng với đoàn Văn Khố Thuyền Nhân đi trùng tu một số di tích trên đảo Bidong về. 8:00 giờ sáng thứ Hai, ngay sau 1 tuần vacation về chưa kịp lấy cử cà phê sáng. Sếp chặn tôi ngay cửa, nói muốn nói chuyện với tôi. Mấy lần sếp đóng cửa phòng là tôi biết có chuyện lớn 1 là đẩy đi công tác TQ, VN hay Ấn Độ.....đừng có nói đóng cửa chuyến này kêu tôi đi Campuchia hay Lào nha. Sếp chìa tay ra bắt và chúc mừng tôi được thăng chức. Má ơi, mới đốt mấy cây nhang cho thuyền nhân nằm xuống nơi hoang đảo mà được linh thiêng phù hộ liền....hehehe. Biết vậy tôi ráng ở hèn nhiều nhiều để gặp lành (ý quên, ở hiền gặp lành mới đúng).

    Nói chơi cho vui chứ không biết anh chị em nghĩ sao, tôi thấy đi làm ở Mỹ thưởng, phạt rất công minh. Mình cần cù chịu khó thì vẫn có thể leo lên được những nấc thang trong công ty. Có những bậc thang phần lớn của "bạch công tử", nhưng với ý chí mình cũng có thể lên tới được (you have to be realistic too). Bù lại mình sẽ bỏ công sức nhiều hơn họ. Có thể nó không công bằng ở chổ mình phải làm nhiều hơn, bỏ công lao hơn cho cùng một vị trí đó. Đối với tôi nó không là vấn đề lớn, vì khi mình đạt tới chổ ngồi đó, không ai có thể nói mình luồn cuối, hoặc thuộc hoàng tộc con ông cháu cha. I earned it with my hard work mà đồng nghiệp VN hay nói đùa là phải bỏ mồ hôi, máu và.....thêm nước miếng mới có được :lol:

    Nói tóm lại, 2016 là một năm đầy thú vị và đáng ghi nhớ của tôi. ACE có gì exciting kể nhau nghe chơi.

    ReplyDelete
  8. Bài bình luận này thấy hay, viết bởi Châu Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành kinh tế tại Đại Học Harvard. Xin chia xẻ với ToiKe và các bạn.
    Happy New Year TK và mọi người.

    https://chauthanhvu.com/2016/11/09/chien-thang-cua-donald-trump-co-y-nghia-gi/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thank for sharing.

      Khi đọc xong, tôi sẽ góp ý của mình.

      Happy New Year to you and all.

      Delete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.