Friday, December 22, 2017

Chúc Mừng Giáng Sinh

It's the most wonderful time of the year

With the kids jingle belling
And everyone telling you be of good cheer

It's the most wonderful time of the year

It's the hap-happiest season of all
With those holiday greetings and gay happy meetings

When friends come to call
It's the hap-happiest season of all



Mùa lễ không chỉ là để nghỉ giải lao cần thiết, nó còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những gì quan trọng: tình yêu, mối quan hệ và gia đình. Trong khi đối với nhiều người, đó là thời gian của nhau, tha thứ và yêu mến, đối với những người khác, đó là thời gian cô đơn cực kỳ.


Đừng đứng một mình

Mặc dù mình có thể bị cám dỗ ngủ đông như con gấu, đặc biệt là khi trời lạnh, chống lại sự cám dỗ và đi ra khỏi chổ đó. Cố gắng đi đến các bữa tiệc, nơi mà mình sẽ gặp những người mới và tham gia các cuộc trò chuyện mới. Không có gì hay hơn là kết được bạn mới. Tin tôi đi, một người hay ru rú một mình. Hahahahaha

Hãy để quá khứ ở trong quá khứ
 
Giữ quá khứ nơi nó thuộc về, và thay vào đó tập trung vào những gì mang lại trong tương lai

Thả nó ra
 
Không kiềm chế cảm xúc về bất kỳ cơn đau nào đang trải qua.
Nhận ra những gì đau đớn không thích và sử dụng nó như là một cơ hội
để đặt mình lên cho tương lai.

Tự đãi mình
 
Thay vì nhăn nhó làm khó khăn cho bản thân, hãy tự đãi cho mình.
Chọn một cái gì đó dù cho có nhỏ nhoi phù phiếm để hưởng,
biểu hiện cái giá trị và tự tôn trọng mình.
Điều này sẽ báo hiệu cho người khác rằng mình có đầy tự tin,
và sẽ mời những người khác đối xử với mình với sự tôn trọng tương tự.







Wednesday, December 20, 2017

Luật thuế mới lợi hại ra sao? Cái nhìn xuống từ 5000 thước .

Luật thuế vừa được thông qua lưỡng viện quốc hội  với 66% người dân nghĩ là chỉ giúp cho dân giàu và công ty Mỹ. Một điều khoản trong cái luật thuế này là hủy bỏ luật bảo hiểm của Obama bắt buộc tất cả người dân phải mua bảo hiểm y tế nếu không thì phải nộp phạt, với điều khoảng này bị hủy bỏ, Obamacare sẽ từ từ sụp đổ.

Trở lại luật thuế mới này nó thật sự chỉ giảm thuế có lợi cho công ty và giới thật giàu, còn người nghèo và giới trung lưu thì không có lợi gì nhiều hết. Một lý do chánh là khi giảm thuế thì nhà nước thu tiền vô ít, thu vô ít thì phải cắt tiền xài chi ra thì mới cân bằng ngân sách. Cắt tiền nhà nước chi ra là cắt bảo hiểm y tế, chương trình tài trợ người nghèo. Hay nói một cách khác là cắt tiền của người nhà nghèo, lấy tiền đó, cho lại người giàu sụ và công ty qua luật thuế này.

Có bốn nguyên tắc chi phối tất cả mọi chính sách mà trong hơn 2 trăm năm nay, từ ngày xứ Mỹ được thành lập. Đó là nền tảng đưa nước Mỹ tới vị trí hàng đầu, lãnh đạo thế giới cho tới nay. Luật thuế mới này không có một chút xíu nào dính dáng, không những không giúp được gì tới mà còn đi ngược lại những nguyên tắc này.

Thứ nhất, người Mỹ luôn đầu tư vô việc đào tạo nâng cao kỹ năng người dân qua khỏi tất cả những đòi hỏi căn bản của kỹ thuật ở thời đại đó. Ở những năm thời trồng bông vải, máy kéo sợi thì là chú trọng vô học tiểu học cho đại chúng. Tới thời kỳ làm nhà máy sản xuất thì là trung học phổ thông. Bây giờ thì thời kỳ computer, trí thông minh nhân tạo, thì trọng tâm giáo dục phài là trính độ sau trung học cho tất cả và tiếp tục nâng cao kiến thức trí tuệ trong suốt cuộc đời. Nếu thật sự luật thuế được cấu trúc để nhắm vào mục tiêu này thì phải là miễn thuế, khấu trừ thuế cho tất cả những gì liên quan tới việc đi học sau trung học, để khuyến khích người dân trau giồi thêm kiến thức cần thiết cho những công việc đòi hỏi trình độ cao. Ngược lại thay vào đó là cắt thuế cho dân giàu và miễn thuế cho tài sản mà con cái những người này thừa hưởng. Trong cái dự luật đầu tiên họ còn bắt người đi học cao học làm việc nghiên cứu giúp mấy ông thầy làm nghiên cứu sinh phải đóng thuế không những tiền đi làm đó mà còn công vô luôn tiền học tính chung như lợi tức. Thiên hạ chửi bới quá xá về vụ này nên nó được loại bỏ, không còn nằm trong cái dự luật phiên bản cuối cùng nữa.

Thứ hai, người Mỹ bỏ tiền vô xây hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống, phi trường , hải cảng, internet, v.v.. Cái luật thuế mới này không có một điều khoản nào dành cho công việc này, thay vào đó. Với giới hạn khấu trừ thuế tiểu bang và thành phố quận hạt nên nhà nước tiểu bang sẻ thu vô ít nên không có nhiều tiền chi ra cho hạ tầng cơ sở và với thiếu hụt ngân sách vì miễn thuế cho công ty có thể lên tới 1500 tỉ đô thì khó mà kiếm ra tiền đầu tư vô sữa đường sá cầu cống xuống cấp này.

Thứ ba, một trong những thuế má mà cần phải đánh mạnh vô để giảm bớt ô nhiểm gây ra bởi khói dơ bẩn là carbon tax, thì lại không thấy nói gì tới. Nó sẻ làm trì trệ một kỹ nghệ xanh làm ra tiền, tạo ra nhiều việc làm lương cao mới và giảm ô nhiểm trái đất. Như năng lượng từ gió, mặt trời, sóng biển thủy triều lên xuống. Nhường địa vị lãnh đạo kỹ nghệ xanh này cho Trung Quốc và công nhân của họ.

Một điều may mắn là khi chánh quyền Trump loại bỏ những bao cấp trợ giúp những kỹ nghệ xanh này thì một số nghị sĩ trong quốc hội chống và chặn Trump lại vì tiểu bang của họ bị ảnh hưởng nặng. Điển hình như Iowa Chuck Grassley cứu được tài trợ credit cho kỹ nghệ turbin gió.

Dean Heller cứu xe điện credits vì nhà máy làm bình ắc quy cho xe Tesla ở Reno, Rob Portman ở Ohio.

Thứ bốn, cả trăm năm nay luật di trú thu hút chất xám, và nhân công cần cù làm việc từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Những người di dân mới này thường là người ra mở hãng xưởng tạo việc làm và đóng góp rất nhiều trong các chương trình nghiên cứu khoa học giúp cho mình có được những tiện nghi như internet, GPS, microwave oven, v.v.. Cộng với cái miễn thuế cho nhà giàu, công ty tư, thì tiền thu vô thiếu làm cản trở những chương trình nghiên cứu mà chỉ có nhà nước mới có đủ tiền tài sức lực để làm và chịu đụng trong thời gian dài mà hầu hết những phát minh mới hiện đại cần tới. Nếu để tư nhân làm, không ra sản phẩm, lỗ lã một vài quarters là stock xuống sập tiệm đóng cửa hết.

Thuế má không phải chỉ vài trăm một ngàn bỏ túi vài năm rồi hết hạn (2025), bù lại cả ngàn thứ khác quan trọng cho cuộc đời, tương lai của cả một dân tộc. Để coi sao?

Viết theo ý của Tom Friedman, NY Times.


Saturday, December 16, 2017

Mùa Noel Lịch Sử Củ Rích Thời Tắm Mưa Không Bận Quần

Thiên hạ choi choi của thập niên 60-70 ở Việt Nam thì có thể nhớ sự kiện lịch sử này.Tôi man mán nhớ mấy người lớn trong nhà mở TV đài quân đội Mỹ coi nghe rồi bàn tùm lum. Không biết nghe được bao nhiêu nhưng bàn xôm lắm. Một chuyện cần biết là không có chánh quyền government nhúng tay vô thì không có chuyện này xảy ra được. Ai nói government là luôn ăn hại?
Vào ngày 21 tháng 12 năm 1968, Apollo 8, chương trình phi thuyền không gian có người lái đầu tiên lên mặt trăng, đã được phóng lên từ Cape Canaveral ở Florida. Theo kế hoạch này ba phi hành gia trên phi thuyền tiến đến trong vòng khoảng 70 dặm của mặt trăng, bay vòng vòng tròn chung quanh quỷ đạo mât trăng nhiều lần, trong khi  bay thì phát sóng về những kỳ công của họ với thế giới bên dưới và trở về lại trái đất an toàn. Mục đích chánh là kiếm được kinh nghiệm vận hành, kiểm tra thiết bị và kiểm tra các địa điểm hạ cánh, hy vọng mở đường cho moonwalk vào năm sau, đúng lúc để đáp ứng thách thức của cựu Tổng thống John F. Kennedy là lên mặt trăng trước khi kết thúc thập niên này.
Cho đến lúc đó, Hoa Kỳ đã trải qua một năm cực kỳ hỗn loạn và chia rẻ: Martin Luther King Jr. và Robert F. Kennedy đã bị ám sát, cuộc chiến ở Việt Nam đã leo thang và các cuộc bạo loạn đã lan ra khắp các thành phố trên khắp đất nước. Tuy nhiên, các công dân Mỹ bất kể màu da, chủng tộc, đảng phái, tôn giáo đồng tâm thống nhất ủng hộ Apollo 8. Hàng chục ngàn khán giả sáng sớm đổ ra coi ủng hộ cổ vủ, bao gồm hai thẩm phán tòa án tối cao và người tiên phong hàng không Charles Lindbergh, và các tờ báo đăng tải trang nhất thật là ồn ào náo nhiệt về tiềm năng của con người. Thí dụ như, The New York Times, đã gọi Apollo 8 là "chuyến đi tuyệt vời nhất mọi thời đại"
Sếp Frank Borman, chỉ huy cuộc bay này; Đại úy hải quân James A. Lovell Jr., phi công ; và Đại úy không quân William A. Anders, phi công mô hình mặt trăng, đã từ từ rời quỹ đạo của trái đất để kiểm tra thiệt hại của tàu vũ trụ. Không có vấn đề gì, họ sau đó tự đẩy mình vào lãnh thổ chưa từng thấy, vươn lên trong ba ngày bay qua không gian rộng lớn. Trước giờ không có chuyến bay nào lên tới đây mà có người lái. Vào ngày 24 tháng 12, các phi hành gia trở thành những người đầu tiên nhìn thấy mặt tối của mặt trăng và người đầu tiên bước vào quỹ đạo mặt trăng, vòng quanh bầu trời mặt trăng 10 lần. Đến lúc đó, họ cũng trở thành người đầu tiên nhìn thấy trái đất từ ​​xa như một hành tinh hoàn chỉnh, một hình ảnh nổi tiếng mà Anders đã chụp trong bức ảnh "Earthrise" của mình.
Dưới sự đòi hỏi của các nhà quản lý của NASA và các chuyên gia về PR quan hệ công chúng, phi hành đoàn Apollo 8 đã đem theo một chiếc máy quay TV lên không gian cùng với họ, thực hiện sáu chương trình phát sóng trực tiếp trong quá trình thực hiện sứ mệnh. Hai cuộc phát sóng đầu tiên đã diễn ra trên đường lên mặt trăng, một trong số đó Lovell chúc mừng sinh nhật của mẹ mình. Hai lần nữa đã diễn ra trên đường về nhà, và một lần khác được truyền hình từ quỹ đạo mặt trăng vào sáng sớm Giáng sinh (khi nhiều người Mỹ vẫn đang ngủ). Chương trình phát sóng thứ tư trong sáu chương trình phát sóng, được phát vào đêm Giáng sinh từ 9 giờ đến 10 giờ tối theo giờ EST, ngay trong thời gian cao điểm. Theo TV Guide, chương trình này thu hút được lượng khán giả khoảng một tỷ người - khoảng một trong bốn người trên hành tinh này.
Khi Apollo 8 bay quanh mặt trăng lần thứ chín, Borman đã làm buổi phát sóng giáng sinh vào giờ cao điểm bắt đầu bằng cách nói rằng phi hành đoàn sẽ đưa khán giả tới đó bằng ánh hoàng hôn. Ông mô tả mặt trăng là "rộng lớn", "cô đơn" và "cấm đoán", và thêm rằng "không phải là nơi rất hấp dẫn để sống hay làm việc". Lovell đã nói rằng "sự cô đơn bao la của mặt trăng là cảm hứng tới mức kinh hoàng, và nó làm cho bạn nhận ra những gì bạn đã có được trên trái đất. "Anders, trong khi đó, tuyên bố mình có được ấn tượng với sự việc mặt trăng mọc và mặt trăng lặn.
Trỏ máy ảnh của họ ra ngoài cửa sổ, các phi hành gia  bắt đầu một cuốn nhật ký về những gì họ có thể nhìn thấy, từ bầu trời xanh phủ lên những ngọn núi khác nhau của mặt trăng, miệng núi lửa và biển. Để kết thúc chương trình phát sóng, họ lần lượt đọc những câu mở đầu của Kinh thánh. Họ nói họ chọn đoạn văn đặc biệt này từ Sách Sáng thế, vì đó là nền tảng của "nhiều tôn giáo trên thế giới", chứ không chỉ là Kitô giáo. (Không phải tất cả mọi người đồng ý với sự lựa chọn, một nhà vô thần nổi tiếng đã đệ đơn kiện về việc đọc kinh thánh này).
Borman sau đó kết thúc bằng câu nói, “Good night, good luck, a Merry Christmas and God bless all of you, all of you on this good Earth.” Borman và Lovell sau đó giải thích, họ không có sự hướng dẫn nào từ NASA về việc đọc từ kinh thánh, trừ việc làm một cái gì đó "thích hợp". 
Không lâu qua nửa đêm vào sáng Giáng sinh, phi hành đoàn khởi động một động cơ để ra khỏi quỹ đạo mặt trăng và bắt đầu về lại nhà. Lovell đã tuyên bố khởi động động cơ thành công, nói với một đài kiểm soát dưới trái đất, "Hãy thông báo rằng có một ông già Noel tới." Các phi hành gia sau đó ngồi xuống một bữa ăn tối Giáng sinh với đồ ăn thật chớ không phải gà tây khô, cộng với chai brandy nhỏ. Vào ngày 27, họ trở lại với bầu không khí của trái đất với tốc độ hơn 24.000 dặm một giờ và văng xuống Thái Bình Dương, nơi một hàng không mẫu vớt họ lên. Như dự định, sứ mệnh đã thành công thậm chí còn lớn hơn họ nghĩ. Chưa tới bảy tháng sau đó, vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin bước lên mặt trăng.

Tuesday, December 12, 2017

Alabaman chọn Dân Chủ Doug Jones làm Thượng Nghị Sĩ. Trump bị dọng vô mặt xịt máu.


Phiếu người Mỹ đen giúp Alabama đánh gục Roy Moore và Trump.

Alabama là xứ Cộng Hòa nặng ký nhất xứ Mỹ chịu thua Dân Chủ.

Thank you all Alabaman, African American and Doug Jones