Wednesday, January 18, 2017

Diễn Đàn Davos - World Economic Forum Annual Meeting 17-20 January 2017 - Davos-Klosters, Switzerland.

Mấy ngày nay tai to mặt lớn trên thế giới từ lãnh đạo quốc gia, guru ( chuyên gia), thought leader ( người có tư tưõng cao siêu trước xa người khác), minh tinh tài tử, CEO … lu bu và đầy đủ không thiếu ai hết.  Họ tụ tập về một cái tỉnh nhỏ tên là Davos  bên Thụy Sĩ để tán dóc, chia sẻ ý kiến về những đề tài về kinh tế, tài chính, chính trị, xà hội mà họ nghĩ là quan trọng, cần thiết mà thế giới cần biết, cần làm việc chung để giải quyết. kiếm khách hàng, kết bè kết đảng để thăng tiến cái mục tiêu riêng của quốc gia mình, công ty mình, cá nhân mình đeo đuổi ( personal causes). Nói chung chung, một cách mộc mạc, đường phố là một nơi mà nếu mình được tham gia thì là mình nằm trong cái chóp bu quyền hành và thế lực nhất của cái trái đất này.

Cái forum ( diển đàn)  này được bắt đầu năm 1971 bởi cha nội giáo sư kinh tế người Đức Klaus Schwab, như là một chỗ để những lãnh đạo kinh tế Châu Âu hội họp, để đối phó chạy đua với  những kiểu cách quản trị của Mỹ. Sau đó một hai năm thì nó mở rộng ra tập trung vô những đề tài kinh tế toàn cầu và xả hội. Nó đổi tên thành World Economic Forum năm 1987, nhưng thiên hạ biết và nói tới diễn đàn này qua cái tên Davos.

Năm 1989 tại Davos forum, 2 sự kiện lần đầu xảy ra ở đây, cấp bộ trưởng, Bắc, Nam Hàn và Đông, Tây Đức gặp nhau nói chuyện. Thành ra nó còn là chổ lý tưởng để kẻ thù, muốn nói chuyện với nhau mà không có những kênh chính thức (official communication channel) để nói, thì  lân la tới ,để có cơ hội chửi bới hay ôm nhau khóc.

Năm nay thì có 2500 người tham dự đến từ 90 quốc gia. Phần đông là xếp lớn corporate executives của doanh nghiệp và khoảng 2 tá sếp sòng quốc gia. Theresa may, Thủ tướng Anh, Xi Jinping Tổng Thống Trung Cộng tới dự lần đầu. Ca sĩ Shakira, tài tử Fores Whitaker, Matt Damon, Jack Ma của Alibaba, Sheryl Sandberg của Facebook etc.

Hai cái nghịch lý, nói một đường làm một ngã là 1) nam nữ bình quyền ( gender equality) 2) Giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.  Chỉ có 17% người tham dự là ẻm còn lại là ảnh và ổng không thôi. Parties ở Davos là luxury tốn tiền hạng nhất, free caviar, free rare wine, champagne và nhiều cái mà người giàu triệu phú bình thường cũng không biết để mơ hay rớ tới được. 

Thường mấy cái party nổi tiếng được tổ chức bời các hảng lớn như Google, Facebook, Saleforce.com  ( năm vừa rồi order cả rừng vòng bông tươi đeo cổ leis và đủ loại bông tươi khác cùng ban nhạc từ Hawaii qua.

Tiền chi phí an ninh căn bản cho 3 ngày họp hành mà Swiss government trả khoảng 8-10 triệu Swiss francs (ngang ngửa 1USD=1CHF), chưa kể an ninh riêng từ các nhân vat65 quan trọng tham gia diễn đàn.

Cái phân biệt ai ngon ai dở là coi cái màu của cái badge( bảng tên đeo tòn ten). Trắng là dược tham dự tất cả official event ( chương trình nghị sự chánh thức), xài được tất cả facilties ( phòng họp, phòng nghĩ, gym, etc) trong diễn đàn. Màu cam dàng cho 500 phóng viên nhà báo. Màu tím và những màu khác thì dành cho IT support ( sừa computer, điện thoại, máy in, etc) và bị hạn chế chổ nào cho vô mới vổ dược một vài chổ mà thôi.

Có một loại badge mà hotel ( Belvedere, InterContinental, etc) thường bán cho mấy người làm tư vấn, sale, tới Davos, không phải tham dự diễn đàn mà đi cò mồi kiếm khách hàng (từ người tham dự). Mấy tay này thường chỉ ở tại hotel và bỏ tiền ra throw party hay mướn phòng họp trong hotel để câu khách hàng.

Có cái này mà ai làm ở mấy cái hãng lớn nhà giàu thì biết cái giống giống như vầy. Ngoài cái talk, discuss, nó còn chế ra mấy cái act (diễn, động tác) để thu hút sự chú ý của mọi người. Nó bắt người tham dự trong một cái event là phải khom xuống bò lê lếch dưới đất và làm như mình bị lính rượt bắt giết chạy thục mạng để trốn như những người tỵ nạn chạy trốn bạo quyền với súng ống lùng bắt giết họ.

Cái chủ đề của năm 2017 là ” Responsive and Responsible Leadership” ( tôi không biết dịch làm sao, sẻ check và update later ) đại khái là “đáp lại/phản ứng nhanh chóng hiệu quả và lảnh đạo sao cho có trách nhiệm
Một vài sự kiện nổi bật của năm nay là Xi Jinping nói về globalization. Anthony Scaramucci  cố vấn thương mại của Trump giải thích về người ta hiểu lầm Trump như thế nào. Bà Winnie Byanyima người Uganda, executive của Oxfam nói về giàu nghèo chỉ có 8 người giàu mà có tài sản bằng một nửa của toàn nhân loại cộng lại. Meg Whitman CEO của HP nói về cách mạng công nghệ thứ 4 ( 4th industrial revolution) và ảnh hưỡng của nó tới nhân loại. Kinh tế gia, Joseph Stiglitz ( thắng Nobel) muốn bye bye dollar và đổi qua kinh tế digital (pure digital economy, sẻ update cái ý nghỉa của cái khái niệm, cho tôi chút thời gian tìm hiểu cho rỏ).

Sẻ có sequel nói về cái bài nói chuyện của Xi Jinping trong những ngày tới.

For now, xin bà còm AL nhào vô còm nói về du lịch xứ Thụy Sĩ (hay Davos nếu tới đó rồi) cho bài entry thêm hứng thú. Bất cứ ai có đi Thụy sĩ chơi hay tham gia Davos forum, xin vô còm chia sẻ cho bà con đọc cho biết. 

Tôi xin trầy đầu gối, u cái trán cám ơn trước.


Viết theo ý bài từ New York Times.

7 comments:

  1. like.
    "...For now, xin bà còm AL nhào vô còm nói về du lịch xứ Thụy Sĩ (hay Davos nếu tới đó rồi) cho bài entry thêm hứng thú. Bất cứ ai có đi Thụy sĩ chơi hay tham gia Davos forum, xin vô còm chia sẻ cho bà con đọc cho biết..."

    tui muốn đi Thụy Sĩ nè...vô còm nhiều nhiều đi, để làm tui thèm, để tui đi liền...:)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mẹ tổ cuộc đời mỏm chó không có tiền nhiều đi Swiss chơi, chảy nước miếng thèm thấy mồ đây.

      Delete
  2. Mình chưa đi Davos (vì chưa đủ giàu) mà chỉ là Genève, Bâle, Fribourg vì dể hiểu là đời sống ở bên Suisse rất mắc, mắc hơn Paris (Paris đã là mắc gấp 3 lần Bolsa). Thụy Sĩ không ở trong khối EU (dùng tiền franc suisse) nên vẫn có xét ở biên giới: họ xét những gì mình mang vào xứ. Mít mình thì toàn là đồ khô và thịt (yes, no joking, 7fr/100gr thịt heo ) mang qua cho bạn bè.
    Giới trẻ hay qua xứ này làm việc nhưng quay về biên giới Pháp để ở : giống như mình ở Maryland mà làm ở WDC vì lương cao nhưng ở tại chổ thì kham không nổi.
    Vì đời sống cao, chỉ có dân giàu mớI nghĩ đi chơI xứ này nên tương đối safe, sạch sẽ. AL qua đó thì chỉ mua đựơc chocolate mà thôi : cho đến bây giờ hình như AL chưa đề nghị bạn bè đi du lịch Thụy Sĩ , chi di thäm mà thôi .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thanks chị AL.
      Nghe nói đem thịt qua cho bà con ăn, thấy cười thiệt. Ngồi đợi hoài mà không thấy thằng chủ nó sai đi đó một chuyến gì hết.
      Gặp nhiều thằng Thuỵ Sĩ khi làm bên HK, nó ăn xài bên HK như hồi 80, VK về VN xài tiền vậy. Rẻ quá.

      Delete
  3. Tôi có một thời gian ngắn đi làm việc bên Thụy Sĩ. Năm đó 2010, hãng muốn mua máy móc mới thay thế cho mấy cái máy cổ lổ sĩ và để cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lần đầu qua coi, lần qua chạy thử, rồi thử lần hai trước khi ký mua, lần qua coi tiến hành đến đâu, rồi đôi ba lần nữa thì xong cái project. Cũng may là nó làm xong trong vòng 2 năm. Kéo dài hơn nữa là hết tiền mua máy vì phải trả cho những chuyến công tác đi Switzerland cho cả nhóm và tiền mua chocolate :-)

    Lần đầu tiên đáp chuyến bay xuống phi trường bên Basel, đi ra không dòm kỷ là có thể lộn qua Pháp. Lần ranh phân chia TS và Pháp rất dể lộn nếu không chú ý. Qua mấy xứ này, cầm cái passport của Mỹ thì cứ chìa ra cho họ coi hoặc đóng con dấu là xong không cần phải trình entry visa rùm rà.

    Từ Basel, lái khoãng 30 phút về khách sạn ở một thi trấn nhỏ là Liestal. Nói là khách sạn chứ thật ra nó chỉ là toà nhà xưa, được tu sửa làm phòng trọ. Vì không phải là khu thị tứ hay có nhiều du khách, Cả thị trấn chỉ có cái khách sạn này để khách phương xa dừng chân. Được một cái thuận tiện là có thể đi bộ ra ga xe lửa từ khách sạn, đón xe đi thành phố lớn như Zurich để đi khắp mọi nơi bên Âu Châu.

    First impression về TS: không khí trong lành, sạch sẽ, cuộc sống trật tự, nhiều cây xanh. Cuộc sống của người dân ở đây chậm rải, từ từ không biết có phải đây là thị trấn nhỏ nên họ sống khoan thai. Ăn cơm tối là từ 2 tiếng rưởi đến 3 tiếng.

    Nói đến Thụy Sĩ mà không nhắc tới chocolate là một thiếu xót lớn, TS là cha đẻ ra chocolate. Không lần nào đi về mà còn tiền, ngày cuối trước khi về là cứ vét sạch túi, móc ra thêm mua chocolate đem về .

    Thị trấn nhỏ, khi chiều chiều trên đường đi làm về trên những sườn đồi xa xa có những căn nhà xưa, cũ kỷ với ống khói lam chiều thấy êm đềm, an bình. Làm tới tuần thứ hai là nhớ nhà da diết.

    Nhớ mấy đứa nhỏ thì ít, mà nhớ moon ít má tụi nó thì nhiều.....hehehe.

    Cuối tuần sợ tụi tôi buồn, họ có tổ chức đi tới thành phố Lucerne, có hồ, đi cáp treo lên một trong những dãy núi. Từ trên cao thấy sông hồ, núi non trùng điệp đẹp như trong tranh. Có lần đi hiking, tôi nghe tiếng leng keng, leng keng cứ ngỡ là có người bán cà lem. Người dân ở đây họ nuôi bò, thả rong trên những ngọn đồi cỏ mượt xanh, để dể tìm họ buột cái chuông ở cổ con bò để có đi tìm thì nghe tiếng leng keng thì biết bò ở đâu để lùa về.

    Tôi thấy cuối tuần, họ thích leo núi đi hiking có những thú vui lành mạnh cùng thiên nhiên. Tôi thật sự thích thị trấn nhỏ Liestal, Switzerland. Tôi cứ nhủ lòng, để bù đắp lại cho em xã của tôi cho những ngày tôi sống thảnh thơi, rong chơi trong lúc làm nhiệm vụ. Khi đó bả thì ở nhà làm ôsin quần quật cho mấy đứa nhỏ, tôi sẽ tìm cơ hội một ngày nào đó đập ống heo đất đưa bà xã đi một vòng những nơi tôi đã đi qua trong những chuyến công tác ở Thụy Sĩ.





    ReplyDelete
    Replies
    1. Ông tả cảnh con bò đeo lục lạc và cái backdrop của cai dãy núi Alps của cái làng quê nhỏ giống hệt như cái trong sách tôi học hồi nhỏ. Nostalgia again!

      Tôi fell in love với cái public square trong phố nhỏ châu âu. Ngồi cả buổi nhẹ nhàng coi cuộc sống hiền lành trôi qua không biết chán, thả lỏng suy nghĩ cho nó chạy đâu thì chạy.

      Dinner last 2-3 hours is always wonderful. Tán dóc với wine tà tà, món ăn nhẹ nhẹ nhiều thứ rau cải, kêt thúc với cái excellent chocolate mousse và tách cafe đen, xong về ngũ.

      Muốn gì hơn nữa?

      You seems to love your significant other xả của ông very much! it keeps you sane, isn't it? and it is a blessed and healthy living.

      Delete
  4. Hồi xưa hảng của Bi làm cũng có 1 chi nhánh ở Swiss, nhưng chưa được cử đi công tác ở đó mà toàn là người từ đó sang US học việc, hoặc video conference không thôi! Lần nào họ sang là họ cũng mang chocolate sang "hối lộ" để cho người ở Mỹ giúp làm xong projects của họ sớm! Công nhận chocolate ở đó ngon thiệt, tuy bản thân không nên ăn chocolate nhưng không thể nhịn được, ăn xong rồi chịu khó uống thuốc sau!
    Người dân ở đó nói tiếng có accent, phần lớn họ rất lịch sự và làm việc rất là cẩn thận và chu đáo!

    ReplyDelete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.