Thursday, October 19, 2017

Đồ mất dạy - Đồ bất hiếu

Đồi đề tài môt chút , kiếm ý kiến số đông về một vấn đề khó giải quyết thể theo lời yêu cầu cùa người còm.

Sống trong một xã hội tất bật vội vã, những người con ở trên thì còn cha mẹ già, còn bên dưới là gia đình con cái của mình.  Đứng ở kẻ giữa, làm sao để chu toàn lo cho cả hai được trọn vẹn.  Như thế nào mới gọi là báo hiếu cho đúng với hoàn cảnh cuộc sống ở Mỹ?  Không lẽ bỏ bê việc làm tối ngày ở bên mẹ, để sẵn sàng cõng mẹ chạy ra, chạy vô, lên xuống cầu thang mới đúng nghĩa là con có hiếu?  Còn vì hoàn cảnh hoặc công ăn việc làm những người con phải sống xa cha mẹ thì làm thế nào để thể hiện là báo hiểu để sao này không phải ân hận mà nói rằng phải chi hồi đó tôi lo vậy, vậy cho mẹ thì tốt hơn.

Mà báo hiếu là cái gì mới được? Đứa con bị cha mẹ đẻ ra chứ nó đâu có được chọn lựa gì đâu, cha mẹ  hú hí đẻ nó ra thì phài nuôi nó là đúng rồi. Sao lại nghĩ rằng con phải báo hiếu như là phải trả nợ cho cha mẹ?

Mà trả nợ thì trả cách làm sao, thế nào?

1- Quăng tiền vô mặt cha mẹ khi họ cần đến như TT Trump quăng mấy cuộn giấy chùi đít cho mấy nạn nhân bảo lụt bên Puerto Rico rồi nói là mình làm tốt xuất sắc viêc báo hiếu kiểu như Trump nói là ông ta giúp người bào lụt tốt quá xá rồi còn muốn gì nữa.
2- Đi vô chùa mùa Vu Lan mua bông trả tiền cho sộp rồi quì khấn vái xong về là báo hiếu tốt. Hay đi vô nhà thờ quì lâm râm, mắt lim dim cầu nguyên xong về là báo hiếu tốt.
3- Chạy tới chạy lui, thay tả, nấu ăn, đút ăn, tắm rửa khi cha mẹ cần tới, vợ hay chồng con complain thì chứi vô mặt chúng nó, nói đồ bất hiếu, ba má tao thì tao phải lo, im miệng không tao quạt cho bộp tai. Làm vây là báo hiếu tốt.
4- Cha mẹ bệnh hoạn, chỉ  nhìn thấy thôi là hết muốn ăn thịt chó, thuốc uống một bụm ngày 3, 4 lần, rồi ngơ ngác không biết ai là ai, ỉa trây tùm lum, lở lói như cùi hủi, bác sỉ thì chê mà cứ một hai còn nước còn tát, tốn tiền medicare cả trăm ngàn một năm ( tiền thiên hạ trả) báo hiếu kéo ra cà rề cà ra vì không để cha mẹ chết vì đó là bất hiếu, không thể giết cha mẹ một cách gián tiếp.

Ý kiến, ý cọ??

82 comments:

  1. Hehehe, Ông Kẹ hôm nay giật tích. Mới đọc cái tích là đã lôi cuốn người đọc muốn đọc cho hết để coi có chuyện gì mà lớn tiếng quá vậy.

    Tôi trong trường hợp có mẹ già con thơ, cái nghịch cảnh là mẹ già một nơi mà con thơ thì đang kè kè bên nách ở một nẻo. Cái khó là hai tụ này nằm cách xa nhau quá....sao mà khó binh ván bài này ghê.

    Khi tui lập gia đình và ra riêng mẹ tui mừng lắm vì tui bắt đầu cuộc sống tự lập và mẹ không có yêu cầu đòi hỏi chuyện vợ tui phải làm dâu. Tụi tui như lục bình bồng bềnh trôi đi những tiểu bang khác mỗi khi có cơ hội cầu tiến. Mẹ luôn ủng hộ vì ở đâu trong nước Mỹ thì 6 tiếng đường bay là còn gặp, đâu có vấn đề gì lớn.

    Fast forward, 20 năm trôi qua giờ mẹ tôi đã già và đi đứng lại khó khăn, đường chim bay làm sao mà cất cánh cho nổi nữa. Mẹ vẫn muốn trụ lại căn nhà của mẹ nơi đó là căn nhà anh em tụi tôi lớn lên với nhiều kỷ niệm. Sống đâu lâu ngày đâu rồi quen đó. Mẹ tôi có không gian riêng, có bạn bè của mẹ có chùa chiền mà bà đi bấy lâu nay. Mẹ tôi không thể bỏ trời Đông để về chung sống bên bờ Tây với tụi tôi. Nếu có về ở chung một mái nhà chưa chắc mẹ tôi được vui như sống ở nhà mẹ. Nhiều lần tôi có mời mẹ về sống với tụi tôi. Năm ba bữa lại thấy buồn nhớ nhà vì vợ chồng con cái sáng sớm xách đít đi học đi làm. Có chăng là cuối tuần chở mẹ đi đây đi đó một chút. Nên mẹ và tụi tôi thấy không cần thiết phải về chung một mái nhà cho đến bây giờ mẹ đi đứng khó khăn thì tôi tự hỏi phải làm gì đây cho mẹ, làm gì để được ổn thỏa cho mọi người. Một chuyện khó nan giải ..... đang tính toán suy nghĩ, để khỏi bị kêu là đồ bất hiếu :-)

    TLa

    ReplyDelete
  2. Chà chà, cái này coi bộ khó à nha. Lo cha mẹ cho dữ thì bị chửi " hồi ông cua tui, lấy tui ông nói chỉ có thuong mình tui mà!". Lo vợ cho dữ thì bị chửi " mày có hiếu với vợ quá hén!"
    Tiến thoái...lưỡng nan!
    Bà con ý sao? mại dzô :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehehe nghe chị Doan trọ trẹ kể không? bỏ vợ lo cho má là mất hết nha cha nội. Cha mẹ vợ mới là thần tiên còn cha mẹ ruột của chồng chỉ tới mức là thiên nga thôi hahahahhaha.
      Cái ông nêu ra là 90% của mọi hiềm khích trong nhà trong lúc tang gia bối rối, anh chị em người một ý mà không có sứ mạng chung như nồi cám heo.

      Delete
    2. oh, không. Ý của D không phải như vậy. Cha mẹ bên nào mình cũng thương, cũng quý hết chơ. Khi cha mẹ già, đau ốm, cần người săn sóc, anh em trong gia đình phải tìm ra một phương cách tối ưu , để giảm áp lực cho mọi người . Nếu mình không làm được thì đừng đùn đẩy cho người khác , hay gạt bỏ ý kiến đưa cha mẹ vaò nursing . D đã qua cái cảnh đó rồi, nó khủng khiếp lắm lận, lúc đó, những người quen đều nói rằng tại D "nợ" ba me chồng ở kiếp trước , nên chừ D phải trả . (Hừ, hông fair chút nào). Lúc đó cũng không dám nói với ba me, anh, chị em của mình, bởi vì nói ra có được chi , mà ba me lại buồn vì thấy D qúa tội . Thiệt là có những niềm riêng..
      Bây giờ, ba chồng đã nằm dưới ba tấc đất, me chồng đang sống đời sống thực vật ở nursing... Hôm trước D về CA thăm nhà, lần đầu tiên D mới kể cho me D nghe, và D đã khóc...
      Mỗi nhà, mỗi cảnh, sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nhưng cho những người có cha mẹ ở xa như D , D nghĩ nên về thăm khi có thể bởi cha mẹ già như chuối chín cây

      Delete
    3. Like
      "...Mỗi nhà, mỗi cảnh, sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nhưng cho những người có cha mẹ ở xa như D , D nghĩ nên về thăm khi có thể bởi cha mẹ già như chuối chín cây..."
      Joe

      Delete
  3. Tui thì xong nhiệm vụ từ lâu, chỉ có vài cảm nghiệm sau khi mọi chuyện đã qua.
    Má tui mất lúc tui còn rất nhỏ, tui không có một kỹ niệm hay hình ảnh gì về Má của tui hết. Sau khi Má mất thì Bà Ngoại đưa tay ra ôm hết 8 anh chị em tui mà lo cơm nước và trông coi mặt tinh thần, coi như là tụi tui có Má thứ 2; Ba tui thì lo về tài chánh. Sơ sơ là như vậy. Sau khi vượt biên hơn chục năm, gặp lại Ngoại khi bà du lịch qua Mỹ chơi, rất vui nhưng Ngoại không chịu "trốn lại" Mỹ mà nhất định phải trở về VN. Vài năm sau Ngoại bệnh nặng, về thăm Ngoại trong những ngày cuối đời của Ngoại. Những ngày đó, luôn bức rức trong lòng vì đêm khuya khi Ngoại cần người chăm sóc mà bản thân không thể nào thức nỗi với Ngoại dù chỉ 1 đêm, giúp Ngoại vệ sinh thì đeo bao tay... Ngoại không nói ra nhưng sau đó thì Ngoại không cho giúp nữa... Có lẽ câu nói "nước mắt chảy xuôi" là đúng vì cha mẹ lo cho con thì cái gì cũng có thể làm, đến khi con lo lại thì sẽ có những vấn đề khác chi phối đắn đo đủ chuyện... Mặc dù đã qua mấy chục năm, nhưng lòng hối hận khi không lo cho Ngoại được chu đáo luôn ái náy... Qua kinh nghiệm này tui nói với các con là khi tui bệnh không thể săn sóc ở nhà thì làm ơn gửi tui vào nursing home, tui làm luôn giấy cho phép bác sĩ rút ống luôn khi không còn hy vọng chữa khỏi, khỏe cho cả người bệnh lẫn người thân.

    @Tâm: mặc dù Mẹ của Tâm muốn ở riêng, nhưng chắc phải "làm mạnh" để khuyến khích bà ở gần ít là 1 người, có thể là người đầu đường người cuối đường (privacy & vợ chồng cũng có thời gian riêng cho nhau?) có gì xãy ra thì có người còn đỡ hơn là sống trong thấp thỏm lo âu... rũi có gì thì ai sẽ chở Mẹ vào bệnh viện... Tui sống trong tâm trạng đó khi Ba Ngoại tui còn sống ở VN nên rất sợ những cú phone lúc sáng sớm... (thường là phone từ VN gọi sang vào những giờ đó!!!) Nên họp anh chị em lại và "ép" Mẹ nên suy nghĩ lại thì mọi người sẽ được an tâm hơn! Cầu chúc Mẹ Tâm luôn an vui & khỏe mạnh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn chị B có lời hỏi thăm và chúc sức khỏe đến mẹ.

      Cái góp ý “làm mạnh” và “ép” chắc không có hiệu quả đâu trong trường hợp của TL. Vì:

      Trên TL còn vài anh chị lớn trong gia đình, họ chín chắn hơn, quyết định cũng sáng suốt hơn và họ sống gần mẹ bất lâu nay nên biết tâm nguyện của mẹ là gì. “Làm mạnh” mà không đúng họ xúm lại quạt TL sao :-)

      Cách đây vài tuần, mẹ đi du lịch thăm con cháu bên này rồi bị bệnh bất ngờ. Tưởng là nằm luôn bên này rồi, cũng may mắn mẹ bình phục và đã làm theo mong ước là đưa mẹ về lại NJ nơi mẹ muốn vê, trong căn nhà của mẹ. Việc đã làm xong. Giờ “ép” để về ở gần TL rồi lo không tốt cho mẹ còn mang tội bất hiếu hơn :-)

      Mọi chuyện giờ coi như đã ổn. Chưa đến nước phải cần người care 24/7 hoặc vệ sinh cá nhân. Tánh TL ưa tính trước nên hơi bối rối trong sự việc mới xảy ra, nhờ đến blog Ông Kẹ để xin ý kiến bàn ra góp vào kinh nghiệm của anh chị trong đây đã đi qua rồi làm tốt hơn khi TL cần phải dùng tới.

      TLa

      Delete
    2. Chị Bi nói về ký giấy khi còn tỉnh táo tránh gây lộn là một cái hay nhất và là cái cốt lỏi để phần nào giải quyết cái cà chớn này.

      Sẻ còm về cài này thêm cho thiên hạ rỏ. Chị làm rồi nói thêm cho thiên hạ nghe please.

      Delete
    3. Ép bả cầm chồi chà quýnh bỏ mạng. hahahha

      Cái gì bả muốn là priority tất cả còn lại dù không hợp lý, hơp tình là thứ yếu. Tôi nghĩ vậy

      Delete
  4. Lâu ngày không còm nên không biết phải viết như thế lào ra nàm thao đây , nhưng mà cũng ráng nhe bà con.

    Những người con mà bị chửi là "bất hiếu , mất dạy " là những người con bất hạnh khi có cha mẹ như vậy , vì như Kẹ nói : nuôi nấng là bổn phận của cha mẹ thì lý do gì nói con là bất hiếu hay mất dạy. Mình mở tâm cho chừng nào và những gì thì mình gặt hái quả chừng nấy , còn mình trì chiết bao nhiêu thì con cái đứng ra xa bấy nhiêu. Ai bây giờ cũng đứng vị cha mẹ như cha mẹ mình có muốn con cái bị hành hạ tinh thần như vậy không? Mình cũng lớn , cũng già rồi chứ đâu phải là con nít mà bị chửi là bất hiếu hay mất dạy mà không chạnh lòng.
    Tiếp nữa là đời sống bên này dồn dập không đủ thì giờ để làm hết công chuyện mà bây giờ cha hay mẹ già với chính mình còn lo không nổi hoặc không đủ sức hay không đủ phương tiện là tai sao không vấn đề nursing home : ở đó họ có đây đủ phương tiện để lo vệ sinh và ăn uống. Lúc con cái vô thăm mỗi ngày là thời gian trọn vẹn cho mình dù là 1 , hay 2 hay 3 tiếng còn hơn là tất bật ở nhà lo lắng không đủ , rồi không sạch sẽ và rốt cuộc không ai còn đời sống riêng tư nữa , luôn luôn phập phòng mặc cảm áy náy.
    Sau nữa cũng là phước phần của mỗi người : được lo như thế nào hay là ý muốn của mình ra làm sao ! Riêng AL thì đã tính hơi giống Bibi : ngày nào mà thấy quên trước quên sau hoặc không còn autonome nữa thì tự làm valise kêu taxi chở vô nursing home cho khỏe : mình đã sống đời sống của mình thì để mấy tụi nó sống đời sống của mấy tụi nó . Không giúp được thì thôi chứ cũng không nên phiền hà , tội nghiệp nó.
    Hahaha, thôi xì tốp nhe : chúc bà con cô bác làng trên xóm dưới vui vui cuối tuần.

    AL

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi 5 chị AL. Mai mốt nếu vào nursing home mình rủ nhau vào đó ở chung, họp còm cũng dễ! Cheers!

      Delete
    2. Chị nói nghe rất hợp lý. Phần phước của một người củng là một yếu tố.

      Cái chị nói về nursing home nó lo cho mình đúng một phần. Bên tây không biết sao chớ bên Mỹ thì nới đó là một cái địa ngục trần gian cho nhiều người nhất là ngưới nghèo. Hảm hiếp, đánh đập, bỏ thí là một chuyện thường thấy ở bên này. Nó dính dáng tới những khía cạnh khác như bảo hiềm y tế, bla bla bla. Sẻ còm về cái này cho thiên hạ thấy để mà sợ hahahahha. Nhưng nó là một giải pháp khả thi chớ không phải là tất cả ba trợn.

      Delete
  5. Hiếu hay bất hiếu đối D , đó là một từ quá trưù tượng, qúa mông lung, và mình không thể làm haì lòng moị người, dù đó là chính gia đìnhruột thịt của mình
    Mười mấy năm về trước, ba me chồng của D đêù ngã bịnh, ông bịnh Pakinson, bà bịnh Alzheimer... Lúc đó cả gia đình nhỏ của D dời nhà từ Utah về CA, Vì đang chân ướt chân ráo , D ở chung với gia đình người em chồng và ba me chồng . Chồng của D ở nhà lo lắng cho ông bà vì không kiếm được việc hay không muốn đi kiếm việc làm - who know ??? chỉ một mình D đi làm để take care gia đinh... Thời gian đó, qủa là ác mộng, bởi trong nhà lúc naò cũng hôi hám và bà nội các cháu như một người điên... Mặc dù D không take care, nhưng thấy ông chồng phải dậy từ sáng sớm lo tắm rửa, ăn uống xong rồi giặt giũ... rôi lại ăn uống , tắm rửa...Cứ như vậy mà ngày qua ngày, tháng qua tháng.. Lúc đó , D bàn với gia đình, gởi ông bà đi nursing home, hoặc mướn người về săn sóc ông bà, để ông chồng của D có thời giờ và có trách nhiệm hơn với cái gia đình nhỏ của ổng... Các con sẽ đóng góp tiền hàng tháng để trang trải cho việc thuê người săn sóc ông bà. Nhưng tất cả đều nhìn D với con mắt hình viên đạn, chắc họ nghĩ vì D là con dâu, D không care tới ba me chồng.Vậy là D thua trắng, làm chi được chừ. Nhưng không ai nghĩ rằng hạnh phúc của gia đình D bắt đầu rạn nứt. D qúa stress, biết bao phen muốn tự tử vì thật sự là không kham nổi với một hoaàn cảnh như vậy.
    Cuối cùng, cả gia đình bỏ chạy qua TX, có lẽ ông chồng của D cũng không handle nổi với hai người bịnh . Ai ai cũng thương cha, thương mẹ, nhưng đừng quên là mình cũng còn có gia đình nhỏ của mình để lo lắng, để thương yêu, Cha mẹ của mình có 5,7 đứa con, mỗi đứa lo mỗi tay, mỗi việc, không khó. Nhưng với gia đình nhỏ của mình, thiếu đi sự thương yêu, sự quan tâm , cả là một lỗi lầm.
    Thôi thì với những ai có cha mẹ già, hôm sớm được chừng nào tốt chừng đó, viếng thăm nhiều được chừng nào thì phước báu cho cha mẹ chừng đó, D nghĩ như vậy ,vì sức người thì giơí hạn...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi khoái nghe cái này chị kể nha. Thank you.
      You are OK now right? Just want to making sure.

      Bà O bên chồng ?????!!!!!!!! ...... hahahahahaha

      Delete
    2. Cái ý kiến "các con sẽ đóng góp tiền hàng tháng để trang trải cho việc thuê người săn sóc cho cha mẹ" tại nhà rất hợp tình hợp lý. Giống ý kiến của chị Đoan, hôm qua anh chị em TL cũng có nêu ra cái ý này và tất cả đồng lòng. Thấy cũng an tâm phần nào. Mẹ là mẹ chung, như vầy không ai thấy phải có trách nhiệm gồng gánh một mình rồi ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình của họ.

      Cám ơn chị Đoan có gởi email, hỏi thăm chúc sức khỏe của mẹ TL. Thật sự cám ơn rất nhiều sự chia sẽ câu chuyện của chị. Đọc để biết mà ứng phó trước, để mà lên kế hoạch để khỏi lâm vào tình cảnh quá bế tắt rồi chọn lựa "bên tình nghĩa vợ chồng và bên hiếu". Đọc mà thấy thương hoàn cảnh của chị Đoan đã trải qua, như thương bà chị trong nhà.

      TLa

      Delete
  6. Like còm thầy Ba
    Like all chia sẽ từ đầu xóm tới cuối xóm.
    Thú thiệt, tui đọc và cảm thông được cái khó khăn của mọi người cũng như của tui. Tui nghĩ là mấy chuyện gia đạo...làm cho lớp người như tụi mình ở đây cực lắm, khó xử lắm, và cũng thương tâm lắm. Lý do theo tui là cái lớp tuổi nữa nạc nữa mở của mình...lúc nhỏ đã thấm cái đạo lý làm người hồi đó. Rồi lúc mình qua đây vẫn còn khả năng tiếp thu ít nhiều cái suy nghĩ của Âu Tây. cho nên thế hệ mình là Thế hệ giao thời, bị ket, tối này cứ lang thang giữa hai thái cực này, muốn chu toàn cả hai, nhưng không làm được nên stress lắm chứ không phải chuyện chơi...vì là chuyện của cả thế hệ, nên mọi người ít nhiều ai cũng ít nhiều "đau" mấy chuyện này. Cũng như ai gợi mở câu chuyện thì mình cũng thât bóng dáng mình trong đó.
    Cám ơn TLa chia sẽ. Theo tui thì tui đồng ý với ý chị Bidong là tốt nhất bà má nên về Cali ở gần với con cháu. Lý do thì ngoài những lý do thực tế thì nhiều người nói rồi. Ở đây tui chia sẽ việc này dưới góc độ chung chung: Đời sống hiện đại là cuộc sống Di dân, đi ra, đi khắp chứ không trở về như hồi xưa. Hồi xưa thì sinh ra, lớn lên dùi mài kinh sử, liều chỗng lên kinh, thi đậu thì về, vinh qui bái tổ. Thời nay, sinh ở chổ A, du học ( hay lên thành phố) chổ B, đi làm chổ C...vv.
    Cho nên, với sự đi ra, đi xa thay vì đi về...sẽ làm cho khái niệm như là " nơi chôn nhao cắt rún, quê cha đất tổ..." không còn "hiệu lực" nữa. Thay vào đó, sẽ phải là: Con cháu ở đâu, cha mẹ ở đó. Con cháu ở đâu, tổ tiên ở đó...
    Trên là lý do chung chung theo tui thấy khi nói về chuyện cha mẹ nên ở gần con cháu. Nếu làm được như vậy thì hay quá. Nhưng cũng đừng ép quá. Làm không được thì cứ coi như là sau khi mình cố gắng nhưng chỉ được " second best" :). Thêm nữa, nếu thời gian cho phép, có thể đi thăm bà thường xuyên. Hay lắm :)
    (Thời gian và tiền bạc là gì nếu không phải là những tài nguyên để mình làm những việc mình muốn làm trong cuộc đời mình)
    Tóm lại, mỗi người có cái khó. Trên đây chỉ chia sẽ. Cheer!

    ReplyDelete
  7. @Anh Joe: rất đồng ý với những gì anh viết ở trên.

    Yes "Thời gian và tiền bạc là gì nếu không phải là những tài nguyên để mình làm những việc mình muốn làm trong cuộc đời mình". Tiền bạc có thì nên tận hưởng bây giờ cho đúng nghĩa, chết không đem theo được, thời gian có thì nên xài đừng phung phí.

    Hôm TL vô bệnh viện thăm mẹ, ngồi nói chuyện hỏi han với mẹ một lúc lâu mẹ tôi hỏi "bao giờ con lái về lại CA?" Làm tôi suy nghĩ một chút là mẹ nhắc khéo tôi đi về để mẹ tịnh dưỡng hay là cái mà mẹ cần nơi tôi bây giờ là sự hiện diện là thời gian tôi dành cho mẹ?

    Nói vậy chứ khi mẹ tôi nói "có con qua, mẹ mừng lắm". Chỉ vậy thôi mà tôi thấy đoạn đường 7 tiếng lái xe như tan biến không còn sự mệt mõi.

    TLa

    ReplyDelete
  8. "chăm sóc" những người " chung quanh" cho dữ rồi chừng nào tui mới " chăm sóc" tui? Hay là lại bắt người khác " chăm sóc" tui, để cái vòng lẩn quẩn tiếp tục muôn đời?
    Joe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehe Khó hiểu hả? Không lẻ mình đẻ ra trúng sao làm mọi người khác?

      Delete
    2. "...đẻ ra trúng sao làm mọi..."
      Sao nào là Hắc tinh tinh, sao đen thùi lùi...ha ha
      Đang uống cà phê, ăn croissant, đọc Wall Street Journal, hút xì gà, rung đùi, nhìn cuộc đời đang qua lại ?
      Chúc TK và mọi người ngày vui
      Joe

      Delete
    3. Uống cafe yes, ăn croissant no, hút xì gà sound good but not now, đọc wall street no subcription hết hạn chưa renew, rung đùi nhìn thiên hạ yes, còm trả lời mấy thằng bất hiếu yes. hahhahahahahaha

      Delete
    4. Ha ha ha
      Trưởng xóm Bất hiếu Còm cho mấy đứa bất hiếu...trong xóm bất hiếu ha ha.

      Delete
  9. Nói chuyện phía bên cha mẹ chồng chán chê, chừ D nói qua cha mẹ của D nghe. Hồi trước , hai ông bà ở apartment (housing ). Sức khỏe ngày của me D ngày càng yếu nên bây giờ ba me của D vê ở chung nhà với bà chị. Thêm hai quý từ cũng ở gần đó . Vậy là , mọi người vui vẻ ... Nhưng( trên đời khi mô cũng có chữ nhưng oái ăm ) có một người không vui đó là me của D. Lúc nào bà cũng nghĩ, đó là nhà của con cái chơ không phải là nhà của bà. Bà kho nồi cá kho cũng e dè sợ hôi nhà của con. Xài máy lạnh sợ con phải trả bill qúa cao. Nói chung, caí chi cũng không làm bà vui cả. Bà lui cui, lục đục nấu nướng, vì bà chị không nấu hay là bà chị nấu mà me D không vừa miệng . Vậy là không giải quyết được chi hết . Về có mấy ngày thôi mà nghe me than thấy sợ luôn. D cũng không hỏi chị của mình, hay hỏi hai thằng em , tại sao không lo miếng ăn cho ba me, bởi vì chính D đây, D cũng không làm được chi hết. 3 ngày về thăm nhà mà còn vất vả hơn đi làm nữa vì tự nguyện nấu những món mà me yêu cầu, không là sơn hào hải vị, chỉ những là món rất đôỉ bình dân. Quá sức là bùôn.
    Khi 2 đưá con của D còn nhỏ, tuị nó cứ hay hỏi , sao mình không đi đâu chơi hết ngoại trừ đi CA vào mỗi độ hè về. Câu trả lời qúa đơn giản , nhưng có lẽ tụi nó sẽ không hiểu cho đến khi tuị nó có gia đình. "Chỉ vì nơi đó có ông bà ngoaị của con"
    Topic này OK đưa ra làm nhức nhối con tim qúa... hic hic.. Thiệt hết sức là thiệt đó nghe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ông kẹ không có ý đưa cái bài đấy lên blog. muốn cảm ơn hay chửi thì lôi ông TLa ra chửi.

      Mấy bà già cũng kỳ nhiều khi cái cách tôn trọng con cái nó đi quá xa, trong trường hợp tôi khi má tôi qua nhà tôi chơi bên Mỹ bả đọc kinh phật mà bả lại sợ tôi không vừa lòng vì tôi là đạo thiên chúa. Tôi thấy thấy cười quá nói với bả bã muốn đem tượng Phật chưng ở trong nhà tôi, tôi cũng ok có gì đâu mà phải ngại ngùng giấu diếm. Nó cho thấy được một điều nữa là cái khác biệt cái kỳ thì cái nghi kỵ lẫn nhau giữa hai tôn giáo nó nằm trong tấm thảm của người dân Việt tới mức độ kì cục như vậy.
      Tôi nói Giải thích cho bả nghe xong bả bẻn lẻn cười Nói là tao sợ vợ mày nó cự nự mày. Tôi nói vợ con nó cà chớn là con nắm tóc đá đít ra khỏi nhà, rồi tôi và bả cười là vì biết tôi nổ.
      Tôi cùng gia đình đi một chổ hai mươi mấy năm giống như chị thăm bà ngoại. Bả đối với tôi tử tế không than phiền gì hết ngay cả khi chọc nói trọ trẹ với bà, riết rồi bà củng cười nói mi nói tiếng Huế như mọi.

      Delete
    2. Like 1000%
      Đọc còm chị với nhiều cảm động. Như đã còm trước, thế hệ mình bị " kẹt" nhiều cái và nó làm mình thống khổ....
      Cố lên! Tomorrow is a better day :)
      Joe

      Delete
  10. Thiệt tình đọc bài nay và y kiến của moi nguoi thì thấy nhức nhói đau tim lắm nhu chị Đ noi , cảm xúc vô cùng nhớ lại thoi gian ba má tui còn sống , đau bệnh mà các con thì đi học đi làm tất bật, mới qua Mỹ mà, thay phiên nhau nghĩ học nghĩ làm , etc..., cho nên cuoi cùng tui lại được tốt nghiệp đến hai bằng DH là nhờ má tui bệnh tui phải nghĩ học mot quarter, Nhung rôi má tui khong khỏi bệnh và qua đời, tui học tiếp nhung khong có lop học (department chỉ offer once a year level 300,400) tui đành phải lấy các lop Math để học câu giờ cho đủ credits , cuoi cung tốt nghiệp được hai bằng DH là nhờ má tui bệnh (?)Tốt nghiep có việc làm tot Nhưng khong còn cha mẹ để báo hiếu
    , lúc cha mẹ con sống thi lai lo đi làm đi học, khong co thi gio ở gần ben để chăm sóc, etc... hôi hận, hối tiếc, cảm xúc lẫn lộn dằn vật nhieu nam vẫn chua nguoi. Con thuong ba má nhieu lắm ba má ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Like 1000%
      Đọc còm chị, nhiều cảm động. Theo j thấy thì không có gì mất hết đâu. Tui tin bà má rất vui khi biết con gái mình chịu khó để học hành đàng hoàng!
      Cuộc đời nhìn lại đàng sau có cái vui cái buồn nhưng cái buồn lại hay làm mình buồn...
      Cố lên!
      Joe

      Delete
    2. Tôi cảm được cái tình cảm chị dành cho cha mẹ chị qua cái câu viết cuối trong còm, tán thán té lên té xuống vật vả.

      Delete
  11. Tôi đưa ra một cái argument ba trợn nghe coi sao.

    Mình buồn khổ, hối hận vì không làm một số vấn đề gì đó mà mình nghĩ là thiếu sót năm này qua năm kia kéo dài mấy chục năm.

    Hảy trả lời câu hỏi này: làm sao mình biết là nếu mình làm cái gì mà mình nghĩ là thiếu sót, có chắc là cha mẹ mình sẻ vừa ý hay không? hay là mình assume là họ sẻ vừa ý?

    Thí dụ có chắc là ba mẹ mình muốn mình rửa đít cho họ là họ vừa ý là đúng rồi đó, mát đít quá khi thấy con cái lu bu hốt cứt cho họ mình???????

    Có chắc là ba má mình thật sự muốn được hầu hạ khi bị bệnh hoạn bất kể hoàn cảnh thực tế của con cái mình không?

    Khi cha mẹ không còn đầy đủ cái brain power để suy nghĩ hay diển tả cái feeling hay đòi hỏi của họ. Liệu những cái họ nói có thật sự là đúng như họ nghĩ không hay là một bản năng sinh tồn tự nhiên không có lý trí trong đó. Như khi người bị dementia, alzheimer ở mức độ cuối cùng thì liệu những cái họ nói có thật sự là cái họ muốn không?

    Lương tâm dằn vật là một điều tốt vì là mình có lương tâm như một kim chỉ nam, níu kéo để mình không đi ra khỏi cái khuôn khổ tối thiểu cần có để phân biệt con người và con vật con thú không lý trí.

    Nhưng đừng để cái lương tâm nó nhấn chìm mình vì những thiếu sót mà mình tự cho là không thể tha thứ được như cái gọi là báo hiếu với cái định nghĩa không có giới hạn, cái scope là sky is the limit (vành đai giới hạn là bầu trời vô hạn định).

    Nếu the sky is the limit thì không có ai là không bất hiếu hết. Không biết ai tự cho mình là thánh là phật là chúa, tuyệt đối không bao giờ có thiếu sót hoàn hảo 100%?

    Tôi nghĩ định nghĩa của báo hiếu theo cái dạy của sách khổng tử, đòi hỏi tuyệt đối là không thực hiện được, ru ngủ làm con người không tìm ra được một cách hay nhat thích hợp cho từng hoàn cảnh cá nhân. Cây thước đo tuyệt đối mà xã hội mù quáng chấp nhận như một khuông khổ cứng ngắc làm cho người ta in trong đầu là họ bất hiếu, đáng trách tới mức tự làm khổ mình vì cây thước đo trật.

    Hay nói theo kiểu ba trơn là "bất hiếu false alarm". "bất hiếu báo động trật".

    ReplyDelete
    Replies
    1. T3CB có mấy câu hỏi này....nó liên quan tới cái mình đang bàn ở đây. Để si nghĩ, lượm đá...rồi còm...ha na

      Delete
    2. Like.
      Câu này có thể bàn:
      "...Thí dụ có chắc là ba mẹ mình muốn mình rửa đít cho họ là họ vừa ý là đúng rồi đó, mát đít quá khi thấy con cái lu bu hốt cứt cho họ mình???????..."
      Hổng biết chắc. Theo tui, nếu ông bà muốn thì là đó chỉ là một ý tưởng, ý niệm...nghĩ là con cháu phải vậy. Nhưng không phải ở đâu trên trái đất hay thời điểm nào...ai cũng nghĩ vậy. Ví dụ:
      1. Nếu bây giờ đêm đôi ông bà mắt xanh mủi nhọn sang VN, để họ sinh ra và lớn lên ở VN trong năm 1930, 40 gì đó. Thử hỏi lúc đó họ thấy có hiếu có phải là thế nầy hay không?
      2. Nếu bây giờ ra little Saigon, gặp đôi vợ chồng người Mỹ gốc Việt, đang ngồi uống trà Boba, vô hỏi hỏi họ là khi họ già, họ có nghĩ là con cháu họ sẽ phải báo hiếu, rửa đ....? Hai đứa tụi nó nghe mình hỏi vậy tụi nó cười cười chứ trong bụng chữi là đồ già, khung:). Nhưng nếu tụi nó sinh ra lớn lên ở Vn trong 1930,40...có thể nghĩ khác...
      Ý tui muốn nói là cũng con người đó, nhưng ở đâu khác, ở thời điểm khác...có ý niệm về hiếu, bất hiếu...khác.
      Ví dụ một ý niệm mà sự thay đổi của nó ở đây ai cũng thấy nó thay đổi: Trinh tiết. Khoảng 50 năm trước cái này quan trọng. Ví dụ đọc truyện thì thấy ai đó vì muốn giữ chữ trinh nên cắn lưỡi tự tử. Rồi khái niệm còn trinh, mất trinh...cũng có thể là tin tức, viết thành truyện....bây giờ, có bao nhiêu người nói tới?
      Cho nên, ở đây có hai phần: con người và ý niệm. Ý niệm luôn thay đổi. Trong buổi giao thời có những ý niệm cũ và mới...tùm lum. Mà lớp tuổi như bà con xóm mình lại trong buổi giao thời đó...nên bị kẹt...còn hơn kẹt xe ở Sài gòn :)
      Joe

      Delete
  12. Alo alo,
    Sáng nay mới lượm được cục đá.... Biết đâu là....đá vàng :)
    Tui gọi Đt để set lại pass word account tại vì tui bấm tùm lum nó đá tui ra. Nhân viên vừa giúp vừa nói chuyện vui lắm...và tui share lại cái này cho cả xóm:
    EVERY DAY IS A GOOD DAY.
    ONLY US, IF WE ARE NOT MINDFUL, MAY MAKE IT BECAME BAD DAY FOR US AND PEOPLE AROUND US.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Joe
      ( phải ký tên...để lấy điểm :))

      Delete
  13. Family members chip in to hire someone senior-sit Bac up to the point Bac have to stay in nursing home.
    Sometimes, we couldn't pay it backwards, we pay it forward, Tam. Your little family needs and depends on you. I'm sure Bac totally understands that since Bac had been there and done that.
    Cheers,

    ReplyDelete
    Replies
    1. Totally agreed. A short term is to have someone checks on my mom during the day. Physically she is still doing things for herself, but at slower pace.

      Longer term, we will have a family meeting again to decide the next step. Whatever best caring for mom and not too burden on any of us, we will follow that criteria to make decision

      Thanks for stopping by and offering inputs.

      TLa

      Delete
  14. M&M

    Xin chào quý anh chị em :-).

    Tôi nghĩ, hiếu thảo không phải là một bổn phận, mà là tấm lòng, là cách hành xử của một người con đối với cha mẹ, được phát xuất từ tình thương, từ sự biết ơn, và từ mối dây vô hình ràng buộc, gắn bó nhau từ bao nhiêu kiếp. Điều gì con làm cho cha mẹ, nếu được phát xuất từ những điều kể trên, dù ‘nhỏ’ (ai có thể phán xét như thế nào là lớn hoặc nhỏ) đến đâu, cũng có thể được gọi là hiếu thảo. Cho nên, theo tôi nghĩ, có lẽ chỉ có người con và cha mẹ mới có thể thật sự cảm nhận được một người có hiếu hay không.

    Để góp ý trong vấn đề thực tế mà ai có cha mẹ già đều phải đối diện, là làm sao giúp cho cha mẹ trong những tháng năm cuối đời mà không phải đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, tôi xin nêu một cách giải quyết như sau. Ở Virginia, nơi tôi ở, có một chương trình gọi là In-Home Care Service. Theo tôi hiểu, chương trình này được thiết lập để giải quyết một số vấn đề liên quan đến các viện dưỡng lão. Thứ nhất, chi phí dành cho người ở viện dưỡng lão khá cao. Thứ hai, như anh ToiKe có nói, ở nhiều viện dưỡng lão, hoàn cảnh sống của người già là địa ngục ở trần gian. Chương trình In-Home Care Service dành cho những người già, người tàn tật, hoặc người vừa qua một cuộc giải phẫu nghiêm trọng, không còn khả năng tự lo cho mình. Và người này phải vẫn còn ở với gia đình. Những người trong chương trình này, tuỳ theo tình trạng sức khỏe, được cung cấp một người giúp đỡ, được gọi là personal care aid (PCA), từ 1 đến 8 tiếng mỗi ngày. Sau đó, giúp cho người già/bệnh, là trách nhiệm của người trong gia đình ở chung nhà. Người PCA có thể giúp cho những việc như sau: tắm rửa, thay đồ, giặt giũ, nấu ăn, nhắc và trao thuốc cho uống, tháp tùng khi đi bác sĩ quan và dọn dẹp một cách giới hạn chỗ ở. Tóm lại, chương trình này phụ một tay cho người thân của người già/bệnh để họ có thể đi làm (và đóng thuế :-)).

    Ai trả tiền cho chương trình này? Với những người có nhiều tiền thì do chính người già/bệnh và gia đình của họ, hoặc insurance mà họ mua trả. Ai ít tiền thì có thể xin trợ giúp từ chính phủ. Điều kiện được sự trợ giúp từ chính phủ dựa phần lớn vào lợi tức và tài sản của chỉ người già/bệnh, chứ không của người thân sống chung trong nhà.

    Quý anh chị em nào muốn tìm hiểu thêm về chương trình này ở quận Fairfax, Virginia có thể vào đây: https://www.fairfaxcounty.gov/dfs/olderadultservices/in-home-care-guide.htm#find. Tôi tin là chương trình này có ở rất nhiều nơi khác ở Mỹ dưới nhiều tên gọi khác nhau.

    Hy vọng đây là một giải pháp cho quý anh chị em nào vẫn muốn được chăm sóc cha mẹ già, nhưng phải đi làm để lo cho gia đình của mình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. In-home care service nghe có lý để tìm hiểu thêm. Thanks anh M&M.

      Tôi có ra vô trong trung tâm điều dưỡng y tế thì nhận xét của tôi là rất tốt về những dịch vụ họ cung cấp như: có người lo cho ăn sáng, trưa và tối. Bác sĩ ghé thăm hỏi han, ý tá giúp đở trong việc vệ sinh, thuốc uống. Có chương trình tập luyện chăm lo hàng ngày 3 tiếng. Đây là advantages để gởi cha mẹ vô sẽ có người lo chăm sóc chu đáo hơn ở nhà.

      Còn đây là trở ngại rất lớn cho những người già VN.
      1. Sáng, trưa, tối ăn toàn đồ Mỹ. Không hợp khẩu vị. Sau 1 tuần là chạy, thấy đồ ăn là sợ. Mặc dù con cháu thúc đẩy nói cần những thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh, già yếu. Nhưng ăn không được rồi sao? Không có sự hiện diện của gia đình, họ đâu có đủ kiên nhẩn mà theo dõi từng người có ăn hay không.

      2. Cái khó thứ hai là con người sống cần có sinh hoạt, giao tiếp (socialize). Bị trở ngại ngôn ngữ là cả sự cô lập khủng khiếp.

      3. Không khí tĩnh dưỡng khá là yên tịnh, nhưng yên tĩnh đến không có tiếng nói cười, sinh động của cuộc sống thiếu vắng. Tui ở trong đó 3 ngày là tui bị trầm cảm rồi, muốn về với vợ để có sự ồn ào.....hehehe.

      Nên tôi nghĩ nếu có điều kiện, in-home care service là giải pháp tương đối cân bằng và tốt cho những người già VN.

      Nhưng mà đến một lúc nào rồi cũng phải tính tới đường vô nursing home toàn thời gian. Tôi hy vọng con đường này sẽ xa cho mẹ tôi.

      Delete
    2. Kiếm người làm vừa ý cho in house care cũng khó như tìm nursing Home.

      Căn nhà nhiều khi phải retrofit sữa nhà tắm vân vân và vân vân

      Trả in house care bao nhiêu để họ chịu rửa đít, ẳm ra ằm vô nặng thấy bà tổ chớ không phải chơi.

      In house care là như mình làm thầu khoán lo hết từ A tới Z luôn cả training người tới làm cho uống thuốc.

      Người lạ trong nhà ......

      Đường nào cũng có cái cà chớm.

      Delete
  15. Như tất cả những ý kiến từ những người cờm ở trên cho thấy. Cái ý tưởng báo hiếu hay trá hiếu không phải là một ý niệm hoàn toàn đúng đắn, giới hạn trong quan hệ cha mẹ với con cái, không có ai nợ ai trong cái quan hệ cha mẹ con cái này mà tất cả được đặt trên nền tảng tình yêu thương lo lắng cho lẫn nhau, mình cũng thấy không cần phải có liên hệ máu mủ ruột thịt mới có chuyện báo hiếu hay trả hiểu gì hết. một đứa con nuôi được cha mẹ nuôi nuôi tốt, nó vẫn coi cha mẹ nuôi của nó như là cha mẹ ruột mặc dầu không có liên hệ máu mủ trong đó. Nếu một người dưng đối xử với mình tốt đẹp thì mình cũng đối xử với họ lại tốt đẹp như vậy, nếu họ giúp mình rửa đít khi mình bị bệnh thì mình cũng sẽ có khuynh hướng rửa đít lại cho họ khi họ cần tới. Thành ra con cái không cần phải quá bận bịu chìm đắm cảm thấy tội lỗi khi mình nghĩ là mình không làm đủ trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ theo cái nghiã tuyệt đối.
    Con cái cần làm hết sức mình để giúp đỡ cha mẹ khi họ không còn đủ sức lo cho họ. Không có ai nợ ai vì hết, nên khi mình đã làm hết sức mình thì không cần phải có mặc cảm hối hận giằng vật mình ngày này qua ngày khác. trong khi thực sự cha mẹ mình muốn là mình có được một cuộc sống thật là vui vẻ bước tới nhìn về phía trước.Những gì mình nghĩ là mình chưa có cơ hội làm khi cha mẹ còn sống thì Thay vì chìm đắm trong hối hận giày vò mình có thể làm những chuyện đó cho những người thân khác trong gia đình đang cần tới hay người chung quanh nếu có thể.

    ReplyDelete
  16. Một câu hỏi khác khi cha mẹ gìa yếu không còn thuốc chữa nữa thì có nghĩa là mình phải cần chích mũi cho cha mẹ chết để giải thoát cho họ hay còn cách nào khác tốt đẹp hơn nhân bản hơn. Hay là cứ còn nước còn tát nhắm mắt nhắm mũi kéo dài mà cả cha mẹ lẫn con cái và tất cả mọi người chung quanh đều bế tắc không có lối thoát, không có những quan hệ vui vẻ với nhau, đùn đẩy trách nhiệm làm rối lên hết.
    Câu hỏi này là tiền đề để nói tới một cách mà bên Mỹ họ sử dụng mà mình hay nghe nói tới nhưng hầu hết đều hiểu lầm là nhà chờ chết cho người bệnh cuối đời. Còm tiếp cho rổ. Mại dô

    ReplyDelete
  17. Vừa trở về từ chuyến đi dự Đại hội Đức Mẹ ở LV về, đọc còm thật cảm động về những chia sẻ của ACE ở đây. Không có câu trả lời nào đúng hay sai, mà v/đ nên được giải quyết tùy theo từng gia đình.
    Có 1 loại nhà gọi là "assisted homes" dành cho người còn có thể tự take-care bản thân (chưa cần 24/7 care), những nhà này được thiết kế hệ thống báo động với nhà thương... khi có emergency, tui rất thích loại nhà này vì ở đây sẽ có tự do, secure lúc bệnh hoạn bất ngờ, sinh hoạt với người cùng hoàn cảnh (có xe bus đưa đi shopping, field trips...) đỡ làm phiền đến con cái lúc mình trong tình trạng "slow motion!" của tuổi già!
    Nói đến tuổi già có quá nhiều v/đ. Hy vọng OK sẽ có những bài viết về từng v/đ như nursing home, trợ tử, in-home service (v/đ này chắc Chị Nhà rành vì chị ấy từng làm việc care-giver)...
    Cái giấy mà OK hỏi ở trên gọi là "Health Insurance Portability and Accountability Act" gồm có: Power Attorney for Health Care, Instruction for Health Care và những phần thích hợp cho từng ý muốn của từng cá nhân... Bi đã làm Living Trust nên phần này included. Thông thường doctors cũng có giấy tương tự cho mình ký với nội dung giống giống như vậy (ex. Kaiser)

    Làm gì thì làm, lo cho cha mẹ là chuyện cần làm, nhưng gia đình nhỏ của mình cũng rất quan trọng và cần quan tâm. Mà hình như khi có người bệnh trong gia đình thì mọi chuyện cứ như là "turn-upside-down", cần sáng suốt để giải quyết thì mới mong có bình an cho tất cả?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nursing home được dùng chung chung bao gồm assisted homes.

      Assisted home trung bình là khoãng 2000 -3000 tháng có roommate, studio nho 3500-4000, one bedroom 4000-5000 tháng

      Ngoài ra nó còn phải coi là có qualify không, tiền trả đặt cọc, chớ không vô ở vài tháng hết tiền, bệnh rề rề nó không biết đuổi đi đâu.

      Khi quyết định, the rubber hits the road, thì cản trở lớn nhất là $$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$ chớ không phải mấy cái tình cảm lè nhè muốn hay không muốn.Chọn hay không chọn. Mà là có tiền trả hay không trước hết.

      Delete
    2. Đi vegas hành hương, I wonder why đi vegas không phải ăn hút quánh bài mà là cầu nguyện hahahahahaha - kể chuyện nghe chớ im re vậy ...........Thanks

      Delete
    3. Ở ngoại ô LV, có Trung Tâm CG VietNam, có đền Đức Mẹ La Vang giống y như đền DMLV ở Quãng Trị VN! Thành lập đã 17 năm, năm nay là kỹ niệm 10 năm Đại Hội. Trụ sở thì còn giới hạn, nhưng phục vụ của TT này thì không nơi nào bằng! Rất đông người, có thể trên 5K, đến giờ ăn sắp hàng ròng rắn, vào đến nơi, ăn xong chưa đến 1hr! Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể điều khiển giờ này và những giờ cho rước lễ, rất là ngăn nấp gọn gàng. Quá là tài giỏi luôn. Có điều restrooms thì là vấn nạn, lúc nào cũng phải sắp hàng & không dám uống nước nhiều luôn!
      Lâu lâu đi cho biết chứ hỏi có trở lại không thì chưa biết! Đúng nghĩa là đi hành hương, không bấm máy dù chỉ 1 cent! Đóng tiền đi xe bus, bao gồm tiền hotel, bus & tip; ngoài ra không phải trả thêm lệ phí nào hết, ăn uống đền thánh đài thọ, nước uống dư tràn. Mà sao có nhiều người quá là phí phạm, uống chừng 1/3 chai, bỏ bù lăn bù lóc dưới đất, vừa có thể gây ra tai nạn vì người khác có thể vấp té, vừa hao tốn của đền thánh! Dù biết là "free" nhưng cũng nên tiết kiệm như của chính mình thì tốt hơn!

      Delete
    4. Đúng là "có tiền mua tiên cũng được"! Vào nursing home hay assisted homes, chỉ có người được lãnh SSI thì mới "free", còn middle class thì è cổ ra mà đóng nha 5-6K là thường! Thôi chỉ cần biết hôm nay, ngày mai ra sao sẽ tính tiếp!

      Delete
  18. Like
    Đọc những chia sẽ với nhiều cảm động...
    Mà cũng buồn buồn, thầm nghĩ: rồi nay mai bản thân cũng yếu, già...và những "còm-plains" là đang "còm-plains" đối với mình?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng như vậy. Sẻ tới phiên mình. Không chạy đâu cho thoát. Hy vọng những gì nói ở đây, giúp mình có cái nhìn khác ....

      Not quite còm plain mà là ráng sức lật con bài ngữa lên cho thấy cái trơ trụi, tàn nhẩn mà con người ở tuổi xế chiều phải đối diện.

      For too long, nó như cái taboo không ai muốn hay dám nói là mình sẽ không có thể/có khó khăn cách này hay cách khác để lo cho cha mẹ già không còn đủ sức lo cho bản thân cần giúp.

      Rồi bị kẹt trong cái dằn vật hối hận không cần thiết. Nó làm cho con cái người thân vô tình loại bỏ những available options được coi là không thích hợp mấy với cái cho "tròn chữ hiếu concept". Dẩn tới, chuyện khó thành chuyện không lối thoát, ảnh hưỡng xấu cho cả người cần được giúp và người giúp.

      For too long, "Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chử hiếu mới là đạo con"

      phải cần được sửa lại như sau:

      " Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha." Period/chấm hết

      Còn cái "cho tròn chử hiếu mới là đạo con" bỏ nó đi (và nhất định là try your best), vì không biết sao mà cho tròn nếu công nghĩa là núi thái sơn và nước trong nguồn mà phải MATCH CHO TRÒN là chuyện khó quá.

      Delete
    2. Like
      "...Còn cái "cho tròn chử hiếu mới là đạo con" bỏ nó đi (và nhất định là try your best)..."
      Cha me: Cố gắng mà bỏ đi những expectations dựng trên những ý niệm cổ hữu...vì giữ càng nhiều sẽ thất vọng càng nhiều...
      Còn con thì hiểu cũng nho do the best trong chân thành, sự hiểu biết của mình thì OK hén OK :)

      Tất cả, có lẻ không có vấn đề " đúng, sai" mà là chân thành, thông cảm, do the best...?

      Delete
  19. Còm ông Kẹ...kẹt trong kẹt cửa mà tui đọc lại mới thấy nè:
    "...Một câu hỏi khác khi cha mẹ gìa yếu không còn thuốc chữa nữa thì có nghĩa là mình phải cần chích mũi cho cha mẹ chết để giải thoát cho họ hay còn cách nào khác tốt đẹp hơn nhân bản hơn. Hay là cứ còn nước còn tát nhắm mắt nhắm mũi kéo dài mà cả cha mẹ lẫn con cái và tất cả mọi người chung quanh đều bế tắc không có lối thoát, không có những quan hệ vui vẻ với nhau, đùn đẩy trách nhiệm làm rối lên hết.
    Câu hỏi này là tiền đề để nói tới một cách mà bên Mỹ họ sử dụng mà mình hay nghe nói tới nhưng hầu hết đều hiểu lầm là nhà chờ chết cho người bệnh cuối đời. Còm tiếp cho rổ. Mại dô..."

    Theo tui, nên tự hỏi lúc bản thân mình già, mình muốn thế nào? Rút ống hay chích thuốc...không theo ý tui? Hay là tui đang nghĩ...sai?

    ReplyDelete
  20. "...Một câu hỏi khác khi cha mẹ gìa yếu không còn thuốc chữa nữa thì có nghĩa là mình phải cần chích mũi cho cha mẹ chết để giải thoát cho họ hay còn cách nào khác tốt đẹp hơn nhân bản hơn..."

    Hì hì, bây giờ mời bà con coi phim :)
    Câu hỏi của OK làm tui nhớ lại mấy mươi năm trước có coi một phim Nhật bản rất hay, quên tên. Phim nói tới một phong tục sống trong một xóm xa xưa: Khi ai già thì con cháu sẽ cõng họ vào rừng để đó mà...chết!
    Trong phim có bà mẹ già và đứa con trai. Một ngày đó hai mẹ
    con chuẩn bị đi...chết. Họ chuẩn bị, mừng lắm vì họ đang làm một việc mà ai cũng làm. Trong suốt quảng đường từ nhà lên núi gập ghiềng, hai mẹ con nói chuyện vui vẻ và bà mẹ còn phải (bẻ cành cây?) làm dấu cho con trai biết đường mà trở về.
    Trời thì cũng bắt đầu xuống tuyết, loai hoay tìm một chổ để mà bỏ bà mẹ già xuống cũng không dể...vì chổ nào cũng là tuyết trắng, rất lạnh. Mà lạnh quá thì tội nghiệp mẹ. Mà lạnh thì tội nghiệp mẹ quá! Rồi biết đâu có thú hoang sẽ đói trong trời lạnh đến ăn thịt thì sao...Tự nhiên và không biết từ lúc nào, nhân tính ùa đến và
    đứa con thấy bức xúc trong lòng. Sau đó cũng tìm được một chổ, bỏ bà mẹ lại và đứa con đi về mà trong lòng rất buồn, bịn rịnh, mấy lần trở lại coi bà mẹ có sao không...
    Hôm nay, tui không nhớ rỏ nội dung phim. Chỉ nhớ là cuốn phim nói lên sự nỗi khổ con người bị lôi kéo giữa hai thái cực: tập quán sống và nhân tính. Không nhớ rỏ là kết cuộc như thế nào, nhưng vẫn muốn nó có...nhân bản.
    Nếu cuộc sống mình đang sống có một tập tục như vậy thì sao?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không nghĩ ông nghĩ sai nhưng tôi nghĩ tôi chưa nói rõ ràng ra cái cách mà hiện thời ở mỹ người ta có thể sử dụng như một giải pháp vẹn toàn cho cái vấn đề này. Cái cốt loỉ của giải pháp này nó chú trọng vô một số yêu tố, điều quan trọng nhất là sự chấp thuận của cá nhân bị ảnh hưởng tức là người già bị bệnh không ai có thể đi ngược lại cái gì mà họ muốn dù cho là họ muốn chết hay là sống lấy lất. Điều thứ hai là cái gì là thước đo để biết rằng một người sống như vậy là đủ hay là chưa đủ. Thứ ba cái quan hệ của người bệnh Và những người thân thuộc chung quanh của họ. Thứ tư Là quan hệ tín ngưỡng nếu có của người bệnh có cho phép một quyết định yes hay nó của vấn đề này. Thứ năm nó liên hệ tới việc làm sao để tạo ra một chương trình thực tiễn bao gồm tất cả những yếu tố nói bên trên một cách hài hoà, có hiệu quả và nhân bản.
      Nó giống như cái chuyện phim Nhật Bản mà ông kể nhưng nó khác hẳn hơn là nó tìm ra được giải pháp thích hợp để hoàn thiện Những cái thiếu sót .
      Có một loài thú mà Khi giả yếu nó biết tìm tới nơi để sống chờ chết. Đó là con voi có nhớ chuyện này không?
      Thành ra vấn đề này thật sự là một hiện tượng tự nhiên, nhưng con người thương cho là mình ưu việt hơn tất cả mọi loài thú khác với sự suy nghĩ, với cái luân lý và những luật lệ tạo ra để duy trì cái chuyện sống chung trong xã hội phải có Làm vấn đề trở nên phức tạp khó giải quyết hơn mà thôi.

      Delete
    2. Like.
      - Đúng như thầy 3 nói, nhớ có xem chương trình khoa học cho biết tìm thấy những nghĩa địa của khổng tương. Họ suy đoán rằng hồi đó những con voi khổng lồ nầy khi già thì tới đó mà chết...
      -Không có bất đồng ý về chuyện rút ống, chích...thầy 3 thì đi vào thực tế, giai quyết vấn đề trước mặt...còn tui thì cám cảnh...thơ thẩn vậy mà :)
      -bà con chạy đâu hết rồi?

      Delete
  21. Cách naò cũng tội hết đó, bởi chích một muĩ, không ai dám đềnghị. Để cha mẹ sống đời sống thực vật , nhìn cũng qúa thương tâm. Mẹ chồng của D nằm như vậy hơn 10 năm rồi, mổi lần về thăm, nhìn qúa xót xa. Câù mong cho cha mẹ gìa 100 tuổi được ra đi bình yên . D nghĩ đó cũng là một hạnh phúc

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào buổi sáng bà con đầu xóm tới cuối xóm.
      Đọc còm của chị cảm thông với ý của chị. Cố lến nhé!
      Riêng tui thì có câu hỏi mà tui nghĩ là câu hỏi " thích cực", trông người mà nghĩ lại ta:
      Mình phải sống như thế nào? Khi mình quá già, bệnh hoạn lên bệnh xuống, có nên cứ bịn rịnh không buông bỏ mà đi? Để khỏi làm khó khăn con cháu và những người xung quanh?
      Mỗi người có một hoàn cảnh. Riêng thì hỏi câu hỏi trên để coi ý kiến mọi người thế nào, chứ không xét đoán ai hết.

      Delete
    2. Riêng tui, thấy mình đừng nên sống quá già mà nên sống có ý nghĩa. Tui chuộng "chất lượng" hơn là " số lượng".
      Trong cuộc sống có nhiều việc phải làm cũng như có những cái mình ấp ủ muốn thực hiện. Mình thường hay làm cho xong việc phải làm, sau đó mới làm việc mình muốn làm. Nhưng vì sự sống không chắc chắn, nay có mai không như nắng mưa...cho nên, biết đâu sẽ không có dịp thực hiện cái mình mong muốn?

      Delete
    3. Mình sống mấy chục năm trên thế gian này mà tối ngày chỉ phải làm nhunbwx việc phải làm chỉ vì mình đang đóng một vai trò nào đó trong xã hội...thì có phải là "uổng" quá hay không?
      Vậy phải sống làm sao để khi già mình có thể, thay vì thấy mình sống "uổng" quá, thấy đã sống một đời đáng sống, để có thể ra đi yên bình?

      Delete
    4. Sống kiểu nào cũng được, nhưng phải có tiền! Tiền không quan trọng tuyệt đối, nhưng không có hoặc ít thì cuộc sống cũng không dễ dàng để thực hiện những ước mơ! Sống vui, sống khỏe có lẽ là chọn lựa hay nhất? Tập thể dục thường xuyên để hạn chế bệnh hoạn vào lúc tuổi già?

      Delete

    5. Ai đó nói về làm việc mình phải mà quên làm việc mình muốn cho tới khi vấp cục đá té chết vô duyên thì cùi trất hết nghe xìu thiệt nha. Tôi nhớ gần hai chục năm trước đi khám bác sĩ, tán dóc, hỏi bà bác sĩ vậy chớ : mầy thấy sức khỏe tao tốt để sinh và nuôi thêm một đứa con nữa không? sao tao muốn mà lo mình không lo kham cho nó?
      Con mẽ cười ha hả nói: " Tao với mày có chắc chắn là mình không vấp cục đá bất ngờ té chết lúc nào không? Tôi nói Ừa thiệt không biết há, bả nói vậy thì lo cái gì? hehehehehe a very good advise, isn't it?
      Enjoy the present time. Life is good.

      Delete
  22. OK, T3CB bận rộn quá xá, tính ngưng cái topic này nói qua việc không cần già mới chết mà mất obamacare, miển thuế cho nhà giàu cắt tiền nhà nghèo đã chết mất tiêu rồi, nhưng cần phải có cái summary cho thiên hạ rỏ về dề tài phức tạp này.

    Còm ở trên nói sơ sơ về làm sao take care cái già cà chớn của cuộc đời. Để nói cho nó có lớp lang trật tự cho thiên hạ nghiên cứu, suy ngẩm. Từ khúc này tới hết cái còm là chuyện serious, không giởi chơi, không áp đặt lên ai hết, chỉ là cái thực tế được dùng để guide người đạo Công giáo về việc bệnh hoạn lúc già cần biết và suy nghĩ thế nào để cho thích hợp đời với đạo. Tuy là cái phần tín ngưỡng nó nghiêng về phần Công giáo nhưng tất cả những yếu tố khác thì nó universal thích hợp cho tất cả. Người không Công giáo có thể tìm hiểu thêm về cái tín ngưỡng của mình và xử dụng cái frame work này để guide cái suy nghĩ cái quyết định của mình.

    1 - Tín ngưỡng
    Người Công giáo không cần phải lo âu sợ cái chết vì hành trình đức tin không chấm dứt khi chết mà nó chỉ là đi tới một giai đoạn mới, tốt đẹp hơn. Cho nên không cần phải sợ quá cở thợ mộc mà níu kéo cuộc sống bằng mọi giá như gắn ống, trị bằng mọi cách, tát nước hết ga một cách vô vọng mà cứ tát cho có tát bất kể bác sĩ hay nhiều bác sĩ, nhận xét kỹ càng về khả năng chữa lành bệnh.

    2- Làm sao mà biết được khi nào là hết, khi nào là ngưng chữa trị?

    Khi mà bệnh nhân ở trong tình trạng mà bác sĩ và nhiều bác sĩ nhận xét là khả năng chửa lành bệnh hay không còn nhiều cơ hội để giữ được sức khỏe under control được nữa.

    Khi mà quan hệ giữa người bệnh và những người thân chung quanh họ không còn có sự vui vẽ qua lại giữa hai bên nữa mà nó trờ thành một gánh nặng cho cả hai. Người bệnh thì đau đớn chỉ còn kéo dài bằng cách tống thuốc vô cơ thể (và cần nhớ là thuốc trị bệnh là hóa chất mà cơ thể bình thường không chịu được) hay không còn biết rỏ ràng cái gì là cái gì nữa, tất cả là mờ mịt. Thân nhân thì muốn níu kéo vì lý do gì đó, khi họ gặp hay chăm sóc người bệnh họ không cảm thấy vui hay hạnh phúc gì hết mà tất cả là nặng chỉu trách nhiệm trên vai.

    3- Ai là người quyết định khi nào ngưng trị bệnh hay không cần trị bệnh?

    Bịnh nhân khi họ còn tỉnh táo để biết rỏ về tình trạng của mình. Hay là người được ủy quyền quyết định khi họ không còn trong diều kiện có khả năng tự mình quyết định.

    Vì vậy làm cái giấy như chị bidong nói ở trên là cách hay nhất, cho thiên hạ biết mình muốn gì khi mình còn tĩnh táo. Một thí dụ để cho thấy cái giấy đó nói cái gì; như khi mình cần cấp cứu có cho làm hô hấp nhân tạo không? Người thường nói là sao không nhưng có rất là nhiều người, nhất là già yếu, khi đè lên ngực làm hô hấp nhân tạo chưa kịp gì thì bị đè gảy xương ngực chết mất tiêu.

    nhiều người thì lại nghĩ hơi đâu giấy với tờ lộn xộn màu mè. Tưỡng tượng như thế này, khi người thân bị nhà thương gọi nói hhe6 người thân mày bị cái gì trầm trọng quá, nhưng cần gắng ống để kéo dài sự sống không còn hy vọng. Mày muốn sao? Lính quính thì nói gắn trước tính sau, rồi sau đó thì khi phải quyết định rút ống thì lại là một quyết định khó khăn khác, người thân người một ý, đùn đẩy nhau thành nồi cháo heo. Ai trả tiền nhà thương? ai chăm sóc? ai này ai nọ.



    ReplyDelete
    Replies
    1. Tiếp phần hai vì comment không cho viết dài quá.

      4- Kéo daì mạng sống vô vọng có lổi gì không?

      Lổi phải gì? Trong huấn dụ Công giáo thướng hay nói tới tính công bằng. Khi người bệnh không còn hy vọng mà kéo dài thì cái vái vật chất tốn kém như thuốc thang, nhà thương, công sức bác sĩ v.v có thể dùng để cứu nhiều người khác lành bệnh thì tại sao lại hoang phí khi có nhiều người khác cần tới. Rất ít người có đủ khà năng trả tiền kéo dài mạng sống (cả trăm ngàn đô) nếu không có tiền nhà nước trả. Tự hỏi nếu cái hóa đơn nhà thương gởi tới mình có đủ tiền trả năm này qua năm khác không?

      5- Có phải hospice là nhà chờ chết không? và nó khác nhà thương chổ nào?

      Khi bệnh ở tới mức vô vọng thì ở Mỹ này nó có một cách nhân bản để phần nào giải quyết cái khó khăn cuối đòi này.

      Thay vì nhà thương tiếp tục cho thuốc trị cái bệnh, nó không có hiệu quả gì hết mà còn làm cho người bệnh khổ thân thêm vì cái thuốc nó làm cơ thể không chịu nổi nên nhiều khi chết mau hơn là không trị và chết đau đớn hơn là không trị.

      Hospice thì nó không trị bệnh nữa mà là cho thuốc và săn sóc người bệnh dược thoải mái hơn, có đời sống còn lại có ý nghĩa hơn, có thời gian vui vẽ hạnh phúc với người thân. Rất là nhiều trường hợp hospice làm người ta sống lâu hơn vài tháng, vài năm. Thí dụ trị trong hospice, đau quá thì cho thuốc giảm đau, nghẹt thở thì cho thở oxygen, chăm sóc cái gì làm người bệnh thoải mái hơn nhưng không còn cho thuốc trị ung thư nữa thí dụ vây.

      Chấm hết về đề tài này vì không còn biết nói cái gì thêm nữa, cám ơn tất cả những chia sẽ.

      Delete
    2. Nghe nói có chương trình "hospice home care", đỡ tốn cho chính phủ hơn (?) mà người bệnh được ở nhà trong những ngày cuối đời. Tuy nhiên, có người chết ở nhà đến khi bán nhà có gặp vấn đề (người mua sợ?) hay v/đ gì khác nữa thì không rõ.
      Đừng gắn ống để khỏi phải rút khi bác sĩ đã xác định là không còn cơ hội cứu chữa là tốt nhất. Đạo đời sẽ vui vẻ cả 2 (CG?)
      Cám ơn OK đã tóm lại những ý chính & quan trọng. Từ đây sẽ sống an vui & lành mạnh hơn! Cheers!

      Delete
  23. Yes hospice home care is part of hospice the general :)

    Người chết trong nhà, giá nhà xuống. It is a myth than reality.
    Nếu nhà của người bệnh thì ai là người nói đừng chết ở đó mất giá?
    Người bệnh có thể sống cả mấy năm trong căn nhà của họ. Ai nói người khỏe mạnh sống trong nhà không chết bất đác kỳ tữ trong nhà?
    Nếu cái nhà là một chổ yên bình cho người bệnh thì cứ ngồi tính xu với đô thì có phài quá tàn nhẩn cho người bệnh không? theo tôi sợ người hospice chết trong nhà làm mất giá nhà nonsense. It is an individual choice.

    Ai nói người Công giáo không cho rút ống hay hospice không trị bệnh? Những gì tôi nói bên trên là từ nhà thờ trong một buổi hội thảo cho người già. Thuyết trình đoàn gồm có, local pastor, Hospice social workers, người chủ tọa vừa là bác sĩ, vừa là Ph D về medical ethics, vừa là ông cha và cũng vừa là sếp sòng về medical ethics của một cái chain nhà thương công giáo lớn. Nếu không tin và muốn make sure thì check với pastor của mình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hospice at home - khi người bệnh qua đời đừng kêu 911 làm rùm beng, tốn kém, ambulance, chửa lửa nó tới rần rần làm nóa động cả xóm.

      Gọi hospice representative nó sẽ arrange cho nurse tới verify và sau đó thì gọi cho nhà quàng tới lấy xác. Nó làm rất discreet, không làm phiền tới hàng xóm.

      Delete
    2. Người mất trong nhà, giá nhà xuống?
      Không biết lên hay xuống. Như khi bán phải khai để người mua biết để họ tự quyết định mua hay không. Nếu không khai họ sẽ dùng cớ này làm khó. Có nhiều người không thích mua nhà có người mất...

      Delete
    3. Like.
      1. Cành ngày càng thấy sự ra đi trong an vui có nhiều liên quan tới cái tin ngưỡng của chính mình?
      2. Còm này còm về những buồn thương yêu ghét của mọi người khi phải đối diện sự ra đi của người đối diện. Nhưng còm này cũng là tiếng chuông nhỏ kêu bản thân mình nhìn lại, focus lại, tự hỏi mình muốn gì...
      Chúc ngày vui
      Joe

      Delete
  24. Những câu hỏi của chị Bidong....chừng nào mới dọn dẹp những đống rác ở White house....hôm nay bắt đầu được trả lời! Tư pháp bắt đầu truy tố những người liên quan chuyện cấu kêt Nga làm hư kết quả bầu cử vừa rồi.
    Sẽ có thêm nhiều người bị truy tố? Rất có thể sau này nhìn lại sẽ thấy cả một băng chục người bị truy tố, và cả Trump có khả năng cũng bị truy tô?
    Joe
    Link
    http://www.cnn.com/2017/10/30/politics/manafort-trumop-analysis/index.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. Họ là một lũ bán nước! Chờ xem lần này họ sẽ "đánh trống lãng" bằng cách nào?

      Delete
    2. T3CB on business trip, không có giờ viết entry mới về cái này, sorry.

      Hiện thời thì Manifort,Gates bị buộc tội không dính dáng tới Nga và Trump trực tiếp nhưng mục đích là với 10-15 năm tù thì hai thằng này có thể sẻ flip tức là hợp tác khai ra để tránh tội cho nhẹ bớt. Chờ xem.

      Thằng ông nội Papadopoulos thì nhận tội là chối nói láo là không có gặp contact bên Nga trong lần phỏng vấn đầu tiên với FBI. Thằng này email với cố vấn khác của Trump, copy Clovis, Manifort, lewandowski là nó co liên lạc với 3 người có liên hệ với chính quyến Nga và nói là Nga có email của Hillary, muốn sắp xếp cho Trump đi Nga lúc đó nhưng chuyện này không xảy ra. Thằng này nhận tội và bị bắt từ đầu tháng và có thể nó đeo máy ghi âm từ đầu tháng tới giờ thâu hết mọi chuyện với mọi người mà nó tiếp xúc. Đó là một trong nhiều lý do tại sao buộc tội mà sealed giữ bí mật cả tháng nay.
      Stay tuned.

      Delete
  25. Prayers to the victims in Texas today. R.I.P.

    Thế giới loạn hết rồi, cả trong nước cũng như nồi cháo heo! Tại ai? Bắt thang lên hỏi ông Trời!

    ReplyDelete
  26. Hôm nay tình cờ đọc thấy bài trên báo New York Times viết về Tàu hàng vớt Thuyền nhân hồi xưa...mà thật mũi lòng, cảm động...

    Dịch và trích sơ sơ:
    ...những nhân viên tàu chở hàng xuống check chiếc tàu vượt biên và chứng kiến phụ nữ, trẻ con, phân, chất tãi cá nhân...

    "...You’d have to be inhuman to look at all those faces and just move on..." Mr. Hanson said.

    Link dưới đây:
    https://www.nytimes.com/2017/11/07/nyregion/vietnam-boat-people-rescue-reunion.html?mabReward=ART_ACTM1&recid=0w5Yix0b25foHP634a8sHUlSzlL&recp=0&moduleDetail=recommendations-0&action=click&contentCollection=Australia®ion=Footer&module=WhatsNext&version=WhatsNext&contentID=WhatsNext&src=recg&pgtype=article

    ReplyDelete
  27. Ông Kẹ đi công tác chuyến này hơi lâu, chậm trể thay đổi entry bỏ bê blog để lo in tiền cho công ty. Hy vọng mọi chuyện tiến triển thuận lợi tốt đẹp, sớm làm xong công việc để kịp về sum vầy bên Bà Kẹ và gia đình dịp lễ tạ ơn (Thanksgiving).

    TLa

    ReplyDelete
  28. Hi hi...từ hồi ông Ke đi vắng thì tin tức rùm beng: Nào là ông Trump viếng thăm các nước Á Châu, APEC, Hiệp hội các nước Đông nam Á bàn tới TPP không có Mỹ...
    Đó là quốc tế, còn ở Mỹ thì chuyện "dê" lại trở thành tin lớn. Tự nhiên thấy ngày nào cũng có " dê", hết con dê này tới con dê khác...cứ như là bầy dê bị "súc" chuồng vậy :)

    ReplyDelete
  29. hehehehehehe

    T3CB on multiple back to back trips. Đang ở nhà nhưng vì đi làm với mấy thằng chốp bu mà mình là junior nhất nên phải làm nhiều chuyện để giải thích cho mấy thằng ông nội nghe chứ nó không chịu suy nghĩ làm một mình nên bận rộn.

    Thanksgiving tới mà mình không kịp nhớ tới nó. Happy chuẩn bị gà tây nha bà con.

    Nhiều tin quá mà không cập nhật hóa được kịp thời. My bad, Sorry nha bà con.

    Nhiều dê quá, mẹ tổ đàn ông có quyền hành trong tay dê bạo quá. Nhớ tới hồi còn nhỏ ở VN, cũng suốt ngày bàn chuyện dê vời bạn bè nhưng hên quá không có dê bậy. Toàn dê có đồng ý không hahahahaha. Tới khi trưởng thành thì sống rất OK về chuyện này không có gì phải xấu hổ hết.
    Dê phải nói là một khuyết điểm mà đàn ông dể bị vướng và không chịu tránh cứ chơi với lửa cho tới khi nó đốt cháy mình và khi đó thì nhìn lại nó ê chề vô cùng .
    Tôi support đàn bà ra mặt bắt lổi để thay đổi cái chuyện này cho nó đở bớt.

    Thuế thuế của cộng hòa là nhức nhối nhất. Lấy tiền thằng nghèo cho thằng giàu sụ. Vô lý quá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng ý...bốn cẳng...he he be beee:)
      Nói thiệt đúng là OK xài chữ "hên" quá đúng. Tui mà có quyền sanh sát như mấy cha nội đó chắc cũng thành dê barbecue lâu rồi...ha ha
      Mấy sếp hổng chịu suy nghĩ...tốt quá rồi. Như vậy ông Kẹ chửi nó ngu...nó cũng chịu. Với lại chỉ có thầy chịu suy nghĩ thì tụi nó đi đâu cũng phải cõng thầy theo, không bỏ được = job security :)
      (Ý mà cả nhóm chỉ có thầy chịu suy nghĩ vậy chắc thầy "bày đầu" cũng dử lắm há! Ha ha joking)

      Delete
    2. "... Thuế: thuế của cộng hòa là nhức nhối nhất. Lấy tiền thằng nghèo cho thằng giàu sụ..."
      Có lẻ ngoài dê ra, còn có nhiều cừu (sheep)?

      Delete
  30. Chuyện dê là chuyện như cơm bửa, nói hoài không hết. Còn tax thì ảnh hưởng cả đàn ông lẫn đàn bà. Nhiều thứ điên quá, nhưng để nghị nói vụ tax trước! Please. Nhớ cho biết làm sao để adjust để khỏi phải è cổ ra đóng thuế năm sau (hỏi dùm cho con!) Mà không biết tax reform có hy vọng pass không? TTT dí hết người này đến người khác, không bỏ sót 1 ai! Mấy con voi ở Châu Phi cũng bị chả làm tuốt tuồn tuột luôn! Phải có người cho ổng đo ván thì ổng mới biết thông cảm cho người khác!

    ReplyDelete
  31. Dê và quấy rối tình dục khác nhau.

    Mấy cha nội Mỹ già ở trong giới làm phim, diển viên gạo cội này lạm dụng sự giàu có để quấy rối tình dục tài năng trẻ khi họ mới vào nghề để hứa hẹn một vai trong phim. Tui thấy nó hoàn toàn sai. Wrong, wrong, wrong.

    Còn mấy cha nội làm chính trị gia có quyền lực trong tay cũng làm chuyện quấy rối tình dục bằng lời xúc phạm, hoặc thấy là hốt là chụp bất chấp sự đồng ý. Tui biết họ biết những lời nói việc làm như vậy là sai, nhưng vẫn làm vì họ nghĩ họ có quyền. Wrong, wrong, wrong luôn.

    Còn chuyện đàn ông có quá khứ khi ba mươi mấy tuổi đi gù trẻ em dưới tuổi vị thành niên (14 - 16 tuổi) tui thấy nó không được đứng đắng. Quá trời wrong luôn.

    Hoan nghênh những người phụ nữ can đãm khui ra mấy chuyện tệ hại của đàn ông, và từ đó có một sự cảnh báo cho mấy trự có tiền, có địa vị, có quyền lực trước khi làm chuyện quấy rối tình dục suy nghĩ lại. No means no và no one is above the law. Tui quan tâm vì tui muốn con gái tui có một môi trường đi làm tốt sau này không phải lo chuyện bị quấy rối tình dục nơi công sở.

    Sau khi điều tra, mà thấy ông nào có tội. Bắt vài ông thích sàm sở ưa quấy rối tình dục ra cắt....c, thiến làm gương may ra có người sợ không dám tái phạm....hehehe.

    TLa

    ReplyDelete
  32. Còn 2 ngày nữa là Lễ Tạ ơn, một trong những kỳ nghỉ và truyền thống quý giá nhất của nước Mỹ.

    Ôn lại lịch sử một chút:

    Quay thời gian về gần 400 năm trước. Năm 1620, một chiếc thuyền chở hơn 100 người đã đi qua Đại Tây Dương từ Anh đến định cư ở New World. Nhóm tôn giáo này đã bắt đầu đặt câu hỏi về niềm tin của Giáo hội Anh Quốc và họ muốn tách ra khỏi nó.
                 
    Những người hành hương định cư tại bang Massachusetts bây giờ, và mùa đông đầu tiên của họ trong Thế giới Mới rất là khó khăn. Họ đã đến trong thời gia quá muộn để trồng trọt, và không có thực phẩm tươi sống, một nửa số người đã chết vì bệnh tật từ chuyến đi này.

    Mùa xuân sau, người thổ dân kết bạn với những người hành hương này và dạy họ làm thế nào để trồng bắp, điều mà những người này chưa từng bao giờ làm trước đây.

    Từ đó họ trồng trọt thêm những loại cây trồng khác để phát triển trên mảnh đất không quen thuộc và học cách săn bắn và đánh cá.

    Một năm sau, vào mùa thu năm 1621, bắp, lúa mạch, đậu và bí ngô đã được thu hoạch. Những người hành hương này đã có nhiều điều để biết ơn, vì vậy một bữa tiệc đã được lên kế hoạch. Họ mời những người bạn thổ dân đến tham dự.

    Trong những năm tiếp theo, những người hành hương này đã tổ chức lễ mùa thu với một bữa tiệc cảm ơn. Có gà tây nướng, các loại bắp và các món ăn học từ người bản xứ.

    Sau khi Hoa Kỳ trở thành một quốc gia độc lập, Quốc hội đã đề nghị một ngày lễ tạ ơn cho cả nước để chào mừng. George Washington đã đề xuất ngày 26 tháng Mười Một là Ngày Lễ Tạ ơn.

    Thanksgiving năm nay, nghe mấy đồng nghiệp đi ăn lunch chung họ nói nhiều về tiệm gà chiên Popeye's có bán Cajun-Style Turkeys cho dịp Thanksgiving. Có người thì bàn để nguyên con turkey từ từ vô nồi dầu chiên. Kiểu đút lò thì gia đình thường làm hàng năm. Hôm kia thấy tiệm bán xá xíu cũng đăng quãng cáo quay gà tây với hương vị .... như vịt Peking :-)

    Sau khi biết có nhiều chọn lựa, tụi tui quyết định muốn ăn thử Cajun style turkey của tiệm bán gà Popeye’s năm nay. Chạy lại một vài tiệm gần nhà, họ nói hết rồi. Phải order nhanh tay. Vợ tui có sáng kiến chạy tới khu Đại Hàn, thì nó còn được vài con. Mừng gần chết, tưởng đâu Thanksgiving năm nay ăn gà đi bộ. Anh chàng bán gà dặn tới dặn lui là để tan đá 4 ngày và chỉ cần để vô lò 40 phút là chỉ cần nhắm mắt mà thưởng thức con gà tây, ướt át, mềm mại từng sớ thịt, thơm phưng phức với hương vị đồng quê Louisiana.....hehehe.

    TLa

    ReplyDelete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.