Wednesday, January 12, 2022

Cái gì làm cho nó phát triển thấy sợ

 Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tổng hợp những tin tức từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, bình luận trên tivi, bài bình luận trên những tờ báo chuyên đề, tin tức hằng ngày, TED … tôi viết xuống chia sẻ những cái gì mà tôi học được về những yếu tố gì có thể là những lực kéo đưa đẩy sự trỗi dậy của cánh hữu mà mọi người đã chứng kiến trong những năm gần đây tại nhiều quốc gia trên thế giới mà trong đó có những quốc gia phương tây từng là những biểu tượng cho nền dân chủ cấp tiến.


Yếu tố thứ nhất và thường được đề cập tới như là một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự thay đổi về điều kiện kinh tế trên thế giới. Với những bước tiến vượt bậc về công nghệ tin học và globalization. Công việc thường được làm bởi những công nhân tay nghề cao cả lương khắm khá đã được thay thế bằng sự tự động hóa trong nhà máy, một cái máy có thể thay thế cả 100 người công nhân. Rồi việc đưa việc làm ra những xứ sở mà lương bổng không cần phải trả nhiều. Những người công nhân trước đây làm việc trong công xưởng có được việc làm chắc chắn lương bổng khá họ có thể tự tạo cho mình một cuộc sống trung lưu thì giờ đây phải đối diện trước việc những kỹ năng của mình không còn áp dụng được nữa và việc làm mà mình đã từng làm cũng không còn tồn tại ở nơi mà mình sống nữa. Muốn có được việc làm và mức lương cao như trước thì những người công nhân này phải đào tạo lại để có trình độ văn hóa kĩ thuật thích hợp cho những công việc mới đòi hỏi. 

Vì vậy mình có thể thấy được là tại sao đại đa số những người công nhân này đối chọi lại với tất cả những gì mà họ nghĩ là cái nguyên nhân làm cho họ bị khó khăn về mặt kinh tế, đưa tới việc họ bất mãn với tất cả những người làm việc công nghệ cao lương bổng tốt. Một thí dụ điển hình nhất mà mình thấy được về sự chênh lệch về mức lương của những người làm việc chung trong một công ty. Thí dụ như hãng Uber, chỉ có một số nhỏ nhân viên kĩ thuật, kỹ sư, sếp lớn sếp nhỏ là có tiền lương thật là cao trong khi đó thì đại đa số những nhân viên khác là những tài xế lái xe thì cày ngày cày đêm mà chỉ đủ ở cái mức lương tối thiểu, nếu chê lương ít không làm thì có khối người sẵn sàng nhào vô thay thế. Theo cái logic bình thường thì mọi người nghĩ là nếu mình không có đi làm lương cao thì mình phải ủng hộ phía cánh tả với những chủ trương giúp đỡ rộng rãi qua những trợ cấp xã hội phải không? Hãy nhìn những quốc gia Tây âu như Đan Mạch,Thụy Điển, Pháp, Đức những quốc gia này có nhiều luật lệ khắc khe bảo vệ quyền lợi của công nhân và có mạng lưới trợ cấp xã hội dày đặc cũng phải đối diện với sự nổi dậy của phía cánh hữu chủ nghĩa cực đoan quốc gia. Thì như vậy cái yếu tố về kinh tế có phải thật sự là sức đẩy làm lớn lên cánh hữu mà mình thấy được trong những thời gian sau này? Nếu không thì phải có những yếu tố gì khác ngoài yêu tố kinh tế này.


Thử nhận xét cái yếu tố di dân. Ở bên Mỹ khi Trump vẫn bắt đầu vận động tranh cử thì nói rằng di dân Mễ toàn là những người hiếp dâm và nhờ những phát biểu như vậy ông đắc cử tổng thống. Mặc dù là một người không biết gì hết về chính quyền, về lãnh đạo quốc gia nhưng ông đã thấy được là đổ thừa cho người di dân Mễ là một yếu tố mạnh mẽ để đưa ông vào tòa Bạch ốc. Bên Anh, Brexit thành công vì những người ủng hộ việc ra khỏi cộng đồng âu châu đổ thừa là vì di dân từ những nước âu châu khác làm kiệt quệ xứ Anh, rồi bên Đức, bên Pháp phong chào chống di dân từ những quốc gia Trung Đông và Bắc Phi trở nên thật là khôc liệt được rất là nhiều người dân bản xứ ủng hộ. Từ khi con người biết hợp quần lại trở thành xã hội thì hầu hết những người dân họ sinh ra, làm việc sinh sống và chết đi cũng chỉ lẫn quẩn ở trong vòng bán kính chỉ có một hai cây số nơi họ cư ngụ cả suốt cuộc đời mà thôi. Tới khoảng thập niên 70 thì số người được nhận diện như là người là người di dân trên toàn thế giới có khoảng chừng 5 % của dân số thế giới, cho tới bây giờ thì người di dân có tới mười lăm phần trăm dân số thế giới tương đương với cả 100.000.000 người và hầu hết những người di dân này đổ vô hai địa điểm là Tây âu và Mỹ. Những người di dân khi đến những quốc gia mới này có mang theo cả những lối sống cá biệt của họ, họ tôn thờ Thượng đế của họ khác với tôn giáo của những người dân bản địa. Và chính những yếu tố khác biệt này làm cho những người bản xứ cảm thấy khó chịu và nghĩ rằng cuộc sống bình thường của họ bị xáo trộn về những lối sống mới mà người di dân đem tới. Khi thấy những khác biệt như vậy thì họ lo sợ và để bảo vệ lối sống của mình thì họ cô cum lại và cùng nhau ra sức bày tỏ những bất mãn và chống lại những người di dân mới một cách gây gắt. Từ đó đẩy mạnh sự chia rẻ và là động cơ phát triển nhanh chóng cánh hữu trong những quốc gia có nhiều di dân này.


Một yếu tố khác nữa là vấn đề giai cấp, ở đây giai cấp muốn được nói tới là giữa những người có trình độ học thức, bằng cấp cao và những người không có bằng cấp đại học. Trong cuộc bầu cử vừa rồi ở Mỹ thì muốn biết ai bầu cho Trump và đảng Cộng hòa thì thật là dễ dàng tiền đoán. Đại đa số những cử tri này phần đông là không có bằng đại học, Mỹ trắng, không ở thành phố lớn. Họ nghĩ rằng những người có bằng cấp cao đi học đại học khinh thường họ, áp đặt lên lối sống của họ. Bắt họ ăn rau chứ không ăn hamburger, bắt họ tập yoga chứ không sách súng đi sang đi săn bắn, đi nghe nhạc hòa tấu cổ điển chứ không nghe nhạc country music… một câu hỏi thường được đặt ra là tại sao những con người làm việc lao động này lại ủng hộ một ông ty phú nhà giàu ở New York như Trump? Những người dân lao động họ cũng muốn được giàu có như Trump nhưng họ chỉ ghét những người giàu có kiến thức cao. Họ cho rằng những người có kiến thức này ưa dạy đời họ, bắt họ làm cái này cái kia vớ vẩn, vì họ không tin vào là phải đi học thì mới khá được. Trump rất là nhạy bén trong vấn đề này và luôn luôn đưa ra những hình ảnh của mình như là một người đại diện cho những người lao động chân tay thành công. Một thí dụ điển hình là luôn thấy Trump đưa ra những hình ảnh chụp ngồi trong máy bay riêng, ăn fried chicken và hamburger bằng muỗng đĩa sang trọng. Và hình ảnh đó là những người lao động cảnh hữu yêu thích và cho nó là biểu tượng của giai cấp lao động giàu có như mơ ước của mình. Họ coi đó như là một thứ chọc vào mắt của những người professional là tao không cần phải đi học gì hết mà vẫn làm giàu nứt trứng nên tụi mày professional đừng có léng bén dạy đời tụi tao.


Và một yếu tố nữa là phương tiện truyền thông. Những thập niên trước tất cả những người dân thu nhận tin tức chung quanh mình bằng cách đọc báo hay coi tivi. Bây giờ thì nó không còn đơn giản như vậy nữa mà tất cả những người dân họ chia ra thành những bộ lạc riêng biệt của mình dựa theo sở thích và giá trị cuộc sống mà họ cho là quan trọng. Ho đi tìm và chỉ nghe và coi những channel được tạo ra riêng cho họ, chỉ nói những gì mà họ thích nghe, phổ biến những gì mà chỉ có mục đích làm thăng tiến bộ lạc của mình và đánh đổ những bộ lạc khác, chỉ cho là những cái gì của cái nhóm mình là đúng còn tất cả là sai. Chính cái suy nghĩ bầy đàn này đã và đang tiếp tục tạo ra sự chia rẽ trầm trọng trong xã hội và là động cơ thúc đẩy lên sự phát triển vượt bậc của phía canh hữu qua việc đưa ra những thông tin sai lạc để xách động bộ lạc của mình chống lại sự thật để thỏa mãn mục đích riêng bất chấp là có hại hay lợi cho cái xã hội chung.