Saturday, April 8, 2017

Đoán mò coi tại sao Trump bợp tai Assad? Một vài quan điểm xì xèo trên báo chí TV mấy ngày nay

Hải quân Hoa Kỳ đã bắn gần 60 Tomahawk hỏa tiễn tới phi trường/căn cứ không quân ở Syria, nơi mà nó được sử dụng bởi các lực lượng chính phủ Syria tuần này để khởi động một cuộc tấn công hóa học chết người vào một thị trấn kiểm soát bời lực lượng nổi dậy chống chính quyền Syria/Assad.

Động thái hôm thứ sáu đánh dấu hành động quân sự trực tiếp đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thực hiện chống lại các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến tranh kéo dài của nước này, tới bây giờ là năm thứ bảy.

Một số quan điểm được các nhà phân tích đưa ra về thái độ, động cơ, những lý do có thể để giải thích sâu vô quyết định của Trump về việc này.

Công khai, Trump  nói lý do chánh mà cha bụp Syria là về  vấn đề nhân đạo và những lợi ích quan trọng cho an ninh quốc gia. 

Nếu Trump quan tâm nhiều cho trẻ em Syria, ông sẽ không ngăn cản họ vào Mỹ như dã làm về việc chống và không nhận tị nạn Syria. Đối với an ninh quốc gia, cuộc tấn công hóa học, thật sự là khủng khiếp, nhưng có thể  nó không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ. Mặt khác,nếu là  ISIL hoặc al-Qaeda tiến hành vụ tấn công sử dụng khí sarin, thì sẽ có cơ sở để lo ngại cho các lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực 

Một số tin tức xì ra mấy ngày nay, thì thật sự là Trump có vẻ  thật sự xúc động khi thấy  hình ảnh trè em bị dính sarin chất độc chết . Là con người bình thường tôi nghĩ ai cũng bị ảnh hưỡng tới mấy cái hình ãnh khũng khiếp này. Trump bị mất đi rất nhiều sự ủng hộ từ cử tri của mình với quyết định này nên nó không phải là có chút ít sự thật về tính nhân đạo trong đó.

Đây là một bước đi chiến lược và chính trị thắng lợi của chính quyền Trump. Phản ứng quân sự "tương xứng" có nghĩa là để tăng cường sự nổi tiếng của Trump trong các cuộc thăm dò và để thể hiện một hình ảnh táo bạo và quyết đoán.

Đây là một cuộc tấn công pinprick được thiết kế như là một phản ứng có nguy cơ thấp, cảnh cáo tới chế độ Syria, tăng sức nóng ép lên Nga và mở đường cho một sự can thiệp đáng kể của Mỹ trong việc định hình tương lai của Syria.

Nó cũng thiết lập tính độc lập của Trump từ Moscow và giúp loại bỏ một số nghi ngờ về mối quan hệ ẩn danh bí mật, như tin đồn đại, của ông với Tổng thống Nga Putin.

Mặc dù khăng khăng rằng ông biết nhiều hơn các tướng lảnh, Trump đã chứng minh được sự thiếu hiểu biết và không có  tầm nhìn có chiều sâu  về chiến lược và chính sách đối ngoại.

Là tổng tư lệnh, ông ta là người đưa ra lệnh, nhưng chính những tướng mà ông ta bổ nhiệm vào nội các của ông ta là người đứng sau quyết định này và những người khác trong tương lai.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Giám đốc An ninh Quốc gia John Kelly và Cố vấn An ninh Quốc gia H R McMaster là bộ ba kiểm soát chính sách an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Không như cựu Tổng thống Barack Obama, Trump đã đặt niềm tin vào các tướng mà ông ta bổ nhiệm.

Ba người này là cựu tướng lảnh  của các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Họ được biết đến với sự dũng cảm, tầm nhìn  chiến lược thông thái và tính phi thường của họ.

Lúc trước khi Mattis nhấn mạnh rằng tra tấn là không có tác dụng và Mỹ sẽ không tra tấn, Trump đã xuống nước không còn nói là ủng hộ tra tấn bằng đổ nước vô mũi như lúc tranh cử nữa.

Và khi nhà chiến lược alt right, Mỹ trắng cực đoan, Steve Bannon vượt qua ranh giới của mình bằng cách đề xuất lệnh cấm người Hồi giáo mà không có sự tư vấn trước đó, Kelly cùng với hai tướng kia đã lật đổ ông ta khỏi các cuộc họp An ninh Quốc gia với sự ủng hộ của con rể Trump, Jared.

Bộ ba này đang hình thành  chiến lược đường dài  ở cả Syria lẫn Iraq. Cần dợi thêm chút nữa để thấy những bước khác mà họ có trong tâm trí.

 Về mặt chiến lược và chính trị, đây là một kịch bản có tỷ suất sinh lợi cao và mạo hiểm thấp cho chính quyền Trump. Nó đã làm nổi bật lên sự ủng hộ Trump từ nhiều đảng viên Dân chủ và các phương tiện truyền thông chính thống và Trump đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các cường quốc khu vực và quốc tế.

Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi  và Israel, cũng như Anh, Liên minh châu Âu và Úc, cùng với nhiều nước khác, đã ủng hộ cuộc tấn công của Hoa Kỳ

14 comments:

  1. Theo những diễn biến xảy ra trong 100 ngày vừa rồi của TTT ( như travel ban...) thì thấy một xu hướng: ăn hiếp những ai yếu hơn
    mình, không chống lại được...thì cứ tiến tới?

    ReplyDelete
  2. Kế tiếp có thể là Bắc Hàn sẽ bị đánh?
    Nếu bị đánh, phóng xạ sẽ ô nhiễm cả Á Châu?

    ReplyDelete
  3. Oh my God! Will be horrible 😥

    ReplyDelete
    Replies
    1. I feel the same thing, too...sad

      Delete
    2. Hi DTQ
      Hi hi...còm để mà để ý...
      Nhưng cũng đừng lo mà mệt cái thân... Hi hi

      Delete
  4. He he
    Bề ngoài, nghe nói bắn gần 60 hỏa tiễn ai cũng khoái, tui cũng khoái:)
    Nhưng bề bắn kiểu này mới kẹt :
    - trước khi bắn thông báo cho Nga biết
    - khi bắn vô phi trường phải tránh bắn chổ mấy anh Nga đang ngồi
    Lý do là Mỹ Nga có "họp đồng tránh bắn nhằm nhau"
    Tui nghĩ: chới ơi, Nga bồ tèo với Sỷia. Mỹ quánh Sýia mà phải báo trước, phải tránh chổ... Thì Nga dại gì không thèo lẽo, chỉ đường cho hươu chạy.
    Anh Trâm làm chuyện ruồi bu, tốn tiền của tui mình ghê ...ha ha

    ReplyDelete
  5. Có lý do sao phải cho Nga biết trước. Thật sự thì cái cách này rất phổ biến. Vì chỉ muốn giằng mặt chớ không phải muốn trừng phạt. Nên sợ có thằng lính Nga chết, dồn Putin vô thế phải trả đủa, không làm thì dân Nga chê yếu. Nên phải báo trước vì không muốn sự việc nó spiral out of control.

    Nga nò cūng đã làm nhỏ chuyện lại để không phải làm cái gì để trả đũa tức thởi bằng cả h nói là bắn ít 26 cái, không gây thiệt hại gì ngoài vài cái ổn gà trên phi đại. Again, là để dân Nga thấy là chuyện nhỏ không đòi hỏi phải trả đũa tức thời.

    Dân pro quân sự Mỹ nó xài cái tiếng tây cho việc làm xì hơi cái căng thẳng là dêtnte, một cái policy cốt lỏi thời Cold War với Nga. Rằng đe để hai bên đều sợ nhau. Không bên nào dám nhấn nút nguyên tữ trước, bằng cách tránh dồn vô chân tường. Chắng nó có....gâu gâu

    ReplyDelete
    Replies
    1. Detente.

      Cái phone đổi chữ việt qua Mỹ nó mes up tùm lum

      Delete
    2. Ha ha
      Phone tui cũng tài khôn chạy tùm lum. Còn ipad thì gỏ dể dàng nhung khi còm
      Thì không up được... Nên xài phone

      Delete
  6. Í see and thanks.
    Ảnh Trâm thấy kỳ này bấm nút nhiều người khen, khoái quá ...
    Lâu lâu bấm nút để khỏi bị tuột hạng ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hâhha bấm lung tung cho lên hơn 36%.

      Delete
    2. Tay nhỏ híu hiu mà hết bóp lại bấm...hí hí

      Delete
  7. Syria & Trung Đông... Và Hoa Kỳ sẽ ra sao?
    Mỹ sẽ đổ thêm vũ khí, người, tiền...vào?

    ReplyDelete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.