Friday, March 31, 2017

Hoa Anh Đào - Cherry Blossom vs. Khói độc than đá của Trump

Mấy bữa nay lái xe đi làm, qua mấy khúc đường có nhiều cây trổ bông đầy hết, tự nhiên trong người thấy cũng vui lây. Mùa xuân luôn làm cho người ta feel good và đầy rẩy ách xì hahahhaha.

Trong chỗ làm thì thấy tụi bên Nhật e mail báo nghỉ lể spring cherry blossom của tụi nó. Ai cũng biết Nhật Bổn có hoa anh đào như là bông tiêu biểu của xứ nó, và nó được đem qua nhiều xứ khác, bên Mỹ thì dưới DC, Philadelphia, Georgia, Washington, Oregon đều có khu nho nhỏ đầy cây anh đào này. ( UW, trường học của Diêu Quách cũng có một lô anh đào right?)

Bông anh đào thì nhiều người biết tới nhưng cái ý nghĩa của nó qua lịch sử của Nhật Bổn thì chắc không nhiều người để ý tới. Ngoài cái việc trổ bông để báo là mùa xuân tới, bắt đầu một năm mới. Học trò bên Nhật đi học bắt đầu năm học là tháng tư. Hãng xưỏng fiscal year, cũng tính bắt đầu tháng tư tới cuối tháng ba sang năm.

Trong nhiều thế kỷ, người dân Nhật Bổn thường tổ chức tiệc, tập trung dưới mấy cây anh đào khi chúng nở hoa. Bởi vì chồi bông có xu hướng nở ra thật nhanh và cũng nhanh chóng tàn. Chúng trở thành một biểu tượng của "cái gì đó phù du và thoáng qua rồi mất" - một cái gì đó, vang dội cái nguyên lý Phật giáo (?), phải thụ hưởng (cái hiện tại) trước khi quá muộn.

Ý tưởng làm cho hoa anh đào hấp dẫn như các biểu tượng quân sự; Emiko Ohnuki-Tierney, tác giả của Kamikaze, Cherry Blossoms, và lính Nhật luôn được nói rằng đó là một vinh dự để "chết giống như những cánh hoa anh đào rơi rực rỡ" trong thời kỳ mở rộng đế quốc ở Nhật Bản kéo dài từ thế kỷ 19 qua Thế chiến II. Chủ nghĩa dân tộc trong lịch sử Nhật Bản. Nhiều cây anh đào đã được trồng trong thời gian đó, và hình ảnh của họ về quân đội và hải quân đã giúp củng cố mối liên hệ giữa Nhật Bản và hoa anh đào. Đồng thời, cây anh đào được trồng để bảo vệ linh hồn của binh lính. Nhưng cuối cùng như bây giờ chúng trở thành biểu tượng của hòa bình chứ không phải chiến tranh.

Ngày nay cây anh đào có thể được xem như một dấu hiệu của cái khác nữa. Đo lường cái  mức độ global warming. Bởi vì có ghi chép về việc nở hoa chi tiết  keep record), chúng đã trở thành các chỉ số về thay đổi khí hậu vì mùa đông ngắn hơn thúc đẩy hoa nở sớm hơn và ngày càng sớm hơn. "Đó là bằng chứng rõ ràng  mọi thứ đang trở nên ấm hơn."

Sang số  - 

Từ bông anh đào đẹp đẽ dầy ý nghĩa tới việc dùng records về thời gian nở hoa của nó như là một chỉ số đo lường về global warming để tương phản một sự kiện chính trị mà không thể tưởng tượng được là nó từ xứ Mỹ. Chính quyền Trump ký sắc lệnh loại bỏ luật lề về bảo vệ môi trường tại Mỹ, điển hình nhất là cho nhà máy điện xài than đá thả khói ra xả giàn, cái này bị cấm trong thời Obama.

Trump nói là làm như vậy để dem job hầm mỏ than đá cho dân Mỹ. lại sạo nữa vì 3 lý do:

Thứ nhất là robot thay thợ than đá. Thư hai là khí gas thiên nhiên ( natural gas) nhiều và ngày càng rẻ so với than đá và sạch sẽ hơn than đá nhiều, thứ ba là số thợ thợ hầm mỏ rất là ít so với các ngành nghề khác. 


Toàn nước Mỹ có 76 ngàn người thợ mỏ than, xem xem nhiều hơn thợ nails một chút nghề làm nails 65 ngàn ..... Bao nhiêu jobs đó đổi lại cả mấy trăm triệu người Mỹ và cả nhân loại hít khói độc. Wow. Wow.

Thành ra cũng là mị dân nghèo, làm giàu cho chủ khai thác hầm mỏ và chống lại bất cứ cái gì mà Obama làm. Trump nói là nó không tin là global warming là do con người làm ra ( thải chất carbon ra qua việc xài than đá, dầu xăng, chặt rừng làm cho bầu khí quyển nóng lên và bao trùm bởi khói độc).

Sẻ có hai cuộc biểu tình lớn để chống lại cái này do khoa học gia toàn thế giới kêu gọi và tổ chức ngay ngày Earth day và một cái của dân ủng hộ green movement. Mấy người này cũng đệ đơn thưa như vụ travel ban mấy bữa trước.

Trump muốn LA smog trở lại, bầu trời Mỹ khói độc như mây tối của Beijing, Hong Kong, Thượng Hải.


Mấy  cái hình dưới đây, muốn cái nào?

China 

LA 1968


Japan Cherry Blossom




Saturday, March 25, 2017

Hậu trường Trumpcare ôm đầu máu

Có hai nhóm trong hạ viện đều thuộc về đảng CH cự nư chống lại cái Trumpcare nhiều nhất, the freedom caucus là nhóm bảo thủ của tea party được bầu vô hạ viện và dựng lên cái caucus này và nhóm thứ hai là nhóm bảo thủ ít hơn, trung dung chính giữa mà tiếng lóng nick name là the coverage caucus.

Caucus là một nhóm mà thành viên nó có suy nghĩ giống nhau, hợp quần lại để tạo hậu thuẫn mạnh hơn cho cái lợi ích của nhóm mình.

The freedom caucus nắm đầu là ông Mark Meadow, CH từ tiểu bang North Carolina, cái group này thì nói là cái Trumpcare không cắt đủ và muốn cắt nhiều hơn. Những thứ nó muốn cắt là:

Đuổi ra khỏi medicaid hết mấy người nghèo càng nhiều càng tốt, không đợi tới 2024 gì hết mà cắt càng nhanh càng tốt. Ngoài ra muốn cắt luôn mấy cái gọi là dịch vụ cần thiết mà Obamacare bắt buộc  bảo hiểm phải cover như : khám thai, chăm sóc sức khỏe cho dàn bà mới sanh và con nít mới đẻ, trị bệnh tâm thần và các bệnh ghiền rượu, ma túy, vật lý trị liệu và dụng cụ xe lăn này nọ cho mấy người cùi trất không hồi phục được (disability), preventive khám phòng bệnh và lab service tiền thử máu, chụp hình scan etc.

Nhóm thứ hai coverage caucus là từ những dân biểu CH mà khu vực của họ có nhiều người nghèo, ghiền ma túy nặng nề ( cái này là cái dịch lớn trong cộng đồng dân da trắng, nó bắt đầu bằng bị thương cho uống thuốc trị đau nhức, rồi bị dính luôn ra xài tới chất trắng). Họ muốn đừng cắt nhiều quá ảnh hưỡng cử tri của họ và sợ cử tri  nổi giận vote nó out trong kỳ bầu cử 2018 sắp tới.

Thành ra hai bên cùng CH mà nó kéo ngược ra hai phía, tạo ra một vấn đề nhức đầu nan giải khó mà thỏa hiệp cho vẹn toàn được.

Một vài chi tiết hậu trường giữa Trump, Paul Ryan, Mark Meadow trong vài ngày qua dẩn tới sự thất bại ê chề của Trump và hạ viện CH được xì ra như sau:

Chiều thứ năm vừa qua, khoảng 30 dân biểu CH từ hai cái caucuses này tới họp với Trump bên White House. Mấy cha nội nói về những vấn đề về chính sách ảnh hưỡng này nọ. Trump nghe không hiểu gì nhiều và chán không muốn nghe nên nói: “ forget the little shit ” (bỏ qua mấy cục cức chuyện nhỏ đó đi)

Mấy cha này nghe Trump nói vậy nhìn nhau không biết Trump nó hiểu cái gì về health care ảnh hưỡng như thế nào cho cử tri và sự ngiệp chính trị của mấy cha dân biểu này. Nhưng họ nhịn và  Trump nhấn mạnh là phải làm cho lẹ lật obamacare và thay thế bằng Trump care trước, rồi ai sống chết ảnh hưỡng tới đời sống cử tri thì tính sau. Trump nói là không lật Obamacare thì 2020 Trump sẽ bị cử tri đập, vì thất hứa thì không có TT CH nào mà có thể thắng DC được, không có TT CH lo cho mấy tụi dân biểu mày đâu. Vì vậy mà phải vote yes ủng hộ tao.

Một trong số mấy dân biểu này nói là mấy cái “little shit” đó là cái mà cử tri quan tâm và dời sống của gia đình họ phụ thuộc vào đó, sự phát triền của quốc gia phụ thuộc vào đó. Ông này nói như sau “ We are talking about 1/5 of our economy” với ý là mấy cái little shit mà Trump cự nự là chuyện của 1/5 của nền kinh tế Mỹ, cho thấy Trump không có cái suy nghĩ xa hay có cái tâm thật sự của một TT lo cho dân trước mà ngược lại lo cho sự ngiệp chính trị của mình mà thôi.

Sau cái cuộc họp đó thì cũng không có ai thay đổi cái vote No của mình cho chắc chắn mà lại nghi ngờ thiện chí cùa Trump nhiều hơn.

Trump thật sự gọi phone sạo sự nói chuyện trên trời dưới đát với mấy dân biểu vote No rất nhiều, nhưng chỉ là vả lả nói chuyện khơi khơi, cười giởn và một chút hăm dọa chớ không đi sâu vô cái vấn đề mà họ thật sự quan tâm. Nên không có nhiều hiệu quả.

Ngày thứ sáu thì Mark Meadow xuống Florida Mar a Lago chơi và bàn tiếp vụ này ở nhà của Trump dưới đó. Đánh golf remember? Hahahahahaha. Đâu có làm ra trò trống gì đâu khi ở đó, toàn là ăn nhậu, xong rồi về. Không có kết quả gì cụ thể.

Ngày thứ ba Trump qua hạ viện nói chuyện với dân biểu CH, Mấy cha này nóng lòng nghe Trump nói nó có chịu nhượng  bộ sửa cái bill đó theo ý họ không. Đùng một cái Trump tuyên bố không bàn thảo gì hết nữa, Theo tao vote yes hay là giữ lại Obama vote no.

Và trong cái speech này Trump nói một cái bạy bạ nhất làm chìm cái Trump care là Trump nó nói nửa thiệt nửa giởn, khi kêu Mark Meadow đứng dậy và nói Mark mà vote no là toa sẽ bụp nó, và ngiêm nghị lại nói  là : “Tôi tin là Mark sẻ vote yes”

Trump nhận xét sai về Mark Meadow, từ khi lên làm sếp cái caucus, ông luôn muốn xây dựng cái cầu giữa cái freedom caucus với Paul Ryan và WH. Ông luôn muốn làm vừa lòng WH và Trump tới mức mấy người khác trong caucus của ông sợ ông theo Trump, phản bội lại cái tôn chỉ bảo thủ cực đoan của nhóm. Thành ra Mark sẻ vote yes theo Trump mà Trump sợ nó vote no, call nó out trước công chúng làm cho nó không thể vote yes theo Trump. Vì làm như vậy nó giống như thằng yếu theo vuốt đuôi Trump thì làm sao làm lãnh đạo cái freedom caucus được. Bởi vây Trump nói là nhà thương thuyết giỏi mà lại đánh giá sai sự kiện này. Mark Meadow ngày nào cũng text cả chục lần với Bannon là cố vân alt right của Trump, mà lại không đoán biết là nó đã theo mình rồi. Còn call nó out đạt nó vô thế không thể vote yes. That was really stupid mà Trump làm.

Ngoài Trump ra, Ryan và Price phải gánh cái trách nhiệm thua bể đầu, chảy máu mủi này. Nhưng tất cả là đổ vô Trump, vì cả Ryan và Price (bộ trưởng y tế) đều dựa vào cái cây gậy thần Trump. Cứ tưỡng như khi tranh cử. Nói lung tung, mistake tùm lum, nhưng dân vẩn bầu cho làm TT. Sorry, kỳ này cái cây gậy thần Trump stick nhỏ quá, quơ không nổi, xìu lơ. ôm đầu máu.

Friday, March 24, 2017

Xú chiêng, Bra, Brassiere, Soutien- Gorge

Có 100 phụ nữ trả lời một cái quảng cáo trên Craigslist, “Cần người bận áo ngực ưng ý nhất của mình và tới một địa chỉ trên San Francisco làm việc”. Sau khi leo lên hết 3 cái cầu thang dài, mấy người nầy được biểu là dùng một cái app trên phone chụp bộ vú của mình, với mục đích coi cái app đó nó tính toán ra cái kích thước bộ ngực của mấy người này ra sao.

Nghe sao mà hào hứng như chuẩn bị làm phim ở truồng hay mưu đồ đen tối làm web về ngực đàn bà gì đây. Nhưng nó thật sự lại là một phiên họp R & D kỹ thuật cao do một phụ nữ có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của MIT. Heidi Zak và chồng cô Dave Spector, là vợ chồng, cùng nhau mở một start up tên là ThirdLove chuyên về làm áo ngực đàn bà.

Vào thời điểm đó, Zak chỉ hy vọng những người tham gia - những phụ nữ từ 17 đến 70 tuổi, và có cái cup size từ AA đến F - có thể giúp chỉnh chu lại cái ứng dụng mua sắm áo ngực trên web của ThirdLove. Hầu hết phụ nữ nào cũng đều đã trải qua một hay nhiều lần mà mua một chiếc áo ngực tệ hại, như cup xệ không thẳng, cái tag làm ngứa ngái khó chịu, cái dây dưới ngực chật bó và cái band gài ngoài sau quá chặt, khiến nó gây ra những gợn sóng ở lưng hoặc trên vú. Nó khổ và không bao giờ chấm dứt, vì không có cái hãng làm áo ngực nào cho tới thời điểm vài năm trước đây mà chế ra một cái áo ngực vừa vặn cho tất cả mọi người. Zak, 37 tuổi, muốn sửa chữa tất cả những điều cà chớn này. Bằng cách sử dụng ứng dụng công nghệ quét (scan) của cô, phụ nữ có thể, theo lý thuyết, có được một chiếc áo ngực phù hợp, đo scan với sự thoải mái ở tại  ngôi nhà của mình, khỏi đi đâu và nó chính xác như  có một người thợ may cá nhân. Sau đó, ThirdLove có thể sử dụng dữ liệu phù hợp của tất cả khách hàng để thiết kế và xây dựng chiếc áo ngực hoàn hảo.

Trong khi làm việc với 100 người phụ nữ của cái focus group đó, Zak nghĩ rằng mình sẽ có cái nhìn sâu sắc nhất về cái ứng dụng scan đo ngực của mình hơn. Thay vào đó, cô nhận ra một điều mà cuối cùng thay đổi ý tưởng ban đầu và xác định ý tưởng kinh doanh mới của cô. Không chú trọng vô cái app không mà còn phải sản xuất ra chiếc áo ngực cho đàn bà bớt khổ, vì mua mười cái áo ngực, mặc coi được thoải mái chỉ có hai cái là mừng húm. Hóa ra, 37% phụ nữ có cái size không nằm ngay cái số standard căn bản mà cứ lọt vô chính giữa của hai số. "Điều đó đã giúp giải thích tại sao đôi bras của tôi không bao giờ phù hợp." Heidi nói.

Trong nhiều năm, những thương hiệu lớn nhất của ngành công nghiệp này  đã dựa vào trên một đôi ngực để làm ra mấy cái size cho hãng mình. Đó là dùng ngực của Dorothy Galligan là một người mẫu nổi tiếng thập niên 1970, Dorothy được coi là hoàn hảo 34B về chu vi, hình dáng, và đó là căn bản standard. Mấy cái size khác là  lên xuống, bự ra, nhỏ lại từ cái standard của Dorothy.

Heidi nhất định thay đổi cái suy nghĩ Dorothy standard đó và tuyên bố một chân lý mới là” Không phải chỉ là Dorothy mà cho tất cả phụ nữ.”

Tuy nhiên, hóa ra việc cố gắng bán một chiếc áo ngực trực tuyến phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán dao cạo. Trên thực tế, nó đã được xem là không thể. Tương tự như vậy về kim cương và nệm, nhưng Blue Nile ( bán kim cương) và Casper ( bán nệm) đã chứng minh khác đi, và trong những năm gần đây, khoãng nửa tá công ty mới nổi lên đã làm như vậy với chiếc áo ngực, muốn thay đổi một ngành công nghiệp trị giá 13 tỷ USD vốn được thống trị bởi Victoria's Secret.

Startup True & Co. sử dụng các thuật toán (algorithm) để match người mua với kiểu áo ngực và AdoreMe là dịch vụ như club buy, trả subscription, ThirdLove  thì chú trọng vô cái chính xác của cái size cho vừa vặn. Áo ngực có rất nhiều thứ cần phải chính xác thì mới làm ra một cái tốt bận ngon lành được. Trong khi đó, một chiếc áo sơ-mi nút chỉ có bốn thành phần như vải, nút, interfacing, và sợi chỉ, Trong khi một áo ngực có khoảng 30 thành phần cần phải quan tâm.

Heidi Zak có một cái resume khỏi chê. Google, Aeropostal, McKinsey (tư vấn thứ dử nhất thế giớ, consultants làm ở đây ra hãng nào cũng muốn dành nhau mướn hết).

Không có chồng cô thì cô không thể xin tiền từ mấy cái venture capitalist ( mấy thằng bỏ tiền cho mấy hãng start up mượn và làm chủ nhiều cổ phần công ty, hãng lên thì nó hốt bạc lại). Thằng chồng này làm cho venture capitalist firm nổi tiếng Sequoia, nên mấy bạn bè nó mới chịu cho mượn tiền. Vì phần đông mấy hảng này không thích đầu tư vào chuyện mà nó không biết nhiều, phần nữa là người làm ở đây phần đông là đàn ông mà ưa bị bắt lỗi là đì đàn bà , nên nói bỏ tiền vô làm xu chiêng nó chê không chịu đầu tư tiền.

Với 5,6 triệu đô ban đầu, sau hai năm, nó làm xong cái ứng dụng scan dùng cell phone camera. Cái app nó đo hai thành phần quan trọng chung quanh cái thân người. The overbust, phần trên, cái vòng thân thể đi qua núm vú. The underbust – cái vòng dưới cái vú, chổ xương sườn. Phần nói  kế tiếp đây quan trọng, cái dữ kiện vửa đo sẽ dược tính toán mà không save giữ lại bởi ThirdLove. Privacy là quan trọng nhất, sau đó, vài giây sau, cái app nó xì ra cái size nào là vừa vặn cho khách hàng.

Vợ chồng này nó biết kỹ thuật nhưng chúng  nó không biết gì về áo ngực. Làm sao mà biết chế đây? Người ta nghĩ tới áo ngực thì nghĩ tới nó là món đồ dính dáng về sexual, nhưng thật sự nó là một sản phẩm cực kỳ khó để tạo ra. Vì vậy, thằng Spector, nó lên LinkedIn lùng kiếm ra được một chuyên gia là Ra’el Cohen, người thiết kế có tên tuổi về đồ lót high end. Cohen được rất nhiều hãng khác mời về làm nhưng nó không chịu, và kỳ này thì thấy Thirdlove thich hợp với nó và nó chịu gia nhập.

Cohen dùng dữ kiện từ bộ ngực của 100 người nói bên trên để làm mẫu mực căn bản thế cho cái Dorothy standard. Và Cohen chế ra được thêm 30% cup size nhiều hơn mấy hãng khác. Phần lớn mấy cái size này nó vừa cho cái size lọt vô chính giữa hai số nói bên trên. Vì vậy nó fit vừa vặn hơn mấy cái hãng khác.

Rồi nó phải di kiếm hãng may sản xuất, nó chọn Mexico cho gần San Francisco vì nó biết phải chạy qua chạy lại canh chừng coi cho nó làm đúng đắn theo cái ý của ThirdLove. Nó bị kẹt chổ này vì hãng Mễ này nó không biết mua cái móc sao cho nó không bị móc vô da. Nó cứ đi kiếm từ mấy cái chổ cung cấp móc thông thường cho mấy chỗ làm áo ngực. Spector nó ép rát, thằng cha Mễ rốt cuộc cũng kiếm dược chỗ chịu làm cái móc ngon hơn đúng ý của ThirdLove.

Cuối cùng thì nó launch lần đầu 7 cái xú chiêng khác nhau. Sau ba tháng nó chọn cái mẩu bán nhiều nhất và loại bỏ 6 cái khác. $68 một cái. Thiên hạ khoái quá mua ì xèo.

Hãng này nó chịu chi tiền cho cái nhỏ nhặt nhất tạo ra thoải mái nhất cho người bận, sau này nó qua Tàu vì bên đó có nhiều đồ dể cung cấp phong phú hơn Mễ ,vì nhiều hãng làm áo ngực tập trung bên đó.

Năm 2015 nó cho ra lò bra không dây nhưng nó thất bại lớn vì bận cứ tuột xuống hoài.vì cái đó nó có hình dạng chử C, mà nó độn mấy cái foam dầy quá thành ra nó không ôm khít vô vú mà như là độn lên nên no good. Cohen nó tốn gần 2 năm để sữa và rốt cuộc nó làm được bằng cách tìm vật liệu mềm và tăng độ cong cho nó bao cái vú lại nhiều hơn thay vì độn lên. It was a big hit. Làm không kịp để bán.

Hãng nó bán 50,000 ngàn bra một tháng. Trung bình khách hàng mua cái thứ nhì trong vòng 45 ngày. Cái ăn tiền là cái size chính giửa và tất cả chuyện nhỏ nhặt nhất thỏa mãn người bận nó.

Lý do tôi nói về đề tài này là vì cái comment của ông Tâm La và chị Lụa nói về áo dài lúc thiên hạ bận đi chợ tết. Tôi luôn cho là nhiều phụ nữ bân áo dài không để ý hay không biết hay cái lý do gì không biết, thường không để ý tới đồ lót bận bên trong, thấy linh hồn hết, rồi bra không fit làm nó nhìn xấu khó coi. Nhưng đây là một cái taboo, không nhiều người nói ra public, nên nó không improve gì hết. Nó giết đi cái spirit của cái áo dài, theo tôi nghĩ.

Tôi không care mấy về cài kiểu này nọ biến chế, vì nếu nó không giống cái áo dài thì nó không là áo dài đối với tôi. Thật sự thì người ta bận gì bận tôi không mắc mớ, nhưng nhiều khi ngượng người nên cứ nhớ cái chuyện này khi nói tới áo dài. Nhưng nói mà không đưa ra cái làm sao sửa, thành ra đó là lý do kiếm cái đề tài này để cho biết là có giải pháp.

Anyway, tôi không cổ vũ cho xài tiền mua high end bra, áo dài có ngàn năm, hồi xưa bận không có high tech bra vẩn đẹp như thường. Chỉ là bây giờ thì có option làm cho dể hơn, đẹp hơn. Hehehehehehe enjoy high tech bra thiên hạ, in a elegant way.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Some examples of good áo dài ......




 Super cool lady bận áo dài  đi velo solex- I love it




Áo dài nữ sinh Gia Long - Pride - to show a force to be reckoned with - Go nữ sinh việt -

Cho Diệu Quách.

Obamacare is the law of the land - Trumpcare dead - Trump chịu thua vì không đủ phiếu để bải bỏ Obamacare như đã hứa với cử tri bầu cho mình.

Trump tranh cử TT nói là Obamacare là dởm và sẽ hũy bỏ ngay và thay thế bằng một bảo hiểm rẻ và tốt hơn khi đắc cử.

Well, well, Trumpcare đưa ra, CBO nói là mấy chục triệu người sẽ mất bảo hiểm, tiền sẻ tăng. Hội bác sĩ chống, hội người hưu trí chống, hội y tá chống, hội nhà thương chống .....

Ngay ngày hôm qua đáng lẽ là ngày vote trong hạ viện để bải bỏ obamacare. Trump làm dử, gọi người này, kêu người kia hù biểu phải vote yes cho nó. Hôm qua không đủ phiếu dời qua hôm nay thứ sáu. Trump làm dử hơn nói không bàn thảo gì hết nửa. Phài vote, phải vote. Paul Ryan chủ tịch hạ viện dạ dạ quì mọp liếm giày Trum dạ dạ để con ráng.

Well well well, sáng nay khi thức dậy Paul Ryan chạy qua White House khóc nói không có đủ phiếu dể loại bỏ Obamacare. Trump nói tới luôn bác tài phải vote, thằng nào không nghe chém, đưa tên nó lên báo bêu xấu, cắt tiền tái tranh cử, kiếm người khác ra cạnh tranh với nó khi tái tranh cử.

Well well 4:30 chiều. Trump và hạ viện rút cái bill lại chịu thua, không vote nữa. Vì không đủ phiêu, vote thua mất mặt và làm kẹt mấy thằng vote yes, bị mang tiếng mà cũng không thông qua được.

Trump nói nó là siêu nhân khi đi thương thảo là phải thắng không ai làm được như nó.
Nhà thương thảo hay nhất thế giới, ôm đầu máu bữa nay, chịu thua. Đau hơn hết là thua người trong đảng CH của mình. Nói chúng không nghe. hahahahahahaha.

Chỉ có 17% dân Mỹ ủng hộ cái Trumpcare mà thôi. Đợi coi sao? Trump nó sẽ làm khó dể không chi tiền Obamacare cho nó tệ hơn sập tiệm để đỗ thừa,

Trump sạo không giữ lời hứa với cử tri bầu cho mình. Bữa nay rớt mặt nạ quê xệ, kéo lên. Trump là thằng xảo trá nhất.

Saturday, March 18, 2017

Đức không thiếu Mỹ một xu tiền bảo hộ gì hết. Trump nói bá láp.

Sau khi meeting với Merkel, sáng thứ bảy Trump lại nổi khùng tweet là Đức thiếu nợ tiền Mỹ quá nhiều tiền để bảo vệ Đức qua khối NATO và phải trả tiền này lại cho Mỹ.

Trump nói bậy tùm lum tùm la như con nít quậy. Ai có coi cuộc meeting hôm qua giửa Trump và Merkel thì thấy rỏ. Chancelor Angela Merkel làm sếp Đức mười năm nay và là một lảnh đạo tài ba, quan trọng của thế giới, được sự kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia khác.

Như bài viết trả lời người còm không tên trong blog này hai ba ngày qua về NATO. Tôi nói là cần phân biệt tiền đóng cho ngân sách chi tiêu của khối NATO và ngân sách quốc phòng của các xứ trong khối này.

Cái Trump nói Đức thiếu nợ và phải trả cho Mỹ là sai. Đức không có thiếu xu kẻng nào cho Mỹ hết và không phải trả cắc bạc nào cho Mỹ hết.

Cái mà Trump nói nó là như thế này. Trong thời Obama, thì ông O cũng cự nự NATO là ngân sách quốc phòng của các quốc gia trong khối, ít hơn Mỹ nhiều quá và cần phải tăng lên để cho tự mạnh hơn gánh vác chuyện quân sự, nhiều lính, máy bay, hỏa tiển hơn. Những thứ này nhiều hơn thì NATO càng mạnh hơn, còn nếu cứ dựa vào sức mạnh quốc phòng của Mỹ không, thì không hiệu quả bằng nhiều cái mạnh của cả khối cộng lại.




Các quốc gia trong NATO nói là đồng ý là tăng ngân sách quốc phòng lên ít nhất là 2% của GDP xứ mình và đặt ra là tới năm 2024 đạt cái chỉ tiêu 2% này.

Khi Nga quánh chiếm Crimea bên Ukraine thì mấy xứ NATO đều tự nguyện lo cho mình và tăng ngân sách quốc phòng nhiều lên vì sợ Nga bụp. Các xứ có biên giới chung và là chư hầu củ của Nga thời Sô Viết lật đật tăng ngân sách quốc phòng, để phòng chống Nga,  như Ba Lan, Latvia Estonia…. Bốn xứ có ngân sách quốc phòng 2% ngoài xứ Mỹ ra ( 3.5% GDP) là Greece, Estonia, Poland and UK.

Ngân sách quốc phòng Đức sau thế chiến thứ hai thì không có nhiều, giống như Nhật vì không muốn hiếu chiến nổi cơn lên đánh tùm lum như thế chiến thứ 2. Đức giờ ngân sách quốc phòng tăng đáng kề sau này lên tới 1.4% GDP và on track dể đạt chỉ tiêu năm 2024. Trump bây giờ mà la lối vậy làm cho Merkel khó mà vận động chánh phủ Đức tăng ngân sách quốc phòng vì không ai muốn là sợ Trump, nó nói gì phải làm theo. Vì vậy đây là cái chiêu nghe dao búa tưởng bở nhưng lại là cách thiếu hiệu quả nhất.

Và nhắc lại tăng ngân sách quốc phòng không có nghĩa là tiền đó phải trả cho Mỹ như tiền bảo kê như Trump nói. Đức không thiếu Mỹ gì hết ngoài cái cần trả cho Trump một cục địt thúi vô mặt vì nói ngu bừa bải, mị dân Mỹ lấy tiếng là mình rambo vai u thịt bắp nói ai cũng phải nghe lấy phiếu dân Mỹ.

Ba thí dụ về cái tiền ngân sách quốc phòng không phải là tất cả để Mỹ có được chuyện mà nó muốn, cho thấy về sự phụ thuộc của Mỹ vào khối NATA để Mỹ thực hiện được cái chiến lược về  an ninh, quốc phòng, kinh tế và cả về cái vai trò lảnh đạo của xứ Mỹ.  NATO và Đức là xứ mạnh trong khối, gánh vác và giúp Mỹ nhiều nhất trong cái chiến lược làm cha thế giớ này.

Vụ bụp Iran về cấm vận ép nó vô ký hiệp ước với Mỹ về vũ khí nguyên tử. Mỹ từ 1979 đâu có liên hệ ăn uống qua lại nhiều với Iran đâu, nên cấm vận kinh tế Iran, Mỹ không bị ảnh hưỡng một ly ông cụ gì hết trong khi châu Âu, mấy xứ  trong NATO chịu bất lợi về kinh tế làm ăn với Iran nhiều hơn nhưng tụi nó cắn răng theo Mỹ cấm vận Iran. Không có NATO ủng hộ thì cấm không được khỉ khô gì hết là Mỹ kẹt cứng vì Iran ghét Mỹ và muốn đục Mỹ nhất. Chuyên này chưa lớn mấy.

Chuyện với Nga mới lớn, cấm vận Nga vụ nó chiếm Crimea Ukraine, Europe /NATO mất đi một lợi tức 700 tỉ đô  và 2 triệu việc làm. Và sự thật thì sau thế chiến thứ hai, Đức và NATO chịu thiệt rất nhiều để ủng hộ Mỹ trong chiến lược chận Nga trong thời chiến tranh lạnh mà nó có kể gì đâu cho tới bây giờ cũng vậy.

Chuyện thứ ba là Đức hứng chịu và nhận tị nạn Syria tốn một năm 30, 40 tỉ Euro, Merkel hứng chịu tới cả nguy cơ mất job chancelor của mình về vụ này để gánh bớt cái khũng hoảng tị nạn Syria này với Mỹ. Tị nạn bên Trung Đông là hậu quả từ chiến tranh Iraq và một lô lổi lầm mà Mỹ tạo ra từ thời George Bush, quậy nát tùm lum tè le ra chớ đâu phải xứ nào bên Europe đòi đánh Iraq đâu.



NATO và Đức là thành viên quan trọng nhất, đồng minh kiên cường nhất với Mỹ không thiếu Mỹ xu nào hết. Không có NATO giũ yên thế giớ tránh thế chiến thứ 3 xảy ra trong vòng 6, 7 chục năm nay tạo ra thịnh vượng cho cả thế giới, mà dựa vào đó mà Mỹ duy trì được cái ngôi number 1 cường quốc của mình, cho dân mình yên ổn kiếm tiền nhiều hưởng thụ khỏe re.  Trump lại tè le nổi khùng nói bậy bạ quậy tùm lum.

Friday, March 10, 2017

Đàn ông mua bảo hiểm mà có trả tiền cho đàn bà đi đẻ là không công bằng??

Bảo hiểm sức khỏe là một phương pháp dùng để làm giảm bớt cái rủi ro về tài chánh khi bị bệnh không tiền chữa. Nó vận hành như là một nhóm, mọi người đóngmột số tiền mổi tháng một chút vô chung lại, hãng bảo hiểm lấy tiền thằng khỏe trả cho thằng bệnh, dung hòa ra cho mọị người khi cần đến thì có tiền trả món tiền lớn trị bịnh.

Vậy mà thằng cha Ryan chủ tịch hạ viện nó nói lấy tiền thằng khỏe trả tiền cho thằng bệnh là trật nên Obamacare tiêu tùng. Trong khi cái việc lấy tiền thằng khỏe trả cho thằng bệnh là cái cốt lõi, là principle  của bảo hiểm.

Ryan: The whole idea of Obamacare is...the people who are healthy pay for the...sick. It's not working, & that's why it's in a death spiral

Rồi CH nó nói là Obamacare nó bắt đàn ông trả tiền đi đẻ là không công bằng??? chổ nào bán bảo hiểm mà được lựa cái gì không cần thì không mua? Nghe thì thấy hợp lý, nhưng cái ý tưởng của bảo hiểm là mọi người đóng tiền, người không cần trả cho người cần, qua lại, đong đo thì có tiền để trả khi cần tới.

By the way, thằng đàn ông không chọt con đàn bà thì làm sao mà con mẹ có bầu, mà nói là không cần mua bảo hiểm đẻ vì đàn ông không bao giờ đẻ. Khùng thiệt mấy cái ý tưởng ruồi bu này. Thằng liệt dương nói không muốn mua bảo hiểm mà cover cho đàn bà đi đẻ, thì có thể nghe đở thúi. Right?

Sự tiến triển của hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Hoa Kỳ bắt đầu vào những năm 1920, khi trị bịnh là chọn cái cách trị từ một cái list, mà trong đó cách nào cũng là bá láp hết.

Lúc đó có tiến sĩ John Brinkley, là một thí dụ điển hình, trên đài phát thanh Mỹ với các chương trình tư vấn sức khoẻ của ông. Bất kỳ vấn đề sức khỏe gì mà thiên hạ bị dính, Brinkley điều có một giải pháp tuyệt vời: cấy ghép một gland của con dê vào cơ thể của người bịnh. Ông cho rằng nó là hoàn hảo cho mọi thứ từ chứng sa sút trí tuệ đến bất lực đến đầy hơi. Nhưng nếu lý do nào đó, một con dê không chữa được các chứng bệnh của bạn, bạn luôn có thể sử dụng chất tắm nước điện từ của Bonnore hoặc dầu rắn, Snake Oil của Clark Stanley. Nó giống như T3CB (thầy ba cầu bông) trong blog này hahahahahaha.

Trong thời kỳ đó, hầu hết chăm sóc y tế ở Hoa Kỳ cơ bản là như thời trung cổ - một loạt các loại thuốc không làm được trò trống gì cả. Chỉ được cái là mấy cái potions thuốc tể này  giá rẻ thúi. Chăm sóc sức khoẻ là một phần nhỏ của ngân sách hàng năm của một người bình thường. Năm 1900, người Mỹ trung bình chi $ 5 mỗi năm về chăm sóc sức khoẻ (100 đô la tiền hiện nay). Không ai có bảo hiểm sức khoẻ, bởi vì ai mà cần mua bảo hiểm cho một cái gì đó mà có chi phí chỉ có $ 5 một năm.

 Bảo hiểm y tế đầu tiên - Trước khi sự ra đời của y học hiện đại, các bệnh viện là những “ngôi nhà nghèo”, nơi những người nghèo khổ đến đó để chết. Sau đó đến sự xuất hiện của thuốc có hiệu quả để trị bịnh, đặc biệt là kháng sinh, cùng với một cuộc cách mạng trong các trường y khoa.
Sử gia kinh tế Melissa Thomasson nói, "các bệnh viện làm tiếp thị quảng cáo là nơi để đẻ con." Giáo sư tại Đại học Miami ở Ohio cho rằng, mãi đến đầu thế kỷ 20, các bệnh viện mới đã có thể tập trung vào cách trị bịnh mà làm cho thiên hạ hết bệnh, một kết quả làm cho con người thật sự hết bệnh và  vui vẻ.

Chăm sóc sức khoẻ trở nên hiệu quả hơn và tốn kém hơn nhiều. Làm sạch bệnh viện, giáo dục đào tạo bác sỹ và nghiên cứu về dược học thực sự tốn kém. Nhưng người ta tỏ ra sẵn sàng trả giá cho việc chăm sóc khi họ thực sự bị ốm, nhưng vẫn chưa phổ biến để đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bệnh là có thể có cơ hội chết nhiều hơn sống.

Vào cuối những năm 1920, các bệnh viện nhận thấy hầu hết các giường ngủ của họ đều trống rỗng mỗi tối. Họ muốn có được những người không phải là người ốm yếu trầm trọng trám vô mấy chổ trống này để kiếm them tiền.

Một quan chức tại bệnh viện đại học Baylor ở Dallas nhận thấy rằng người Mỹ, trung bình, đang chi tiêu nhiều hơn cho mỹ phẩm hơn là chăm sóc y tế. "Thiên hạ chi tiêu hơn một đô la mổi lần cho mỹ phẩm và không nhận thấy là chi phí như vậy là cao," ông nói. "Thư ký quầy tiếp tân có thể trả 50 xu, 75 xu hoặc 1 đô la một tháng, nhưng phải mất khoảng 20 năm mới để dành được một khoản tiền lớn cho một hóa đơn bệnh viện ".

Bệnh viện Baylor bắt đầu tìm kiếm một cách để người dân bình thường ở Dallas có thể trả tiền cho việc chăm sóc sức khỏe theo cùng một cách mà họ trả tiền cho son môi - một chút mỗi tháng. Các nhân viên bệnh viện bắt đầu làm nhỏ từ từ, họ đưa ra một cái deal với một nhóm giáo viên trường công tại Dallas. Họ đưa ra một kế hoạch cho các giáo viên phải trả 50 xu mỗi tháng để đổi lấy Baylor trả hết tiền phí tổn khi họ bệnh cần vô bệnh viện.

Khi cuộc đại suy thoái xảy ra 1929, gần như mọi bệnh viện trong nước Mỹ đã chứng kiến ​​sự biến mất của bệnh nhân vì không ai có tiền ăn lấy gì vô bệnh viện trị bịnh. Và từ đó ý tưởng của Baylor trở nên phổ biến. Cuối cùng nó có một cái tên: Blue Cross.

Bảo hiểm hiện đại bây giờ - Chẳng mấy chốc, bảo hiểm của Blue Cross đã có mặt ở hầu hết các tiểu bang, mặc dù không nhiều người mua. Rồi tới bảo hiểm sức khõe cho công nhân làm việc trong một hãng cũng dựa theo cái ý tưởng của Baylor Blue Cross này. Một chất xúc tác khác: Thế chiến II. Thomasson nói rằng nếu cuộc đại suy thoái vô tình tạo cảm hứng cho sự lây lan của bảo hiểm y tế, thì  thế chiến thứ 2 lại vô tình lan truyền ở khắp mọi nơi cái ý tưởng về việc chủ hãng cho bảo hiểm sức khỏe free cho công nhân làm việc của hãng mình.

Thomasson nói: "Nền kinh tế trong thời chiến tranh là một cái game hoàn toàn khác biệt. Chính phủ phân phối hàng hóa theo chỉ tiêu có liều lượng (government rationed goods) ngay cả khi các nhà máy tăng sản lượng mà cũng không đũ nên cần thu hút công nhân làm thêm hết ga luôn. Chủ nhà máy cần một cách để thu hút nhân viên. Nên chủ nó  quay sang phúc lợi, cung cấp kế hoạch y tế nhiều hơn và rộng rãi hơn cho nhân viên.

Bước kế tiếp trong sự tiến triển của việc bảo hiểm sức khoẻ cũng là một chuyện không có tính toán mà tự nhiên tình cờ xảy ra. Năm 1943, Sở thuế miễn thuế cho cái bảo hiểm sức khỏe mà hãng cho công nhân. Một luật thứ hai, vào năm 1954, làm cho lợi hơn nữa về thuế má này, làm cho việc chủ hãng cho bảo hiểm sức khỏe cho công nhân càng thêm hấp dẫn hơn.

Thomasson cho rằng các biện pháp này có tác động rất lớn vào việc người dân có bảo hiểm sức khỏe. " Bắt đầu từ 9 phần trăm dân số năm 1940 đến 63 phần trăm vào năm 1953".Trong thập niên 60, 70 phần trăm dân số được bảo hiểm bởi cách này hay cách khác từ bảo hiểm y tế tư nhân, một cách tự nguyện. "Ông nói thêm:" Mọi người bắt đầu nhào vô, và bảo hiểm sức khõe tăng trưởng mạnh mẽ.

Vì vậy, bảo hiểm dựa trên chủ cách hãng cho, bắt đầu với bảo hiểm Blue Cross cho các giáo viên Texas và nó lan rộng vì sự kiểm soát giá cả của chính phủ và các khoản giảm thuế, đã trở thành hệ thống bảo hiểm sức khỏe của người Mỹ. Vào giữa những năm 1960, Thomasson nói, người Mỹ bắt đầu thấy hệ thống đó - trong đó những người có công việc tốt được chăm sóc sức khoẻ thông qua công việc và hầu hết mọi người khác không có bảo hiểm từ hãng cho đều trông chờ vào chính phủ - như thể nó là thứ tự nhiên của sự vật.


Nhưng với Thomasson và các nhà sử học kinh tế khác, không có điều gì tự nhiên hay không thể tránh khỏi. Thay vào đó, họ coi đây là kết quả sâu sắc của các chuyện không dự định xảy ra trong lịch sử (historical accidents)

(Phần lớn là dịch lại từ article từ npr về lịch sử bảo hiểm sức khỏe của Mỹ ) 

Friday, March 3, 2017

Mỵ Châu bứt lông ngỗng rải ra để làm dấu cho Trọng Thủy chạy theo kiếm .... Chuyện thời ông Trump.

Mấy ngày qua hàng loạt tin tức về chánh quyền Trump dính dáng nói chuyện với đại sứ Nga trong thời gian còn tranh cử. Kỳ này lòi ra tới bộ trưởng Tư Pháp Jeff Session, khi ra điều trần trước Quốc Hội lúc chuẩn bị nhận chức, nói là không có nhớ nói chuyện gì hết với Nga lúc ông còn làm cố vấn cho ban tranh cử của Trump. Rồi khi tin bị xì ra thì mới đầu chối sau đó thì nhớ rỏ ràng nói cái gì, được mời ăn lunch ở đâu mà ông từ chối không đi. Khoảng cách giũa 2 sự kiện chỉ cách nhau hơn một tháng. Sao mà mau quên rồi nhớ lại nhanh như vậy.

Kết quả là ông nói sẽ rút ra không dính dáng vô chuyện điều tra hay tòa xử về việc chánh quyền Trump và Nga trong cuộc bầu cử, nếu chuyện thưa kiện xét xử xảy ra. ( Lý do là vì nếu xử ra tòa về việc Trump dính dáng với Nga, thì cơ quan điều tra xử là bộ tư pháp mà ông là bộ trưỡng và bị xì ra là người liên lạc nói chuyện với Nga lúc còn làm cố vấn tranh cử của Trump, không thể vừa là ăn cướp vừa là ông tòa)

Mấy cái chuyện lòi ra nó dính dáng tới cái việc chính quyền Obama lúc tranh cử bắt đầu thấy xuất hiện tin tức là Nga xía vô chuyện bầu cử Mỹ. Coi tiếp về cách thức giử lại dử kiện sau đây:

Trong những tuần cuối cùng của chính quyền Obama, nhiều vấn đề liên quan tới việc Nga và ban tranh cử của Trump, nói chuyện cấu kết với nhau để hạ Hillary trong cuộc vận động bầu cử. Những dử kiện tình báo bắt đầu xuất hiện và các phân tích viên tình báo Mỹ thật sự quan tâm vì các tin tức này nó quá ư là khả tin và quan trọng, các quan chức đã bắt đầu lo lắng rằng kết quả của cuộc điều tra đang diễn ra về việc Nga hacking cuộc bầu cử  TT Mỹ có thể có được cuốn dưới tấm thảm giấu nhẹm mất tiêu, khi Tổng thống Trump nhậm chức. Vì vậy họ quyết định để lại dấu vết bằng cách rải “bánh mì vụn” (Mỹ nói rải bánh mì vụn bread crumbs, VN nói là rải lông ngổng) cho các nhà điều tra của Quốc hội dể theo đó để tìm thấy, sau này, khi cần tới, như là bằng chứng để tiếp tục diều tra cho ra sự việc, theo một báo cáo từ The New York Times.

Trong thời đại khác, các dấu vết giấy tờ có thể đưa ra những hình thức ghi chú nhồi vào một hộp trong một kho lưu trữ và dể dàng bị bỏ quên. Nhưng giờ là thế kỷ 21, một số “bánh mì vụn” đã được trình lên một wiki trực tuyến. Theo Times, nhân viên tình báo trong các cơ quan khác nhau vội vã để hoàn thành phân tích thông tin tình báo về hacking Nga và nộp kết quả, ở mức độ phân loại thấp ( phân loại càng thấp thì càng có nhiều nhân viên tình báo coi dược và không bị tự lộ diện như nếu dể ở chổ tối mật tạo ra chú ý và dể bị chánh quyền mới của Trump phát hiện và đem giấu mất) trong một trang web giống như Wikipedia bí mật cho các nhà phân tích tình báo. Ở đó, các thông tin sẽ được truy cập rộng rãi trong cộng đồng tình báo.

Cái trang web đó, gọi là Intellipedia, đã được chế ra khoảng hơn một chục năm nay. Nó được tạo thành từ ba wiki khác nhau, ở các cấp độ phân loại khác nhau: một wiki cho các thông tin nhạy cảm nhưng không được phân loại, một thông tin bí mật, và  các thông tin tối mật. Mỗi wiki chỉ có thể được truy cập bởi các nhân viên ở 17 cơ quan tình báo của Hoa Kỳ, là những người có security clearance. ( khi làm việc với chính phủ, tùy theo mức độ cần thiết để coi tài liệu mật, Mỹ nó chế ra cái này để xét lý lịch coi người làm việc đó có dấu vết hay cái gì khả nghi không thích hợp cho việc coi tài liệu mật, một thí dụ như không có thể có security clearance tối mật nếu là công dân Vn, hay công dân Mỹ có cha mẹ hay anh chị em ruột còn ở VN, Mỹ nó sợ những người thân bị bắt làm con tin để áp lực người thân nhân làm bên Mỹ coi hồ sơ mật giao lại cho VC, đại khái là vậy)

Intellipedia đã được chính thức ra mắt vào năm 2006, nhưng tăng trưởng chậm lúc đầu. " Hầu hết người xài cái này đề hoài nghi không biết nó có giúp ích dược trò trống gì không," Carmen Medina, cựu giám đốc CIA chuyên nghiên cứu về tình báo và là một trong những quan chức đầu tiên chấp thuận dự án này cho biết. "Các nhà phân tích đã không được thực sự thấy cái gì lợi cho riêng họ khi bỏ tin tức thu thập được, đóng góp vào Intellipedia."

Kể từ đó, các wiki đã phát triển đều đặn. Theo một thông cáo kỷ niệm thứ hai của trang web, hệ thống đặt gần 50.000 bài viết của tháng ba năm 2008. Vào tháng Giêng năm 2014, cả ba lĩnh vực chỉ có hơn 269.000 bài viết, hơn 40 phần trăm trong số đó được tìm thấy trên wiki bí mật hàng đầu.

Được xây dựng trên nền tảng software tương tự như Wikipedia, bài viết của Intellipedia thường được copy trực tiếp từ bách khoa toàn thư miễn phí, nhưng với thông tin được phân loại nhạy cảm gia tăng theo các nhà phân tích. "Về mọi thứ xảy ra mà có ý nghĩa quan trọng, là đều có có một trang Intellipedia thêm vô," Sean Dennehy, một trong những sáng lập viên của trang web, nói với tờ The Washington Post vào năm 2009. Thí dụ một bài viết về các cuộc tấn công khủng bố ở Mumbai bình thường, sau do919 thì phân tích gia tình báo đọc và thêm vô những chi tiết liên quan mà họ có được, vô bài nguyên thủy ( bài báo bình thường lúc đầu). Kết quả sau cùng là bài nguyên thủy đã được lấp đầy với các thông tin nhạy cảm trước khi nó đã được báo cáo phổ biến trong báo chí, Dennehy nói.
Trong năm 2009, Dennehy và Don Burke, cả hai chuyên gia phân tích của CIA, đã giành được huy chương “ Service to America” ( phục vụ cho Xứ Mỹ) từ công việc làm của họ trên Intellipedia.

Không giống như trên Wikipedia, chỉnh sửa Intellipedia được gắn liền với tên tuổi của người phân tích. "Chúng tôi muốn mọi người thành lập cái reputation (tiếng tăm riêng của mình)," Thomas Fingar, cựu Phó Giám đốc tình báo quốc gia về phân tích tại ODNI, cho biết tại một sự kiện tại Hội đồng Quan hệ Ngoại giao trong năm 2008. "Nếu bạn thực sự tốt, chúng tôi muốn mọi người biết bạn tốt. Nếu bạn đang có những đóng góp, chúng tôi muốn điều đó được biết đến. Nếu bạn là một thằng ngốc, chúng tôi cũng muốn mọi người biết đến luôn ".


Intellipedia có thể đã thấy giao thông tăng vọt  trong tuần này: Nếu không có gì khác, các lời khen tụng shout out từ báo NY Times có thể đã chỉ cho các nhà phân tích mò mẩm kỹ lưỡng các trang này để xem những tin tình báo gì đã rải trong đó và giữ cho nó không bị mất.