Thursday, August 3, 2017

Trump bị xuống dốc không thắng lại được. Giở lại chiêu củ chống di dân mị người ủng hộ mình.

Trong nhiều năm qua, quan điểm chính của các nhà chính trị và nhà hoạt động chống nhập cư là họ không chống lại nhập cư hợp pháp; Họ chỉ căm ghét những người nhập cư không có giấy tờ vi phạm luật pháp. Tuy nhiên, vào thứ Tư, chính quyền Trump cuối cùng đã ngừng giả vờ và thừa nhận và ủng hộ một biện pháp của Sens Tom Cotton (R-AR) và David Perdue (R-GA) để cắt giảm nhập cư hợp pháp một nửa.

Cái proposal có nhiều cơ hội sẽ thất bại - cần phải có sự ủng hộ của tất cả các nghị sĩ Cộng hòa và tám nghị sĩ Dân chủ trong Thượng viện, điều này hoàn toàn không thể đạt được - và đó cũng là một điều tốt. Cái dự luật di trú này làm hại những người nghèo nhất trên thế giới và gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Thông qua nó sẽ là một thảm hoạ về tính nhân đạo, và các lập luận của chính quyền giải thích lý do là vô nghĩa.

Cái dự luật này có tên là Reforming American Immigration for Strong Employment Act hay tiếng tắt là RAISE. Dịch ra là Cải cách Luật Di Trú Mỹ Để Tăng Việc Làm. 

Mục tiêu bao trùm của RAISE là giảm thiểu nhập cư Mỹ một cách đáng kể, từ khoảng 1 triệu người mỗi năm đến còn khoãng hơn 500.000. Nó không đụng tới visa tạm thời cho người tới đây làm việc như H-1B hay H-2A; Nó chủ yếu quan tâm đến những người có thể, và không thể, nhận được thẻ xanh.

Dự luật loại bỏ khoảng 138,100 chỗ hàng năm dành cho trẻ em, anh chị em ruột và cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, Vợ chồng và trẻ vị thành niên của công dân Mỹ và thường trú nhân vẫn có thể vào được, nhưng sẽ bị hạn chế lớn vì nhập cư theo diện gia đình sẽ bị cắt giảm đáng kể. Nếu một cư dân Mỹ với một người cha / mẹ già yếu, thì họ có thể xin visa vô Mỹ - nhưng chỉ là một visa tạm thời.

Nó cũng sẽ hoàn toàn loại bỏ chương trình Diversity Visa, cho phép 50.000 người một năm và được thiết kế để giúp đỡ những người ở những nước có ít người nhập cư tới Mỹ. Chương trình là một trong những cách chính mà người châu Phi có thể di cư sang Hoa Kỳ; Khoảng 24 phần trăm người nhập cư châu Phi được nhận vào theo diện này. Hạn chế người da đen. Trong khi công ty của Trump lại chọn và xin visa cho người làm bồi bàn, quét dọn mấy cái khách sạn của Trump là da trắng từ Đông Âu.

Dự luật cũng sẽ cắt giảm số người tị nạn hàng năm được phép từ con số 110.000 người của chính quyền Obama xuống còn 50.000. Điều đó có nghĩa là ít người thoát khỏi chiến tranh và chính sách khủng bố ở Syria, Yemen, và những nơi khác sẽ có thể đến Hoa Kỳ. Những người tuyệt vọng nhất xin tỵ nạn sẽ bị từ chối.

Nó sẽ giữ số lượng visa thường trú theo diện việc làm, hiện thời ở khoảng 140.000. Nhưng nó sẽ thay thế cho hệ thống hiện tại được sử dụng để lựa chọn cho visa theo hệ thống "điểm”, những người xin visa kiếm được điểm cho trình độ học vấn, việc làm ở Mỹ, tuổi tác, khả năng tiếng Anh, v.v ... và chỉ những người đáp ứng một mức độ nhất định mới đủ điều kiện để vô Mỹ. 

Cotton và Perdue tính rằng nhập cư tổng thể sẽ giảm từ hơn một triệu xuống còn 637,960 trong năm đầu tiên (giảm 41%) và xuống đến 539.958 vào năm thứ 10 (khoảng 50 phần trăm giảm). Đó là mục đích: sử dụng nhiều cách để ngăn làm khó hơn, phải qua nhiều thử thách cho di dân muốn tới sống ở Hoa Kỳ.

Giảm tình trạng nhập cư vào Hoa Kỳ là một ý tưởng tồi tệ. ngay cả về chính trị nó không phải là phổ biến, trái với cái người ta nghĩ thông thường là ai cũng thích vì nó nghe như hợp lý, nhưng quan trọng hơn, nó không có làm ra lợi lộc gì hết. Và việc cắt giảm nhập cư chắc chắn không làm cho người Mỹ tăng lương.

Di cư, cho dù có tay nghề cao hoặc thấp, di dân chắc chắn là một lợi ích cho nền kinh tế Mỹ. Ngay cả George Borjas, một nhà kinh tế học chống di dân ở Harvard, nhận thấy rằng 92,4% người Mỹ gốc bản xứ có trình độ trung học trở lên có lương cao hơn do nhập cư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những người có mức lương ít hơn có xu hướng là những người nhập cư đi trước, họ những người đang cạnh tranh trực tiếp với những người nhập cư mới, mà người lao động bản địa (native) thường không có.

Hãy suy nghĩ theo cách này: Nhiều người nhập cư có tay nghề thấp không nắm bắt được tiếng Anh sớm. Điều đó có nghĩa là một kỹ năng mà ngay cả những học sinh trung học ở Mỹ bỏ học cũng có vốn tiếng Anh hơn hẵn. Khi những người di dân có tay nghề thấp đến, họ có thể làm việc như giặt giũ hay giữ hay gửi hàng hóa trong nhà kho, những việc mà đòi hỏi kỹ năng ngôn ngữ ít hơn, và như vậy thì vô hình chung ép công nhân sinh ra ở Mỹ có thể đi lên một bực kiếm được job bồi bàn hoặc nhân viên bán hàng tại các cửa hàng có tiền nhiều hơn. Người có lợi nhiều hơn hết là phụ nữ sinh ra ở Mỹ, thường bị kẹt ở nhà coi con, giờ có mấy di dân mới giữ babysit cho con họ với giá rẻ tại nhà, những phụ nữ này có cơ hội ra đi làm giúp lợi tức gia đình tăng lên đáng kể.

Cái huyền thoại mà nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ kỹ sư và bác sĩ là bá láp, trên thực tế dữ liệu cho thấy rằng khi nhìn vào dự đoán cho số lượng công nhân sẽ cần theo từng nghề trong thập kỷ tới, 20 ngành nghề tính theo số lượng tuyệt đối của việc làm được tạo ra, hơn một nửa số người cần thiết để điền vào các vị trí đó sẽ không đòi hỏi tốt nghiệp trung học. Đó là việc làm trong bán lẻ, chăm sóc cá nhân, v.v ...Mình cần những người làm những công việc này. Nếu mà thanh lọc tất cả những người nhập cư có tay nghề thấp không cho vô nước này thì sẽ không có đủ công nhân để làm các vị trí này. Bởi vậy mới thấy Senator Lindsey Graham CH vừa nghe dự luật này là la lên ngay lập tức, tiểu bang của ông cần người làm farm và du lịch khác sạn, hầu bàn. Ông nói theo kinh nghiệm nhiều năm về vấn đề, cấm di dân hợp pháp tay nghề thấp dồn di dân lậu vô thế chổ này, làm cho vấn đề di dân lậu càng trầm trọng cho South Carolina hơn.

Hạn chế di dân, lựa di dân có tiền, biết nói tiếng Anh không giúp gì cho việc làm ở Mỹ mà còn làm cho kinh tế lụn bại theo. Người Việt di dân biết rỏ những chuyện này qua việc phát triển những khu phố chết trước khi người Việt tới phục sinh phát triển lại những nơi này, San Jose, Bolsa, Houston, New Orleans, Dallas, Philladelphia … Di Dân Việt toàn là không biết tiếng Anh, không có tay nghề chuyên nghiệp nhiều gì hết, 40 năm nhìn lại họ và con cháu họ, không thua ai hết, đóng góp biết bao nhiêu điều lợi cho xứ này.

27 comments:

  1. Hổm nay quên pw nên chi đọc thoi, không "like "được y kiến cua moi người 😊👍

    ReplyDelete
  2. Hy vọng là dự luật này sẽ FAIL!

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1.Welcome back, chị Diệu. Lâu quá không thấy DQ còm...tưởng DQ bỏ xóm nhà lá...đi bụi đời 😄
      2. Đồng ý với thầy 3. Tui thấy công ăn việc làm hiện nay "ít đi" là lý do chính là người máy thay thế người thật làm việc, AI thay người thật suy nghĩ, hoặc là công việc đem ra nước ngoài out- sourcing.
      3. Thêm: về kinh tế, có người chủ trương là giảm thuế cho ông chủ nhà là đúng tại vì ổng sẽ có thêm tiền nên sẽ làm ăn thêm, đầu tư xây nhà máy, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Nghe thì ai cũng khoái...nhưng nhiều người quên rằng chủ làm ăn xây nhà máy là để kiếm tiền. Cho nên được giảm thuế chưa chắc họ bỏ ra làm tạo việc làm. Với lại, trong thời buổi toàn cầu hoá, biết đâu họ đem tiền ra nước ngoài làm ăn, right?

      Delete
    2. Chủ nhà should be chủ công ty...

      Delete
    3. Chủ hãng chỉ lo làm ra tiền là chánh. Nếu cần người thì nó mướn, mua robot lợi hơn thì nó mua robot thay người.

      Có tiền dư từ miển thuế thì như ông nói chỉ làm cho nó hứng lên và có vốn thêm để đầu tư vô công việc của nó. Tạo ra job hay mua robot hay xây hãng xưởng bên tây bên ta thì tùy theo chủ hãng.

      Empirical evidence (dữ kiện thực tế với data hẵn hòi) cho thấy miển thuế không làm giàu cho người ở nấc thang phía dưới mấy, mấy thằng trên mập ra mà thôi, cái mà ưa nói tới tình trạng này nghe thường là trickle down economic hay supply side economic, Reagan thường ca tụng và xài cái này để cắt thuế cho dân chủ hãng nhà giàu. Kinh tề thời Reagan be bét, nhớ khống?

      Delete
    4. Nhớ nhớ...ha ha, nhớ David Stockman, rất giỏi về budgeting cho tổng thống Regean....,từng bị xếp Regean hăm...bắt bỏ vô chuồng (woodshed) vì nói nhiều chuyện với báo chí...
      Chời đất ơi, T3 nhắc lại làm tui nhớ thời đi học hay quá, có ông thầy dạy macro-economics...hay thấy mê luôn!

      Delete
  3. Wow đọc còm của ông Joe và ông TK tui "điếc" luon vì khong biet thoi Ông TT Reagan (lúc đó còn ở VN) Mà như thầy Lý noi, thời Obama tui cũng khong để ý, khong biet là minh co TT, cho đến last year, June 2016, bầu cử ung cử rầm tộ nên bắt đầu để yếu toi "chinh chi chinh em"

    ReplyDelete
  4. @DQ,
    Hi hi, thời ông Regean cũng rộn ràng lắm đó. Nhưng ông R thì từng là diễn viên màn bạc cho nên nói chuyện ngọt ngào hơn ông T nhiều. Nói chuyện ngọt nhưng về trị quốc thì cũng phải dựa vô nhóm quân sư. Trong đó có ông David Stockman giỏi về tính toán, là người nắm rỏ cộng trừ nhân chia, đầu ra đầu vào...hồi đó có cuộc tranh luận lớn: có cầu mới có cung? Có cung mới có cầu? (Demand creates supply or supply creates demand?), chính trường, báo chí tranh luận ỳ sèo. Trong lớp thì giáo sư sẳn dịp dạy môn kinh tế vĩ mô, ngayf nào cũng cắt các bài báo, rồi pho tô cho học sinh đọc, tranh luận cũng ỳ xèo trong lớp...vui lắm😄
    Có lẻ, cho tới hôm nay, cuộc tranh luận trên vẫn chưa có kết luận. Cho nên, có cung mới có cầu ? Có cầu mới có cung? Ý mọi người thấy sao? Mại dzô, mại dzô..hôm nay thứ sáu nên có "seo" 😄

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete
    2. Typo error nên delete
      Tui nghĩ có cầu moi có
      cung. nhu cầu là Minh thích đọc bao , muốn bàn luận y kiến nay nọ nên blog mới nở rộ lên khắp nơi ��������

      Delete
    3. Tui cũng thấy như vậy, most of the time. Nhưng cũng có ngoại lệ. Ví dụ như từ ngày T3CB cung cấp cái blog này, tự nhiên tui có nhu cầu " nhiều chuyện" trên trời, dưới đất...ha ha
      Chúc DQ và mọi người cuối tuần vui vẻ

      Delete
  6. Ghê quá, ghê quá. Hàng ngày ông Trump càng leo thang khiêu chiến với Bắc Hàn. Theo tui nghỉ, một thủ lĩnh của quốc gia không nên đối thoại chuyện quốc phòng như chuyện thường tình như mấy đứa nhỏ đi học sắp đánh lộn ở trường tiểu học kiểu như: mày ngon mầy đụng tao trước đi :-). Hoặc là: mày đụng tới tao, tao đánh mày ba má nhận không ra luôn :-).

    Ông Trump có chơi màn giương Đông kích Tây, đem chuyện chuyến tranh với BH để dư luận ít để ý hơn chuyện đang điều tra với Russia, chuyện thất bại repeal and replace ObamaCare, chuyện xây bức tường với México chưa được thỏa thuận để ông hàng xóm trả, chuyện nội bộ đang lũng cũng. Chuyện số ủng hộ càng tuột dốc ????

    Kiểu ông Trump cứ nói chuyện chọc giận BH hàng ngày để chiến tranh xảy ra là điều khó lường và có thể xảy ra một ngày không xa. Ổng nên để những nhà ngoại giao làm việc để làm dịu lại tình hình.

    Hôm nay tui ăn khoai lang bàn chuyện thế giới một chút :-). Tui thật sự không muốn có chiến tranh.

    TLa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Like.
      Đường đường là một tổng thống của một nước lớn nhất của thế giới...mà ngày ngày nói năng kiểu đó...thấy oải quá hén😄

      Delete
  7. 2 ông điên mặc sức rủa nhau, & dân ở giữa "ăn bom nguyên tử" mệt nghỉ? Mong là ông M. điều tra lẹ lẹ để có thể kéo cổ TTT xuống càng sớm càng tốt! Tui không thích chiến tranh, cải lộn... nên khi nhìn cái mặt mo phát ngôn bừa bãi rồi tweet rồi than phiền thấy mà bắt mệt luôn! Có dân chủ thì tốt nhưng nhiều khi luật lệ bó tay bó chân thủ tục rườm rà làm cho vài người "take advantage", TTT là điển hình! Obama xây dựng bao nhiêu, TTT trồi lên phá hủy hầu hết thành quả của O. mà không cần biết nó tốt hay xấu! Người hay quái vật?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Người hay quái vật?
      Là Trump chứ ai 😄 Trump này thì quái hơn người và hơn luôn quái vật😄

      Delete
  8. Trump nói Mỹ " locked and loaded", tức là súng đã ""lên đạn" hay là " đạn đã lên nòng" Quá dữ! Quá dữ! Thấy 3 có định ra can ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đấu võ mòm thôi mà, can sao được! Ngày nào đó ổng sẽ học bài học nhớ đời cho phần đời còn lại của ổng!

      Delete
  9. Ổng..học bài
    Còn dân thì...hộc m
    Ọc, ọc, oc...ha ha

    ReplyDelete
  10. Mỹ từng bỉ bom nguyên tử trên đất Nhật"..
    Trong những ngày này, dân Nhật đang tượng niệm về việc bị Mỹ bỏ bom năm 1945. Về chuyện bỏ bom này, có nhiều cách nhìn/ lý do khiến cho việc này xãy ra làm chết dân chúng tới 70,000'người, nhưng người dân sống trong thành phố, họ có thể ủng hộ chính phủ Nhậtj xâm lăng nước khác, họ cũng có thể không ủng hộ...
    Trong các cách nhìn/ lý giải cho việc thả bom này, có một cách nhìn lại là một câu hỏi lớn: Lúc đó phe Nhật, Ý, Đức...đang thua...thì việc thả bom như vậy có cần thiết hay không? Tại sao chỉ thả lên đất Nhật mà không có thả lên nước Đức hay Ý? Có sự kỳ thị ? Mại dzô

    ReplyDelete
  11. Hình như là cha TTT "tè" rồi nên nói lại là chả thích hòa bình hơn! Đúng là cái miệng như lỗ đ... gà!

    ReplyDelete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.