Friday, March 10, 2017

Đàn ông mua bảo hiểm mà có trả tiền cho đàn bà đi đẻ là không công bằng??

Bảo hiểm sức khỏe là một phương pháp dùng để làm giảm bớt cái rủi ro về tài chánh khi bị bệnh không tiền chữa. Nó vận hành như là một nhóm, mọi người đóngmột số tiền mổi tháng một chút vô chung lại, hãng bảo hiểm lấy tiền thằng khỏe trả cho thằng bệnh, dung hòa ra cho mọị người khi cần đến thì có tiền trả món tiền lớn trị bịnh.

Vậy mà thằng cha Ryan chủ tịch hạ viện nó nói lấy tiền thằng khỏe trả tiền cho thằng bệnh là trật nên Obamacare tiêu tùng. Trong khi cái việc lấy tiền thằng khỏe trả cho thằng bệnh là cái cốt lõi, là principle  của bảo hiểm.

Ryan: The whole idea of Obamacare is...the people who are healthy pay for the...sick. It's not working, & that's why it's in a death spiral

Rồi CH nó nói là Obamacare nó bắt đàn ông trả tiền đi đẻ là không công bằng??? chổ nào bán bảo hiểm mà được lựa cái gì không cần thì không mua? Nghe thì thấy hợp lý, nhưng cái ý tưởng của bảo hiểm là mọi người đóng tiền, người không cần trả cho người cần, qua lại, đong đo thì có tiền để trả khi cần tới.

By the way, thằng đàn ông không chọt con đàn bà thì làm sao mà con mẹ có bầu, mà nói là không cần mua bảo hiểm đẻ vì đàn ông không bao giờ đẻ. Khùng thiệt mấy cái ý tưởng ruồi bu này. Thằng liệt dương nói không muốn mua bảo hiểm mà cover cho đàn bà đi đẻ, thì có thể nghe đở thúi. Right?

Sự tiến triển của hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Hoa Kỳ bắt đầu vào những năm 1920, khi trị bịnh là chọn cái cách trị từ một cái list, mà trong đó cách nào cũng là bá láp hết.

Lúc đó có tiến sĩ John Brinkley, là một thí dụ điển hình, trên đài phát thanh Mỹ với các chương trình tư vấn sức khoẻ của ông. Bất kỳ vấn đề sức khỏe gì mà thiên hạ bị dính, Brinkley điều có một giải pháp tuyệt vời: cấy ghép một gland của con dê vào cơ thể của người bịnh. Ông cho rằng nó là hoàn hảo cho mọi thứ từ chứng sa sút trí tuệ đến bất lực đến đầy hơi. Nhưng nếu lý do nào đó, một con dê không chữa được các chứng bệnh của bạn, bạn luôn có thể sử dụng chất tắm nước điện từ của Bonnore hoặc dầu rắn, Snake Oil của Clark Stanley. Nó giống như T3CB (thầy ba cầu bông) trong blog này hahahahahaha.

Trong thời kỳ đó, hầu hết chăm sóc y tế ở Hoa Kỳ cơ bản là như thời trung cổ - một loạt các loại thuốc không làm được trò trống gì cả. Chỉ được cái là mấy cái potions thuốc tể này  giá rẻ thúi. Chăm sóc sức khoẻ là một phần nhỏ của ngân sách hàng năm của một người bình thường. Năm 1900, người Mỹ trung bình chi $ 5 mỗi năm về chăm sóc sức khoẻ (100 đô la tiền hiện nay). Không ai có bảo hiểm sức khoẻ, bởi vì ai mà cần mua bảo hiểm cho một cái gì đó mà có chi phí chỉ có $ 5 một năm.

 Bảo hiểm y tế đầu tiên - Trước khi sự ra đời của y học hiện đại, các bệnh viện là những “ngôi nhà nghèo”, nơi những người nghèo khổ đến đó để chết. Sau đó đến sự xuất hiện của thuốc có hiệu quả để trị bịnh, đặc biệt là kháng sinh, cùng với một cuộc cách mạng trong các trường y khoa.
Sử gia kinh tế Melissa Thomasson nói, "các bệnh viện làm tiếp thị quảng cáo là nơi để đẻ con." Giáo sư tại Đại học Miami ở Ohio cho rằng, mãi đến đầu thế kỷ 20, các bệnh viện mới đã có thể tập trung vào cách trị bịnh mà làm cho thiên hạ hết bệnh, một kết quả làm cho con người thật sự hết bệnh và  vui vẻ.

Chăm sóc sức khoẻ trở nên hiệu quả hơn và tốn kém hơn nhiều. Làm sạch bệnh viện, giáo dục đào tạo bác sỹ và nghiên cứu về dược học thực sự tốn kém. Nhưng người ta tỏ ra sẵn sàng trả giá cho việc chăm sóc khi họ thực sự bị ốm, nhưng vẫn chưa phổ biến để đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bệnh là có thể có cơ hội chết nhiều hơn sống.

Vào cuối những năm 1920, các bệnh viện nhận thấy hầu hết các giường ngủ của họ đều trống rỗng mỗi tối. Họ muốn có được những người không phải là người ốm yếu trầm trọng trám vô mấy chổ trống này để kiếm them tiền.

Một quan chức tại bệnh viện đại học Baylor ở Dallas nhận thấy rằng người Mỹ, trung bình, đang chi tiêu nhiều hơn cho mỹ phẩm hơn là chăm sóc y tế. "Thiên hạ chi tiêu hơn một đô la mổi lần cho mỹ phẩm và không nhận thấy là chi phí như vậy là cao," ông nói. "Thư ký quầy tiếp tân có thể trả 50 xu, 75 xu hoặc 1 đô la một tháng, nhưng phải mất khoảng 20 năm mới để dành được một khoản tiền lớn cho một hóa đơn bệnh viện ".

Bệnh viện Baylor bắt đầu tìm kiếm một cách để người dân bình thường ở Dallas có thể trả tiền cho việc chăm sóc sức khỏe theo cùng một cách mà họ trả tiền cho son môi - một chút mỗi tháng. Các nhân viên bệnh viện bắt đầu làm nhỏ từ từ, họ đưa ra một cái deal với một nhóm giáo viên trường công tại Dallas. Họ đưa ra một kế hoạch cho các giáo viên phải trả 50 xu mỗi tháng để đổi lấy Baylor trả hết tiền phí tổn khi họ bệnh cần vô bệnh viện.

Khi cuộc đại suy thoái xảy ra 1929, gần như mọi bệnh viện trong nước Mỹ đã chứng kiến ​​sự biến mất của bệnh nhân vì không ai có tiền ăn lấy gì vô bệnh viện trị bịnh. Và từ đó ý tưởng của Baylor trở nên phổ biến. Cuối cùng nó có một cái tên: Blue Cross.

Bảo hiểm hiện đại bây giờ - Chẳng mấy chốc, bảo hiểm của Blue Cross đã có mặt ở hầu hết các tiểu bang, mặc dù không nhiều người mua. Rồi tới bảo hiểm sức khõe cho công nhân làm việc trong một hãng cũng dựa theo cái ý tưởng của Baylor Blue Cross này. Một chất xúc tác khác: Thế chiến II. Thomasson nói rằng nếu cuộc đại suy thoái vô tình tạo cảm hứng cho sự lây lan của bảo hiểm y tế, thì  thế chiến thứ 2 lại vô tình lan truyền ở khắp mọi nơi cái ý tưởng về việc chủ hãng cho bảo hiểm sức khỏe free cho công nhân làm việc của hãng mình.

Thomasson nói: "Nền kinh tế trong thời chiến tranh là một cái game hoàn toàn khác biệt. Chính phủ phân phối hàng hóa theo chỉ tiêu có liều lượng (government rationed goods) ngay cả khi các nhà máy tăng sản lượng mà cũng không đũ nên cần thu hút công nhân làm thêm hết ga luôn. Chủ nhà máy cần một cách để thu hút nhân viên. Nên chủ nó  quay sang phúc lợi, cung cấp kế hoạch y tế nhiều hơn và rộng rãi hơn cho nhân viên.

Bước kế tiếp trong sự tiến triển của việc bảo hiểm sức khoẻ cũng là một chuyện không có tính toán mà tự nhiên tình cờ xảy ra. Năm 1943, Sở thuế miễn thuế cho cái bảo hiểm sức khỏe mà hãng cho công nhân. Một luật thứ hai, vào năm 1954, làm cho lợi hơn nữa về thuế má này, làm cho việc chủ hãng cho bảo hiểm sức khỏe cho công nhân càng thêm hấp dẫn hơn.

Thomasson cho rằng các biện pháp này có tác động rất lớn vào việc người dân có bảo hiểm sức khỏe. " Bắt đầu từ 9 phần trăm dân số năm 1940 đến 63 phần trăm vào năm 1953".Trong thập niên 60, 70 phần trăm dân số được bảo hiểm bởi cách này hay cách khác từ bảo hiểm y tế tư nhân, một cách tự nguyện. "Ông nói thêm:" Mọi người bắt đầu nhào vô, và bảo hiểm sức khõe tăng trưởng mạnh mẽ.

Vì vậy, bảo hiểm dựa trên chủ cách hãng cho, bắt đầu với bảo hiểm Blue Cross cho các giáo viên Texas và nó lan rộng vì sự kiểm soát giá cả của chính phủ và các khoản giảm thuế, đã trở thành hệ thống bảo hiểm sức khỏe của người Mỹ. Vào giữa những năm 1960, Thomasson nói, người Mỹ bắt đầu thấy hệ thống đó - trong đó những người có công việc tốt được chăm sóc sức khoẻ thông qua công việc và hầu hết mọi người khác không có bảo hiểm từ hãng cho đều trông chờ vào chính phủ - như thể nó là thứ tự nhiên của sự vật.


Nhưng với Thomasson và các nhà sử học kinh tế khác, không có điều gì tự nhiên hay không thể tránh khỏi. Thay vào đó, họ coi đây là kết quả sâu sắc của các chuyện không dự định xảy ra trong lịch sử (historical accidents)

(Phần lớn là dịch lại từ article từ npr về lịch sử bảo hiểm sức khỏe của Mỹ ) 

14 comments:

  1. Like
    Nói chung là bão hiểm y tế là chuyện phức tạp. Khi Obama có các giải quyết thì chê, chống, bãi bỏ...tới khi muốn chế cái mới để thay thế thì la làng, thì mới thấy chuyện không nhu từng tưởng tượng. Và cái mới (trump care) khi thành luật chưa chắc bằng obama care
    Joe

    ReplyDelete
  2. Hôm nay có người muốn đột nhập vào WH? Quá nhiều biến cố tiếp tục xãy ra ở WH, ngày mai sẽ ra sao?
    Tại sao các nước EU có bảo hiểm tốt cho dân mà Mỹ không làm được? Có phải vì họ đóng thuế cao, mà dân Mỹ thì lúc nào cũng muốn giảm thuế? Chuyện bàn cải ở QH về bảo hiểm y tế chắc còn dài, nhưng cuối cùng rồi sẽ đi về đâu? Hạ hồi phân giải.
    Mọi người nhớ đổi giờ (+1) tối nay trước khi đi ngủ nha! GN

    ReplyDelete
    Replies
    1. No one size fits all for US health care system :)

      Delete
    2. Đột nhập WH là người Mỹ gốc Việt. Hi hi, không khéo anh Trâm thêm VN là quốc gia #8 vô list travel ban là hết dịp...gởi sửa, tả... Hà hà hà

      Delete
  3. Theo CBO, từ đây đến cuối năm sau, vơi chương trình Bảo hiểm y tế của anh Trâm téc làm cho 15 triệu người không có bảo hiểm...
    Donald Trump care thành...don't care
    Joe

    ReplyDelete
  4. Đọc để biết Hoa Kỳ phải chi tiêu số tiền rất lớn.
    NATO và Tối Hậu Thư của Donald Trump (Trần Trung Tín):

    https://vietbao.com/a265024/nato-va-toi-hau-thu-cua-donald-trump

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi thường không đọc báo Việt ở ngoài Việt Nam về những tin tức, thời sự, bình luận về những vấn đề xảy ra, ở xừ Mỹ hay những nơi khác ngoài bên ngoài xứ VN. Tôi chỉ đọc tin tức trên báo Việt về chuyện xảy ra trong cộng đồng địa phương hay bên Việt Nam.

      Lý do đơn giản là tin tức quốc tế hay Mỹ thì báo Mỹ, Âu châu, Canada nó tường trình dầy đũ hết. Bình luận thì nó có cựu chuyên gia hay mời chuyên gia là những người thật sự có kinh nghiệm thật đang làm việc hay có liên hệ mật thiết với những người đang làm việc trong lảnh vực mà nó bình luận. Báo VN không có tiền để mướn những người này, thành ra bình luận thật sự là tổng hợp rồi viết ra theo ý tưởng của mình. Thông thường thì những bài bình luận này không có gì đạc biệt hơn những gì mình thấy trong blog này, cho cùng một đề tài.

      Tin tức cộng đồng hay VN thì báo chí Việt đương nhiên là hay hơn vì họ biết và có network dể lấy tin chính xác. Tin VN thì tôi tin những người còn ở VN, cựu tù chính trị, vì họ biết trong chăn ngứa như thế nào, họ có connection ( nguồn) từ VN trong hệ thống đương thời.

      Trong bất cứ một đề tài mà tôi theo dỏi, tôi luôn biết phóng viên, người bình luận là ai, làm cho ai, ăn tiền lương từ đâu, background có phải là chuyên gia có kinh nghiệm thật về lảnh vực đó không. Coi, đọc, nghe những đề tài liên hệ khác mà những người này làm. Coi cả ý kiến trái chiều để biết rỏ pro, con và thấy chổ mà nhận định không vững chắc. Rồi từ đó mình mới từ từ thành lập được cái nhìn chính xác riêng của mình về sự việc.

      Về vấn đề NATA tốn tiền cho xứ Mỹ và NATA countries không chịu xài tiền mà dựa vô Mỹ ăn bám là một nhận định hư cấu không dựa trên dử kiện chi tiêu thật và cái mục đích rất quan trọng mà Mỹ muốn theo đuổi để duy trì an ninh cho chính mình và giữ vai trò lảnh đạo thế giới. NATO là cái puzzle chánh mà Mỹ phải có để dân Mỹ an cư, lạc nghiệp và giàu có.

      Cần phân biệt hai cái khác biệt nhau. Tổng số tiền các quốc gia NATO ngân sách quốc phòng, là tiền chi cho tất cả quốc phòng NATO và không –NATO của tất cả xứ trong NATO cộng lại. Cái này khác với ngân sách riêng của tổ chức NATO.

      Ngân sách quốc phòng từ các xứ NATO tổng cộng năm 2015 là 900 tỉ đô la.
      Mỹ đứng dầu với 650 tỉ đô.

      Ngân sách cho 2016 NATO only là 2 tỉ đô la, nếu tính luôn civilian nhân viên dân sự thì thêm 200 triệu đô. Mổi xứ trong NATO góp vô cho ngân sách này, Mỹ 22%, khoãng $460 triệu đô, kế tới là Đức khoảng 15%. Etc.

      Vì vậy chỉ tốn 2 tỉ mổi năm mà NATO giúp cho an ninh thế giới yên ổn trong 60-70 năm nay. (Sau thế chiến thứ hai tới giờ).

      Chiến tranh ở Iraq và Afghanistan Mỹ tốn $ 2400 tỉ đô tính tới 2017. Thành ra Mỹ dóng phần của mình 460 triệu đô mổi năm cho NATO là quá rẻ giử cho vai trò cường quốc hạng 1, chi phối cả thế giới về tất cả mọi chuyện, tránh chiến tranh thế chiến xảy ra trong 60-70 năm nay.

      An cư yên tâm làm giàu và vui hưởng. Đó là cái nhìn cần có về vai trò của NATO lợi hại thế nào với xứ Mỹ.

      Delete
    2. @OK.
      Like còm này 100%. Like cách tiếp nhận cũng như forming decision.
      Tin tức cũng như kiến thức... Thời nay free hay là rất rẻ, nên phải kiếm cái nào ngon lành để đọc. Còn đa phần những thông tin người khác đút tới miệng mình đa phần không khách quan...gì hì hì, tui bỏ liền, không xem

      Delete
    3. Joe
      (Ha ha, lại quen nữa...đó Bidong)

      Delete
  5. Kỳ này ông Paul Ryan của đảng CH cho mọi người lựa chọn mua hay không mua bảo hiểm y tế nè. Họ nói Mỹ là phải tự do, không ép. Nghe thấy mà mê.
    Một ngày đẹp trời, có người đau bụng đẻ, vô nhà thương đẻ xong, cười hì hì nói tui không có mua BHYT...
    Ai trả tiền đẻ cho bả? Nếu không sao đẻ được?

    ReplyDelete
  6. Hi hi, bây giờ mới thấy " free dom has a price"...và xã hội trả giá bằng tiền thuế
    Joe

    ReplyDelete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.