Saturday, January 28, 2017

Cấm không cho vô Mỹ - Bóp cổ Muslim - Update 1/28 - Thêm hình Trump chặt đầu Nử Thần Tự Do Update 2/3/


Tôi update cái hình của tuần báo Der Spieger cũa Đức. Đây là tờ báo có số bán 840 ngàn cuốn một tuần.

Nó bị chính trị gia cả bên trái và bên phải ghét và quan tâm tới vì những bài viết sâu sắc và điều tra lật ra ánh sắng mấy cái mà chính quyên, chính trị gia muốn giấu. 

Người vẽ cái bìa cover là Edel Rodriguez, một người Mỹ tỵ nạn từ Cuba.

Ông nói về cái ý hình vẽ như sau:

It’s a beheading of democracy, a beheading of a sacred symbol,” .  “And clearly, lately, what’s associated with beheadings is ISIS, so there’s a comparison”  “Both sides are extremists, so I’m just making a comparison between them.”

Nó là chặt đầu dân chũ, chặt đầu một hình ảnh thiêng liêng". ", và rõ ràng, cái gì mà liên hệ với chặt đầu là (khủng bố) ISIS" ." Cả hai bên đều là cực đoan, vì vậy tôi chỉ muốn so sánh họ với nhau"


Tuần báo này sẽ ra sàn bán ngày mai thứ bảy 2/4/2017.





--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Ngày hôm qua, 27 tháng 1, 2017, Tổng Thống Mỹ ký executive order cấm không cho người  từ các xứ  Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria, and Yemen đến Mỹ bằng visas, các xứ nói trên đều là xứ mà đại đa sồ là Hồi giáo. 

Trump lấy lý do là chống khủng bố vô Mỹ. Nhưng thực chất là chống và bài bác đạo Hồi một cách thô bạo, tàn nhẩn, ngu dốt. Và tệ hơn nữa là lại  cho người đạo Thiên Chúa sống ở xứ đó vô Mỹ như là một ngoại lệ của cái luật.

Trump quăng vô thùng rác cái nền tảng lập quốc của Mỹ là tự do tôn giáo và xứ của người di dân tỵ nạn.

Tự do tôn giáo là tự do cho tất cả tôn giáo chớ không phải là tự do tôn giáo cho người đạo thiên chúa, rồi tới cái đích cuối cùng là tự do tôn giáo cho thiên chúa giáo cực đoan.

Không có một móng nào làm khủng bố ở Mỹ giết chết người mà từ mấy xứ này hết trong vòng 15 năm qua. Mà thật sự khủng bố tại Mỹ là dân ở Mỹ.

Vụ ở San Bernadino, 14 người chết, thằng khủng bố là thằng đẻ ở Mỹ gốc Pakistan.

Vụ ở Orlando nightclub chết 49 người cũng là một thằng đẻ ở Mỹ gốc Afganistan.

Vụ ở Boston marathon nổ bom chết 3 người, là thằng tới Mỹ thẻ xanh, gốc  Chechen  từ Kyrgyzstan, lớn lên ở Cambridge Massachusetts  ( thuộc liên bang Sô Viết củ)

Vụ bắn chết Marines ở Tennessee là người Mỹ gốc Kuwait.

Thằng muốn cho nổ ở Time Square nhưng không thành công là Mỹ gốc Pakistan.

Thằng underwear bomber trên máy bay không thành công bị bắt là thằng Nigerian.

Thằng shoe bomber trên máy bay không thành công là thằng người Anh má trắng, ba lai Jamaican.

Thằng sì quan Mỹ bắn chết 13 người ở Fort Hood là thằng Mỹ đẻ ở Virginia, ba má là gốc Palestine

Vụ 9/11 lớn ở NY, 15 thằng khủng bố là Saudi Arabia, 2 thằng là United Arab Emirates, 1 Lebanes và một Egyptian. Bin Laden là Saudi Zawahiri cũng là Egyptian.

Tại sao Pakistan, Saudi Arabia, Egypt không là mấy xứ trong cái list ban?

Những xứ trong cái list ban không phải hiền hậu tử tế gì, nhưng  thằng khủng bố đáng sợ từ đó là mấy thằng lãnh đạo ngồi xúi làm propaganda dụ mấy thằng bên Mỹ nổi lên quậy, chớ không phải là căc ké dân cùi bên đó mà Trump ban. Vì cái lý do này mà hồi Obama nó đem drones qua âm thầm lùng giết mấy thằng đầu sỏ thầy xúi đó, nổi tiếng là vụ drone bắn nát thằng nguy hiểm sếp sòng người Mỹ Anwar Awlaki bên Yemen.

Không cần phải biện hộ nói nhiều chi cho mất công là khủng bố giết người vô tội nhân danh tôn giáo là sai và cần phải bị bợp tai đá đít cho chết. Nhưng  đó không phải là tất cả Muslim, hay Arabs hay tị nạn di dân làm mấy cái quỉ quái đó. 

Trong năm 2001 tới 2015 nhiều người Mỹ bị giết bởi mấy thằng Mỹ chính gốc right wing hơn là từ mấy thằng khủng bố khùng Hồi giáo. Cấm người từ một vài xứ Hồi giáo khơi khơi tới Mỹ không làm giảm chuyện khủng bố nói chi tới diệt trọn ổ khủng bố.

Ai lảnh đạn chịu thiệt thòi mất mát vì vụ ban này. Tất cả mọi người, sự thịnh vượng an toàn của xứ Mỹ cần nhiều đóng góp của tất cả mà một phần lớn là đóng góp từ người Hồi giáo, di dân tỵ nạn từ nới khác tới.

Người Việt gốc Mỹ mình biết điều này rỏ nhất vì mình là những người giống như người bị ban này trong vòng ba bốn chục năm nay  ở Mỹ và mình cũng biết rõ là dùng quyền lực chánh quyền để đàn áp tôn giáo lấy danh nghĩa sạo ke của kẻ mạnh, của chính nghĩa cùi bậy bạ mị dân trong thời chiến tranh VN là tai hại, be bét và chia rẽ trầm trọng người dân.

Entry tới sẻ viết về tại sao cái ban này tai hại và có ảnh hưỡng tới cả kinh tế và đời sống của dân Mỹ chớ không phài cô động trong chính trị chính em cà chớn này

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Update hồi hai


Ngay sau khi Trump ký executive order, một cái petition kiến nghị lập tức được lập ra bởi mấy ông thầy giáo dạy đại học Mỹ  và được toàn thể giáo sư đại học trên toàn thế giới ký tên.  Trong đó 12 người là Nobel laureates và cho tới bây giờ có tới 4000 giáo sư ký tên chống. Chiều hôm qua người ta gởi emai tới xin ký tên nhiều tới mức 10-15 người đọc email lấy tên không kịp luôn, 10 -15 emails mổi phút. https://notoimmigrationban.com/

Lý do mà họ chống là vì nó ảnh hưỡng tới việc trao đổi information trong nghiên cứu research, mấy professors từ xứ khác không thèm tới Mỹ hội nghị diển đàn, và sinh viên ưu tú không tới được Mỹ học và ở lại làm, Mỹ mất chất xám để phát triển.

Nhiều học sinh, researchers ngoại quốc đang học ở Mỹ đi ra ngoại quốc có thể không vô lại được tạo ra chaos, rối loạn cho các trường đại học và viện nghiên cứu Mỹ.

Cái này nó tới vào thời điểm các trường đại học Mỹ đang cứu xét admission cho năm học tới, học sinh ưu tú sẻ bỏ Mỹ đi xứ khác học. Cái này là chết dở. Harvard đang lăng xăng làm sao tránh mất học trò giỏi từ Iran và Midle East. Không những học trò mà còn tiền học, tiền endowment mà những cha mẹ giàu sụ của những xứ này cho trường, dùng để phát triển và cho học bổng cho học trò Mỹ học giỏi.

Nó ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò lảnh đạo của Mỹ trong lảnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học vì mât học sinh giỏi và giới nghiên cứu xuất sắc mà mấy hãng xưởng Mỷ cần, để cạnh tranh và làm giàu cho xứ Mỹ này.

Iran có 3000 học sinh tốt nghiệp Ph D tại Mỹ trong 3 năm vừa qua.

Hãng Google gọi nhân viên đang đi công tác ngoại quốc mà status thẻ xanh, hay work visas có thễ bị dính chấu về Mỹ lập tức để tránh bị kẹt. Có khoảng gần 200 nhân viên kỷ thuật thứ dữ của Google ảnh hưỡng vì cái ban này.

Microsoft, Apple,  Facebook, Amazon và nhiều hãng internet mướn luật sư cho nhân viên bị ảnh hưỡng và lập tức lobby quốc hội cự nự cái này.

40% mấy cái hảng high tech là do người di dân tạo ra tạo ra giàu có, drive assets  khoảng 170 tỷ đô la. Biết bao nhiêu là job thơm, mua bán, ăn uống nhà cửa, xe cộ etc  đến từ cái số tiền lớn như vậy.
40 thằng executive, CEO, founder mấy hãng nổi tiếng Mỹ là Iranian. Cả trăm thằng giáo sư đại học và nhiều người trong lảnh vực phim, nghệ thuật.

Hai người bị kẹt khi họ về JFK trang nhất tin tức bửa nay, họ kiện chánh phủ Mỹ, một người mới được thả cho vô. Họ là Iraqi làm cho Mỹ, bị dí giết bên đó chạy trốn qua Mỹ  ở, giờ đi vô lại Mỹ thì bị kẹt vì cái ban này.


Năm 1980 -90 Silicon Valley không có tỵ nạn, di dân Việt Nam làm việc thì không dể gì mà kiếm nhân công kỷ thuật sư, ly, tách đâu. Vây mà khi 1975 dân Mỹ chống nhận tỵ nạn máy bay, o đi ghe, etc với luận điệu hệt như bây giờ.  62 % dân Mỹ chống quota 14000/tháng, không chịu cho tỵ nạn mít vô Mỹ, nói nó ăn hại, lấy job người  Mỹ. Bây giờ thì thấy tỵ nạn Mít thay đổi San Jose, Bolsa, Houston TX, và nhiều thành phố khác nữa.  Xin đừng quơ đủa cả nắm. 


26 comments:

  1. Like.
    Cái này mọi người phải chú ý bởi vì ổng làm vậy nguy hiểm cho mọi người. Bữa nay bằng cách này bóp người khác, ngày ổng có thể...bóp mình. Bởi vậy, phải cho mọi người biết là ổng tầm bậy... Là giúp người ta mà cũng giúp mình...

    ReplyDelete
  2. Từ lúc ổng lên là thấy không ổn rồi! Thiệt khổ! :(

    ReplyDelete
  3. Iran vừa lên tiếng là áp dụng y theo qui luật reciprocity : như vậy anh Mỹ sẽ phải xin visa để vào Iran. Sắp sửa tới phiên Tonton xứ tui và bà Merkel xứ Đức điện đàm xem sao. Mình nói cho rõ là american citizen hôì nào tới giờ hâù như không cần visa để di chuyển , nếu ông Trâm mà tiếp tục kiểu này rôì ai cũng áp dụng reciprocity thì chắc bà con bên đó xếp hàng dài dài để xin visa đi du lịch: ai mà đi tour nguyên có tiền visa cho nhiêù xứ thì chắc học gạch.

    AL

    ReplyDelete
  4. Hồi sáng coi TV, bình luận giữa các nhà báo, họ nói hay đáo để! Ý chính là T. nói cho sướng miệng là làm đủ thứ hầm bà lằng như đã hứa lúc tranh cử, nhưng mà có làm được hay không lại là chuyện khác! Thành ra "wait & see" là hay nhất! Đừng vội buồn & lo lắng, hy vọng là võ quít dầy, có móng tay nhọn! Mà nói thiệt, WH bây giờ giống như "nồi cháo heo" không hơn không kém! :(

    ReplyDelete
  5. Tới lúc thay đổi (Vận Nước, Vận Trời)  ? Hay, Dỡ chờ xem? Riêng tôi hy vọng cuối đường hầm con đường sinh lộ sáng sủa và tốt đẹp.

    ReplyDelete
  6. Sau một tuần chính thức trên cương vị Tổng thống, ông Trump đã được một loạt kênh truyền thông đánh giá về “thuở đầu” không hề bỡ ngỡ mà đầy sôi động này.

    Tờ Thời báo phố Wall nhận định Tổng thống Trump “điều hành đất nước không cần kịch bản”. Hãng tin CNBC thì cho rằng ông Trump đã thay đổi 8 năm của Obama chỉ trong một tuần. Báo Newyorker gọi đây là một tuần đáng báo động của ông Trump.

    Trong khi đó, hãng tin CNN cho rằng “hãy quên kế hoạch 100 ngày đi”, với Donald Trump thì chỉ cần một tuần là đủ sáng tạo lại chế độ Tổng thống. Thông thường các Tổng thống Mỹ đưa ra kế hoạch 100 ngày đầu tiên sau khi nhậm chức để đánh giá hiệu quả hoạt động. Nhưng ông Trump đã có một tuần đầy hành động từ các vấn đề thương mại, nhập cư đến chính sách đối ngoại, gây xôn xao dư luận.

    Ông Trump đã thực hiện phần lớn lời hứa của mình trong chiến dịch vận động tranh cử và định hình lại vai trò của Nhà Trắng trong các vấn đề quốc gia và toàn cầu.

    Sau một tuần, CNN đánh giá Trump là “người của hành động” với định hướng rõ ràng: đền đáp lại những cử tri bất mãn ở Mỹ, những người đã đưa ông đến Nhà Trắng. Hôm thứ 5 vừa qua, trước các nghị sỹ đảng Cộng hòa ở Philadelphia, ông Trump nói: “Hãy nghĩ về mọi điều chúng ta có thể đạt được và nhớ ai là người mà chúng ta phải tập trung. Bây giờ chúng ta phải mang lại kết quả. Nói đủ rồi, phải hành động thôi. Chúng ta phải mang lại kết quả”.

    Hành động của Tổng thống Trump trong tuần đầu là một loạt sắc lệnh: xây bức tường biên giới với Mexico, trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ, rút khỏi hiệp định thương mại TPP, tiếp tục khai thác dầu xuyên lục địa. Ông cũng họp với một loạt lãnh đạo các công ty để nhắc nhở họ phải sản xuất trong nước để tạo thêm việc làm.

    Báo USA Today đánh giá tuần đầu của Tổng thống Trump là “năng lượng cao, tác động cao”. Trong đó, ông Trump khẳng định rõ ràng các hành động nhằm đặt “nước Mỹ trên hết” và thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử cho những “người đàn ông và phụ nữ bị lãng quên”.

    Hãng tin CNN cũng cho rằng Trump là tổng thống khó dự đoán và khiến thế giới phải cảnh giác. Tân Tổng thống tiếp tục dùng công cụ Twitter để công bố các định hướng của mình đến toàn thế giới. Ông suy nghĩ gì, định làm gì, chỉ trích ai, đều thể hiện qua các tin nhắn Twitter. Và các đối tác, đối thủ phải chạy theo những tin nhắn này.

    Trong tuần đầu, nhiều nước trên thế giới đang theo dõi chặt chẽ chính sách của tân Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Anh có chuyến thăm đầu tiên trong khi một loạt lãnh đạo các nước khác lên lịch gặp Tổng thống Trump. Còn Tổng thống Mexico hủy cuộc gặp sau khi Trump nói rằng “không nên gặp nếu không trả tiền xây biên giới”.

    Đặc biệt chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump đã thể hiện một số tín hiệu về đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc về Biển Đông. Điều này đã khiến Trung Quốc lên tiếng muốn giảng hòa, đối thoại với Mỹ để tránh xung đột. Luom ve day, doc choi khong y kien.

    Dương Minh

    ReplyDelete
  7. Khi nhìn thấy tấm hình minh họa của tượng nữ thần tự do nhỏ lệ vì ông Trump ký sắc lệnh về di dân tự nhiên thấy một cái nhói trong lòng. We are all immigrants in this country.

    Tui đi tìm lại bài thơ New Collosus của thi sĩ Emma Lazarus. Tui chỉ dám mạo muội dịch ngang một khúc trong bài thơ, đoạn mà tui thích nhất nói lên tinh thần yêu chuộng tự do thể hiện trong bài thơ mang văn hoá nhân bản sâu sắc của nước Mỹ

    Với nét mặc nghiêm nghị, một tay nữ thần tự do cầm quyển hiến pháp Mỹ, một tay giơ cao ngọn đuốc

    “Trao ta những kẻ mệt mỏi, nghèo đói của các ngươi,

    Những người đang chen chúc giữa đám đông mong ước được hít thở bầu không khí tự do,

    Bỏ lại rác rưởi khốn cùng trên bờ biển kia

    Trao ta, những người vô tổ quốc, bị dập vùi trong bão tố,

    Ta sẽ soi đuốc rọi sáng mở rộng cánh cửa vàng!”

    Dịch trích ngang từ đoạn thơ dưới đây

    “Give me your tired, your poor,
    Your huddled masses yearning to breathe free,
    The wretched refuse of your teeming shore.
    Send these, the homeless, tempest-tossed to me,
    I lift my lamp beside the golden door!”

    ReplyDelete
  8. Người Me nhỏ lệ nói: Gia đình đang bị xáo xào, anh em bất hòa cái lộn với nhau, Mẹ gạt lệ và không mở vòng tay trong lúc này để đón các con, xin các con thông cảm, gia đình nầy truyền thống đón nhận những người bất hạnh, các con ráng đợi khi nào tình hình gia đình ổn định thì Mẹ sẽ nói với Thằng Hai mở rộng vòng tay đón nhận OK.

    ReplyDelete
  9. The Acting Attorney General just was fired !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đó là công của ô. Trâm! :(

      Delete
    2. Cái job cùa bả chỉ vài tháng cho tới khi Jeff Session được confirm và nhận chức Attorney General này. Vì vậy bả đâu có tè, bả biết là cải lệnh sếp là bị đuổi, trong trường hợp này bả ép Trump đuổi bả, không đuổi thì bị coi là yếu, đuổi thì bị chuyện nổ bung xào xáo lên. Bả giờ được coi như người hùng bảo vệ cái giá trị thiêng liêng, cái nền tảng của quốc gia này. Tự do tôn giáo và xứ của di dân. Có thể mất pension nhà nước 30 năm federal employee though . ;) :)

      Nó cũng là cái ngòi nổ, thúc đẩy lảnh đạo DC, all in chống Trump. Chứ không còn kiếm chổ có thể thỏa thuận nữa.

      Wow, it is a big mess

      Delete
    3. Yes.
      It is a big mess...
      Mọi người đang là chứng nhân của lịch sử. Lịch sử như một cuốn phim trước mắt...
      Radio

      Delete
    4. Like
      "Tư pháp/cảnh sát không theo ỷ tao hả? You are fired! Cứ như chương trình Tv vậy"
      What a mess!

      Delete
  10. Lượm đem về đây
    Mâu Thuẫn Mỹ-Mễ (bình luận gia Nguyên Xuân Nghĩa)

    Đọ sức kinh tế Hoa Kỳ-Mexico quanh một “Bức Tường”

    Chính quyền Trump chỉ muốn đánh Mễ làm gương cho nhiều trận chiến mậu dịch khác. Trong chưa đầy 10 ngày ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump khai mào cuộc chiến thương mại với nước láng giềng phương nam: ngăn cản các tập đoàn xe hơi đầu tư vào Mễ, đòi đàm phán lại hiệp định tự do mậu dịch NAFTA liên kết Hoa Kỳ với Canada và Mễ, quyết định xây bức tường biên giới giữa Mỹ và Mễ, đòi đánh thuế 20% vào hàng Mễ nhập vào Mỹ.

    Dù không là bạn hàng để Mỹ bị nhập siêu lớn nhất, nhưng tân chính quyền Washington chọn Mễ là đối tượng đầu tiên, để làm gương cho các nước khác, từ Trung Quốc đến Đức hay Nhật Bản.

    Cố tổng thống Porfirio Diaz cuối thế kỷ XIX đầu XX đã có câu nói đi vào lịch sử “Tội thay cho Mễ: Thượng Đế thì xa, nước Mỹ thì gần”. Mexico trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên trong chính sách bảo hộ mậu dịch của tân chính quyền Trump. Thế kẹt của Mễ nằm ở chỗ 80% xuất khẩu của nước này đổ vào thị trường Hoa Kỳ, ngoại thương chiếm 30% GDP; nhờ Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ- NAFTA mà Mễ đã đẩy lui được nạn nghèo khó và khu vực bắc Mễ phát triển nhờ trở thành sân sau của các tập đoàn Mỹ đầu tư tại quốc gia có nhân công rẻ này.

    Đâu là tính thực hư về những đòn hù dọa của Nhà Trắng, từ dự án xây “bức tường biên giới” mà mọi phí tổn sẽ do phía Mễ đài thọ, theo như tuyên bố của tổng thống Donald Trump, đến đề xuất đánh thuế hàng Mễ nhập vào thị trường Mỹ 20% để lấy tiền xây bức tường đó?

    Các tập đoàn Mỹ tính sao khi đã đầu tư vào các cơ sở sản xuất ở Mễ để dùng quốc gia có nhân công rẻ này như một cánh cổng mở ra thị trường với 44 quốc gia mà Mễ đã ký kết hiệp định tự do mậu dịch? Người tiêu dùng Mỹ nghĩ liệu có chịu chi ra 1150 đô la cho một chiếc điện thoại Iphone của Apple thay vì 690 đô la (giá trung bình) nếu điện thoại thông minh của nhãn hiệu Quả Táo được sản xuất 100% trên lãnh thổ Mỹ một khi các nhà máy ở Mễ và nhất là châu Á đã phải đóng cửa?

    Cuộc đọ sức về cả ngoại giao lẫn thương mại giữa tân chính quyền Trump với Mexico City đã vượt ra ngoài địa hạt kinh tế và thương mại, như phân tích sau đây của chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ với nước láng giềng tại miền Nam là Mễ có quan hệ lâu đời từ hơn trăm năm trước và nhiều tiểu bang miền Nam hay miền Tây của Mỹ vẫn còn địa danh gốc Latinh, từ tiếng Mễ, trong một khu vực tôi gọi là “biên vực” tương tự như đất Alsace-Lorraine của Pháp tiếp cận với Đức hay An Giang Châu Đốc của ta bên xứ Miên. Chi tiết này thật ra rất quan trọng nếu ta nhớ đến bối cảnh.

    - Gần đây hơn, sau khi Hoa Kỳ ký Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ là NAFTA vào năm 1994 với Canada ở phía bắc và Mễ ở phía nam thì kinh tế Mễ đã từ nhập siêu được xuất siêu, là xuất nhiều hơn nhập với Hoa Kỳ. Năm 1994 Mỹ nhập 65 tỷ đô la từ Mễ và năm 2016, nhập khoảng 295 tỷ đô la. Ngược lại, Mễ xuất cảng từ 68 tỷ thì năm qua xuất 235 tỷ. Khác biệt giữa 295 tỷ và 235 tỷ là 60 tỷ thặng dư thương mại hay xuất siêu của Mễ mà chính quyền Donald Trump nói tới.

    (còn tiếp)

    ReplyDelete
  11. Để so sánh, xuất siêu của Canada vào Mỹ chỉ có chín tỷ đô la mà thôi.

    Đa số hàng hóa nước Mỹ mua tại Mễ là phụ tùng xe hơi, xe vận tải lớn và nhiều loại xe nhỏ khác. Chi tiết nên chú ý là chuỗi cung ứng hàng hóa từ Mễ bán vào Mỹ còn có thể có sản phẩm từ các nước Âu hay Á, để hưởng chế độ quan thuế ưu đãi trong khuôn khổ NAFTA. Ngược lại, Mễ mua của Mỹ nhiều mặt hàng điện cơ hay điện tử và các sản phẩm gốc dầu hỏa.

    Mục tiêu an ninh của «bức tường biên giới»

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Làn sóng di dân từ Mễ vào Mỹ đã giảm sau khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2008-2009 và số di dân nhập lậu vào Mỹ không chỉ có công dân Mễ mà còn là dân Nam Mỹ chạy qua Mễ để vào Mỹ. Người ta ít chú ý đến sự kiện chính quyền Mễ kiểm soát rất khắt khe biên giới tại miền nam để chặn làn sóng di dân từ Trung Mỹ và Nam Mỹ trong khi lại dễ dàng cho dân Mễ vào Mỹ kiếm việc và gửi tiền về cho gia đình.

    - Do quan hệ lịch sử giữa hai nước, nhiều người Mễ coi miền nam của Hoa Kỳ là lãnh thổ của mình và dù sống tại Mỹ họ vẫn coi Mễ là quê hương. Khác hẳn các di dân từ Âu châu hay Á châu được phân tán trong lãnh thổ Mỹ, số dân cử người Mỹ gốc Mễ tập trung tại “vùng biên vực”, từ Florida, Louisiana qua Texas, New Mexico, Arizona hay California lên tới Oregon, có thể củng cố ảnh hưởng của họ nhờ thành phần gốc Mễ này. Đấy là vấn đề trường kỳ của Hoa Kỳ.

    - Sau cùng, không thể quên rằng Mễ còn xuất cảng loại cần sa ma túy vào Mỹ và nhiều tổ chức ma túy cũng là mạng lưới tổ chức cho dân Mễ nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Vì vậy, chính quyền Donald Trump mới coi việc kiểm soát biên giới Mỹ-Mễ là một ưu tiên về an ninh và đòi xây tường chạy dọc biên giới giữa hai nước.

    Tính khả thi của những đòn hù dọa?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dân số Hoa Kỳ chỉ bằng 5% toàn cầu mà có tới 70% luật sư của thế giới. Mỹ là vô địch về đánh võ luật pháp, điều ấy cũng giải thích vì sao đa số chính trị gia Mỹ đều xuất thân là các luật gia. Ngoại lệ là chính quyền Trump, chỉ có một chính khách gốc luật gia trong nội các, còn lại là doanh gia hay chiến tướng. Nhưng ban tham mưu về thương mại của ông Trump lại có nhiều luật gia đầy kinh nghiệm đấu tranh cho quyền lợi ngoại thương của Mỹ.

    - Việc chính quyền Trump đe dọa một trận chiến mậu dịch với Mễ để có tiền xây dựng bức tường tại biên giới là đòn hư hư thực thực, có võ mồm mà cũng có võ thật.

    - Khi dọa tăng thuế nhập nội 20% trên hàng hóa từ Mễ thì đấy là võ mồm, chứ chính quyền Trump có tám cách diễn giải các đạo luật thương mại của mình từ những năm 1930, 1962, 1974 hay 1977 để gây sức ép và Hành pháp có thể đặt thuế suất 15% trên hàng Mễ trong vòng năm tháng mà chẳng cần Lập pháp chấp thuận. Ta không quên là sau vụ tổng khủng hoảng 1929-1933, luật pháp Hoa Kỳ đã cho hành pháp nhiều quyền hạn khá rộng rãi về thương mại mà khỏi cần Quốc hội phê chuẩn.

    (còn tiếp)

    ReplyDelete
  12. - Ngược lại, chính quyền của tổng thống Pena Nieto thuộc đảng Cách mạng Định chế PRI mới lâm thế kẹt. Thuần về kinh tế, Hoa Kỳ tiếp nhận 80% tổng số xuất cảng của xứ Mễ nên là nguồn sống của kinh tế Mễ. Nếu không chấp nhận lối suy diễn lại hiệp ước NAFTA với Washington mà đòi ra khỏi NAFTA thì lập tức Mễ bị khủng hoảng.

    - Ngay hiện tại chính phủ Mễ bị quần chúng phản đối khi tăng giá xăng dầu từ đầu năm và khi nhượng bộ Mỹ thì càng bị dân phản đối. Thứ hai, năm tới, Mễ có bầu cử tổng thống và hai đảng đối lập từ cánh trung tả là Đảng Quốc Gia Hành Động PAN và Phong Trào Phục Hưng Quốc Gia MORENA đang chiếm thế mạnh.

    - Nếu chính quyền Nieto nhượng bộ Mỹ thì sẽ bị tấn công từ sau lưng. Nếu họ vận động các doanh nghiệp Mỹ làm giầu nhờ thị trường Mễ để gây khó cho chính quyền Trump thì chưa chắc thành công vì ông Trump đang gây áp lực trên các doanh nghiệp này nhờ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng Mỹ.

    - Mễ có thể tìm hậu thuẫn chính trị từ giới dân cử Mỹ để gây khó cho chính quyền Trump nhưng vẫn bị tổn thất trong trận đánh dai dẳng này trong khi bất cứ một tai họa nào từ di dân nhập lậu hay các tổ chức ma túy gốc Mễ đều chi phối dư luận.

    - Sau cùng, Mễ chưa tìm ra thị trường xuất cảng khác, như Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu hay Đông Á, để thay thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, hy vọng duy nhất của Mexico City là tiến trình đàm phán có thể kéo dài nhiều năm và từ nay đến đó tìm cách thương lượng kín đáo hơn khi biết hồ sơ Mỹ-Mễ không chỉ là kinh tế mà còn là an ninh.

    Dùng Mễ để «đánh phủ đầu» các đối tác thương mại lớn hơn

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ bị nhập siêu, là nhập hơn xuất, gần 700 tỷ đô la một năm, trong đó, phần 60 tỷ với Mễ không là lớn nhất, chiếm chưa tới 9%. Do đó, hồ sơ kinh tế với Mễ chỉ là phụ. Chính quyền Trump muốn xác định lại chủ quyền quốc gia và nói đến việc bảo vệ biên cương như một ưu tiên. Ưu tiên đó thật ra thiên về an ninh hơn kinh tế, thậm chí thiên về khái niệm bản sắc quốc gia, chứ luật lệ Hoa Kỳ đã có quy định về việc xây tường bảo vệ biên cương mà chưa được các chính quyền tiền nhiệm chấp hành đúng đắn.

    - Khi Hoa Kỳ muốn thu hẹp mức nhập siêu thì chọn xứ Mễ là đối tượng tranh đấu đầu tiên cho các nước khác, từ Trung Quốc cho tới Đức hay Nhật, đều biết ý chí của mình.

    - Thực chất vấn đề của bức tường biên giới là kỷ cương quốc gia và nếu chính quyền Mễ hợp tác với Hoa Kỳ, không chỉ vì nạn di dân nhập lậu mà trong nhiều hồ sơ khác, như an ninh và ma túy, thì vẫn có thể dàn xếp được. Nói cho phũ phàng về kinh tế thì chính quyền Trump chỉ muốn đánh Mễ làm gương cho nhiều trận chiến mậu dịch khác.

    Nguyễn xuân Nghĩa

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Bài dài thòng, đọc muốn xụm bà chè, nhưng tui không hiểu ổng thật sự muốn nói những điều gì...
      2. Tui nghĩ là ổng chỉ muốn nói tới việc thương lượng các điều khoản buôn bán với các nước vì ông Trump nghĩ là với các "họp đồng" hiện nay thì Mỹ thiệt thòi. Nhưng mà:
      -Có thật sự là Mỹ bị thiệt thòi không? những vấn đề Mỹ đối diện có phải nguyên do từ người ta hay từ chính mình?
      -Cái này phải để ý nè: Mỹ muốn "đánh",đàm phán lại các điều khoản thương mại...còn các nước khác có muốn ngồi đàm phán hay không? biết đâu họ cũng muốn bàn lại đó chứ đừng tưởng bở! Lý do là Hoa Kỳ không còn là cường quốc kinh tế duy nhất như mấy chục năm trước như hồi xưa khi đó người ta ai cũng "nghèo". Ai có dám chắc là bây giờ ngồi lại bàn xong...là có thể giải quyết vấn đề như ông Trump nói?

      chúc mọi người ngày vui
      joe

      Delete
    2. Hehehe ông Joe nhận xét chính xác. Trade là hai chiều có cái hay cái dở, mở cửa ra bàn lại thì cả hai bên đều có cái impact mới.

      Không sai là Mễ không muốn trade war vì như trong bài còm mà anonymous post ở đây. Nhưng không phải là nó không có võ dập lại.

      Lý do hù Mễ là để giử phiếu người vote cho Trump hăng máu , ai cũng đòi quýnh vô mặt.

      Thật sự Mễ giúp cho di dân lậu giảm xuống, không có Mễ thì ứ hự luôn. Không đơn giãn là kỷ cương luật lệ biên giớ gì hết. Vì có rất nhiều cách hiệu quả mà không cần build cái wall. Nhiều cái đang dược áp dụng ngay bây giờ ngon hơn cái wall. cái wall chỉ là hình ảnh hiệu quả đánh bóng cho cái huyền thoại hảo huyền strong man cũa Trump. Purely political play.


      Tôi sẽ thêm chi tiết vô cái còm đó cho thiên hạ rỏ sự việc hơn. Cho tôi chút giờ. Lu bu quá.

      Anonymous này là ai vậy? Nếu dược cho tôi cái nick name để dể gọi.

      Want to stay anonymous is ok too.

      Delete
  13. @anonymous lượm bài đem về đây,
    “ Làn sóng di dân từ Mễ vào Mỹ đã giảm sau khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2008-2009 và số di dân nhập lậu vào Mỹ không chỉ có công dân Mễ mà còn là dân Nam Mỹ chạy qua Mễ để vào Mỹ. Người ta ít chú ý đến sự kiện chính quyền Mễ kiểm soát rất khắt khe biên giới tại miền nam để chặn làn sóng di dân từ Trung Mỹ và Nam Mỹ trong khi lại dễ dàng cho dân Mễ vào Mỹ kiếm việc và gửi tiền về cho gia đình”
    Cái lý do mà Mễ kiểm soát rất khắc khe biên giới phía nam nó nằm trong chiến dịch chung hợp tác với Mỹ để chống lại làn sóng di dân từ trung Mỹ, nam Mỹ bị đói, ãnh hưỡng bởi cái chính quyền cùi dưới đó dể du côn, drug lord quậy tưng bừng dưới đó nên họ trốn đi qua dường Mexico và mục tiêu chánh là trốn vô Mỹ. Phần đông là đàn bà, con nít cha mẹ gởi đi thí tránh nạn . Nó cho thấy cái cảnh mà VN mình có kinh nghiệm trong phong trào vượt biên ngày xưa. Ờ lại là chết chắc, đi thì bị hiếp dâm, hành hạ, đủ điều nhưng còn một dường sống là thoát khỏi địa ngục đang kẹt trong đó tất cả mọi chuyện khác tính sau. Chính vì cái không sợ chết bỏ đi trốn qua Mỹ bằng mọi giá này nó làm cho vấn đề di dân lậu vô Mỹ qua ngã Mexico nó trầm trọng. Cộng vào đó, drug lord lợi dụng cái cảnh lộn xộn đó dùng cái con dường đó như là một trong nhiều cách để đem drug vô Mỹ bán. Thành ra Mỹ cần sự hợp tác của Mexico để làm giảm bớt cái lượng thuốc vô Mỹ và cái làn sóng di dân lậu từ mấy xứ dưới phía nam Mexico tràn lên. Cứ 3 thằng trốn thì 2 thằng nhất định sống chết qua Mỹ, còn 1 thằng thì kẹt lại Mễ và luôn tìm cách chờ thời trốn tiếp vổ Mỹ. Đây là một trong nhiều thứ mà Mexico có thễ dùng để đập lại Mỹ, để lơ cho di dân từ dưới trung Mỹ tràn vô mấy tiểu bang giáp giới với Mexico, tạo một sự náo loạn do di dân tràn vô Mỹ và trong đó có cả đầu trâu mặt ngựa côn dồ. Mỹ có cớ để bắn đập chận lại nhưng cái hình ảnh sẻ rất xấu trong khi cần bình an, ỗn định để làm ăn, bad option to deal with…

    ReplyDelete
  14. phần 2, comment nó không cho viết dài :)

    Nếu họ vận động các doanh nghiệp Mỹ làm giầu nhờ thị trường Mễ để gây khó cho chính quyền Trump thì chưa chắc thành công vì ông Trump đang gây áp lực trên các doanh nghiệp này nhờ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng Mỹ. - Mễ có thể tìm hậu thuẫn chính trị từ giới dân cử Mỹ để gây khó cho chính quyền Trump nhưng vẫn bị tổn thất trong trận đánh dai dẳng này trong khi bất cứ một tai họa nào từ di dân nhập lậu hay các tổ chức ma túy gốc Mễ đều chi phối dư luận. -
    Mexico chưa vận động gì hết mà mấy ông nghị sĩ từ mấy tiểu bang mà có kinh tế dính dáng tới Mexico đã la ầm ĩ rồi.
    Nỗi bật nhất là từ tiễu bang Iowa, senator Chuck Grassley CH và sen Joni Ernst người ũng hộ Trump nhiệt tình từ đầu warn Trump về cái thuế border um sùm trên báo Des Moines Register,.Hai thứ Iowa bán cho Mễ nhiều nhất và là cái nuôi sống tiểu bang này là đậu nành và thịt heo.

    ReplyDelete
  15. Phần 3

    Trump nói là tạo thêm job kỹ nghệ xe cho Mỹ, đồ phụ tùng xe, trước NAPTA xe nhập cảng từ Mễ vô Mỹ chĩ có 5% đồ làm bên Mỹ. Bây giờ 40% xe nhập cãng tử Mễ vô Mỹ, 40% đồ trong xe làm tại Mỹ.
    Bụp Mexico, xe làm bên Mexico nhập vô Mỹ lên giá, bán khó không ai mua, mà có gần một nửa dổ trong xe đó là làm bên Mỹ, vậy là thợ Mỹ làm mấy thứ này không có job.
    Thứ hai, khi trade war xảy ra, mấy cái job về xe không tự động chạy về Mỷ mà có thễ chạy qua China hay Ấn Độ. Nói chung là Asia.
    Nhà máy xe bên Mỹ hiện thời đang sản xuất công xuất tối đa rồi, bắt nó đem job về phải xây nhà máy, mua máy móc tốn bạc tỷ tỷ. Chớ đâu phải khơi khơi đem về là a lê hấp mai đi làm.
    Một cái tính toán của Center for Automotive Research in Michigan nói: 35% tariff xe từ Mexico, xe bán giảm 450000 chiếc, tương dương 6700 jobs mất. cho cả Mexico, Mỹ, Canada. Và thêm 31,000 jobs làm dồ phụ tùng và car assembly.
    Sao mà tạo ra job xe hơi cho Mỹ bằng cách bụp Mexico. Tại 3 tiểu bang dính dáng xe hơi và manufacturing jobs Michigan, Wisconsin Ohio, giúp Trump thắng electoral votes lên làm TT chỉ có hơn Hilary 75 ngàn phiếu. Mất jobs làm xe hơi và công nghiệp nặng ở đây là mệt.
    Bài viết lượm về tác giả sử dụng dữ kiện chính xác phân tích hợp lý nhưng kết luận theo ý mình một chiều, chứ không theo dữ thiện thật hai bên cho rỏ sự kiện. Nhưng cái tổng thể bài còm là chính xác trên cái nghĩa, Mexico nghèo, nhỏ hơn nên dể bị bắt nạt trước. Nhưng nên nhớ rằng khi thằng cha TT Mễ cancel meeting với Trump, nó từ thằng bị dân Mễ ghét, trở thành anh hùng và đại đa số dân Mễ nói, đói nghèo chịu dược chớ bị ăn hiếp làm quê mặt thì bụp lại tới đâu tới. Nguy hiễm, nguy hiểm.
    Mexico đã từng cương với Mỹ và đều thành công vụ xe truck cho chạy vô Mỹ thời Reagan và trả thù vụ tariff trên đồ trái cây nông sản. Nó khôn lắm chọn cái nào ít hại bụp.

    ReplyDelete
  16. Ông kia nói: Nhà nào cũng có rào, tường chung quanh có ngõ vào nhà, du nghèo hay giàu, nhà nghèo thì rào dậu đơn sơ, giàu thì kín cổng cao tường, cô nuôi chó gắn alarm nửa. Ông nói với tui như vậy giải nghĩa như người bình dân dễ hiểu như tôi.
    Jcbrea.

    ReplyDelete

Chú trọng vô nói lên ý kiến của mình, xin đừng phê bình về cá nhân người còm. Cám ơn.