Friday, December 22, 2017

Chúc Mừng Giáng Sinh

It's the most wonderful time of the year

With the kids jingle belling
And everyone telling you be of good cheer

It's the most wonderful time of the year

It's the hap-happiest season of all
With those holiday greetings and gay happy meetings

When friends come to call
It's the hap-happiest season of all



Mùa lễ không chỉ là để nghỉ giải lao cần thiết, nó còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những gì quan trọng: tình yêu, mối quan hệ và gia đình. Trong khi đối với nhiều người, đó là thời gian của nhau, tha thứ và yêu mến, đối với những người khác, đó là thời gian cô đơn cực kỳ.


Đừng đứng một mình

Mặc dù mình có thể bị cám dỗ ngủ đông như con gấu, đặc biệt là khi trời lạnh, chống lại sự cám dỗ và đi ra khỏi chổ đó. Cố gắng đi đến các bữa tiệc, nơi mà mình sẽ gặp những người mới và tham gia các cuộc trò chuyện mới. Không có gì hay hơn là kết được bạn mới. Tin tôi đi, một người hay ru rú một mình. Hahahahaha

Hãy để quá khứ ở trong quá khứ
 
Giữ quá khứ nơi nó thuộc về, và thay vào đó tập trung vào những gì mang lại trong tương lai

Thả nó ra
 
Không kiềm chế cảm xúc về bất kỳ cơn đau nào đang trải qua.
Nhận ra những gì đau đớn không thích và sử dụng nó như là một cơ hội
để đặt mình lên cho tương lai.

Tự đãi mình
 
Thay vì nhăn nhó làm khó khăn cho bản thân, hãy tự đãi cho mình.
Chọn một cái gì đó dù cho có nhỏ nhoi phù phiếm để hưởng,
biểu hiện cái giá trị và tự tôn trọng mình.
Điều này sẽ báo hiệu cho người khác rằng mình có đầy tự tin,
và sẽ mời những người khác đối xử với mình với sự tôn trọng tương tự.







Wednesday, December 20, 2017

Luật thuế mới lợi hại ra sao? Cái nhìn xuống từ 5000 thước .

Luật thuế vừa được thông qua lưỡng viện quốc hội  với 66% người dân nghĩ là chỉ giúp cho dân giàu và công ty Mỹ. Một điều khoản trong cái luật thuế này là hủy bỏ luật bảo hiểm của Obama bắt buộc tất cả người dân phải mua bảo hiểm y tế nếu không thì phải nộp phạt, với điều khoảng này bị hủy bỏ, Obamacare sẽ từ từ sụp đổ.

Trở lại luật thuế mới này nó thật sự chỉ giảm thuế có lợi cho công ty và giới thật giàu, còn người nghèo và giới trung lưu thì không có lợi gì nhiều hết. Một lý do chánh là khi giảm thuế thì nhà nước thu tiền vô ít, thu vô ít thì phải cắt tiền xài chi ra thì mới cân bằng ngân sách. Cắt tiền nhà nước chi ra là cắt bảo hiểm y tế, chương trình tài trợ người nghèo. Hay nói một cách khác là cắt tiền của người nhà nghèo, lấy tiền đó, cho lại người giàu sụ và công ty qua luật thuế này.

Có bốn nguyên tắc chi phối tất cả mọi chính sách mà trong hơn 2 trăm năm nay, từ ngày xứ Mỹ được thành lập. Đó là nền tảng đưa nước Mỹ tới vị trí hàng đầu, lãnh đạo thế giới cho tới nay. Luật thuế mới này không có một chút xíu nào dính dáng, không những không giúp được gì tới mà còn đi ngược lại những nguyên tắc này.

Thứ nhất, người Mỹ luôn đầu tư vô việc đào tạo nâng cao kỹ năng người dân qua khỏi tất cả những đòi hỏi căn bản của kỹ thuật ở thời đại đó. Ở những năm thời trồng bông vải, máy kéo sợi thì là chú trọng vô học tiểu học cho đại chúng. Tới thời kỳ làm nhà máy sản xuất thì là trung học phổ thông. Bây giờ thì thời kỳ computer, trí thông minh nhân tạo, thì trọng tâm giáo dục phài là trính độ sau trung học cho tất cả và tiếp tục nâng cao kiến thức trí tuệ trong suốt cuộc đời. Nếu thật sự luật thuế được cấu trúc để nhắm vào mục tiêu này thì phải là miễn thuế, khấu trừ thuế cho tất cả những gì liên quan tới việc đi học sau trung học, để khuyến khích người dân trau giồi thêm kiến thức cần thiết cho những công việc đòi hỏi trình độ cao. Ngược lại thay vào đó là cắt thuế cho dân giàu và miễn thuế cho tài sản mà con cái những người này thừa hưởng. Trong cái dự luật đầu tiên họ còn bắt người đi học cao học làm việc nghiên cứu giúp mấy ông thầy làm nghiên cứu sinh phải đóng thuế không những tiền đi làm đó mà còn công vô luôn tiền học tính chung như lợi tức. Thiên hạ chửi bới quá xá về vụ này nên nó được loại bỏ, không còn nằm trong cái dự luật phiên bản cuối cùng nữa.

Thứ hai, người Mỹ bỏ tiền vô xây hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống, phi trường , hải cảng, internet, v.v.. Cái luật thuế mới này không có một điều khoản nào dành cho công việc này, thay vào đó. Với giới hạn khấu trừ thuế tiểu bang và thành phố quận hạt nên nhà nước tiểu bang sẻ thu vô ít nên không có nhiều tiền chi ra cho hạ tầng cơ sở và với thiếu hụt ngân sách vì miễn thuế cho công ty có thể lên tới 1500 tỉ đô thì khó mà kiếm ra tiền đầu tư vô sữa đường sá cầu cống xuống cấp này.

Thứ ba, một trong những thuế má mà cần phải đánh mạnh vô để giảm bớt ô nhiểm gây ra bởi khói dơ bẩn là carbon tax, thì lại không thấy nói gì tới. Nó sẻ làm trì trệ một kỹ nghệ xanh làm ra tiền, tạo ra nhiều việc làm lương cao mới và giảm ô nhiểm trái đất. Như năng lượng từ gió, mặt trời, sóng biển thủy triều lên xuống. Nhường địa vị lãnh đạo kỹ nghệ xanh này cho Trung Quốc và công nhân của họ.

Một điều may mắn là khi chánh quyền Trump loại bỏ những bao cấp trợ giúp những kỹ nghệ xanh này thì một số nghị sĩ trong quốc hội chống và chặn Trump lại vì tiểu bang của họ bị ảnh hưởng nặng. Điển hình như Iowa Chuck Grassley cứu được tài trợ credit cho kỹ nghệ turbin gió.

Dean Heller cứu xe điện credits vì nhà máy làm bình ắc quy cho xe Tesla ở Reno, Rob Portman ở Ohio.

Thứ bốn, cả trăm năm nay luật di trú thu hút chất xám, và nhân công cần cù làm việc từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Những người di dân mới này thường là người ra mở hãng xưởng tạo việc làm và đóng góp rất nhiều trong các chương trình nghiên cứu khoa học giúp cho mình có được những tiện nghi như internet, GPS, microwave oven, v.v.. Cộng với cái miễn thuế cho nhà giàu, công ty tư, thì tiền thu vô thiếu làm cản trở những chương trình nghiên cứu mà chỉ có nhà nước mới có đủ tiền tài sức lực để làm và chịu đụng trong thời gian dài mà hầu hết những phát minh mới hiện đại cần tới. Nếu để tư nhân làm, không ra sản phẩm, lỗ lã một vài quarters là stock xuống sập tiệm đóng cửa hết.

Thuế má không phải chỉ vài trăm một ngàn bỏ túi vài năm rồi hết hạn (2025), bù lại cả ngàn thứ khác quan trọng cho cuộc đời, tương lai của cả một dân tộc. Để coi sao?

Viết theo ý của Tom Friedman, NY Times.


Saturday, December 16, 2017

Mùa Noel Lịch Sử Củ Rích Thời Tắm Mưa Không Bận Quần

Thiên hạ choi choi của thập niên 60-70 ở Việt Nam thì có thể nhớ sự kiện lịch sử này.Tôi man mán nhớ mấy người lớn trong nhà mở TV đài quân đội Mỹ coi nghe rồi bàn tùm lum. Không biết nghe được bao nhiêu nhưng bàn xôm lắm. Một chuyện cần biết là không có chánh quyền government nhúng tay vô thì không có chuyện này xảy ra được. Ai nói government là luôn ăn hại?
Vào ngày 21 tháng 12 năm 1968, Apollo 8, chương trình phi thuyền không gian có người lái đầu tiên lên mặt trăng, đã được phóng lên từ Cape Canaveral ở Florida. Theo kế hoạch này ba phi hành gia trên phi thuyền tiến đến trong vòng khoảng 70 dặm của mặt trăng, bay vòng vòng tròn chung quanh quỷ đạo mât trăng nhiều lần, trong khi  bay thì phát sóng về những kỳ công của họ với thế giới bên dưới và trở về lại trái đất an toàn. Mục đích chánh là kiếm được kinh nghiệm vận hành, kiểm tra thiết bị và kiểm tra các địa điểm hạ cánh, hy vọng mở đường cho moonwalk vào năm sau, đúng lúc để đáp ứng thách thức của cựu Tổng thống John F. Kennedy là lên mặt trăng trước khi kết thúc thập niên này.
Cho đến lúc đó, Hoa Kỳ đã trải qua một năm cực kỳ hỗn loạn và chia rẻ: Martin Luther King Jr. và Robert F. Kennedy đã bị ám sát, cuộc chiến ở Việt Nam đã leo thang và các cuộc bạo loạn đã lan ra khắp các thành phố trên khắp đất nước. Tuy nhiên, các công dân Mỹ bất kể màu da, chủng tộc, đảng phái, tôn giáo đồng tâm thống nhất ủng hộ Apollo 8. Hàng chục ngàn khán giả sáng sớm đổ ra coi ủng hộ cổ vủ, bao gồm hai thẩm phán tòa án tối cao và người tiên phong hàng không Charles Lindbergh, và các tờ báo đăng tải trang nhất thật là ồn ào náo nhiệt về tiềm năng của con người. Thí dụ như, The New York Times, đã gọi Apollo 8 là "chuyến đi tuyệt vời nhất mọi thời đại"
Sếp Frank Borman, chỉ huy cuộc bay này; Đại úy hải quân James A. Lovell Jr., phi công ; và Đại úy không quân William A. Anders, phi công mô hình mặt trăng, đã từ từ rời quỹ đạo của trái đất để kiểm tra thiệt hại của tàu vũ trụ. Không có vấn đề gì, họ sau đó tự đẩy mình vào lãnh thổ chưa từng thấy, vươn lên trong ba ngày bay qua không gian rộng lớn. Trước giờ không có chuyến bay nào lên tới đây mà có người lái. Vào ngày 24 tháng 12, các phi hành gia trở thành những người đầu tiên nhìn thấy mặt tối của mặt trăng và người đầu tiên bước vào quỹ đạo mặt trăng, vòng quanh bầu trời mặt trăng 10 lần. Đến lúc đó, họ cũng trở thành người đầu tiên nhìn thấy trái đất từ ​​xa như một hành tinh hoàn chỉnh, một hình ảnh nổi tiếng mà Anders đã chụp trong bức ảnh "Earthrise" của mình.
Dưới sự đòi hỏi của các nhà quản lý của NASA và các chuyên gia về PR quan hệ công chúng, phi hành đoàn Apollo 8 đã đem theo một chiếc máy quay TV lên không gian cùng với họ, thực hiện sáu chương trình phát sóng trực tiếp trong quá trình thực hiện sứ mệnh. Hai cuộc phát sóng đầu tiên đã diễn ra trên đường lên mặt trăng, một trong số đó Lovell chúc mừng sinh nhật của mẹ mình. Hai lần nữa đã diễn ra trên đường về nhà, và một lần khác được truyền hình từ quỹ đạo mặt trăng vào sáng sớm Giáng sinh (khi nhiều người Mỹ vẫn đang ngủ). Chương trình phát sóng thứ tư trong sáu chương trình phát sóng, được phát vào đêm Giáng sinh từ 9 giờ đến 10 giờ tối theo giờ EST, ngay trong thời gian cao điểm. Theo TV Guide, chương trình này thu hút được lượng khán giả khoảng một tỷ người - khoảng một trong bốn người trên hành tinh này.
Khi Apollo 8 bay quanh mặt trăng lần thứ chín, Borman đã làm buổi phát sóng giáng sinh vào giờ cao điểm bắt đầu bằng cách nói rằng phi hành đoàn sẽ đưa khán giả tới đó bằng ánh hoàng hôn. Ông mô tả mặt trăng là "rộng lớn", "cô đơn" và "cấm đoán", và thêm rằng "không phải là nơi rất hấp dẫn để sống hay làm việc". Lovell đã nói rằng "sự cô đơn bao la của mặt trăng là cảm hứng tới mức kinh hoàng, và nó làm cho bạn nhận ra những gì bạn đã có được trên trái đất. "Anders, trong khi đó, tuyên bố mình có được ấn tượng với sự việc mặt trăng mọc và mặt trăng lặn.
Trỏ máy ảnh của họ ra ngoài cửa sổ, các phi hành gia  bắt đầu một cuốn nhật ký về những gì họ có thể nhìn thấy, từ bầu trời xanh phủ lên những ngọn núi khác nhau của mặt trăng, miệng núi lửa và biển. Để kết thúc chương trình phát sóng, họ lần lượt đọc những câu mở đầu của Kinh thánh. Họ nói họ chọn đoạn văn đặc biệt này từ Sách Sáng thế, vì đó là nền tảng của "nhiều tôn giáo trên thế giới", chứ không chỉ là Kitô giáo. (Không phải tất cả mọi người đồng ý với sự lựa chọn, một nhà vô thần nổi tiếng đã đệ đơn kiện về việc đọc kinh thánh này).
Borman sau đó kết thúc bằng câu nói, “Good night, good luck, a Merry Christmas and God bless all of you, all of you on this good Earth.” Borman và Lovell sau đó giải thích, họ không có sự hướng dẫn nào từ NASA về việc đọc từ kinh thánh, trừ việc làm một cái gì đó "thích hợp". 
Không lâu qua nửa đêm vào sáng Giáng sinh, phi hành đoàn khởi động một động cơ để ra khỏi quỹ đạo mặt trăng và bắt đầu về lại nhà. Lovell đã tuyên bố khởi động động cơ thành công, nói với một đài kiểm soát dưới trái đất, "Hãy thông báo rằng có một ông già Noel tới." Các phi hành gia sau đó ngồi xuống một bữa ăn tối Giáng sinh với đồ ăn thật chớ không phải gà tây khô, cộng với chai brandy nhỏ. Vào ngày 27, họ trở lại với bầu không khí của trái đất với tốc độ hơn 24.000 dặm một giờ và văng xuống Thái Bình Dương, nơi một hàng không mẫu vớt họ lên. Như dự định, sứ mệnh đã thành công thậm chí còn lớn hơn họ nghĩ. Chưa tới bảy tháng sau đó, vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin bước lên mặt trăng.

Tuesday, December 12, 2017

Alabaman chọn Dân Chủ Doug Jones làm Thượng Nghị Sĩ. Trump bị dọng vô mặt xịt máu.


Phiếu người Mỹ đen giúp Alabama đánh gục Roy Moore và Trump.

Alabama là xứ Cộng Hòa nặng ký nhất xứ Mỹ chịu thua Dân Chủ.

Thank you all Alabaman, African American and Doug Jones

Monday, November 27, 2017

Ai lợi ai hại? Dự luật thuế của Thượng Nghị Viện



CBO (Congressional Budget Office), là một cơ quan của chính phủ liên bang, khi chính quyền Mỹ hay quốc hội Mỹ cần tính toán ra con số lợi hại dựa trên những gì mà họ muốn làm.

Bản tóm tắt ở trên là họ tính toán về cái dự luật giảm thuế của thượng nghị viện dự định bỏ phiếu vào thứ 5 tuần này.

Income category: lợi tức hàng năm
Số dương (+) : thuế tăng dưa trên năm từ 2019-2027
Số âm (-): thuế giảm dưa trên năm từ 2019-2027

Giảm thuế cho công ty ( corporate tax) : vĩnh viễn
Giảm thuế cho người dân (individual tax): tạm thời cho tới 2025 thi tất cả thay đổi về luật thuế này sẽ hêt hiệu lực.

Những con số này nó được tính với cái "luật obamacare bắt buộc mua bảo hiểm, nếu không mua bị phạt" bị hủy bỏ. Sang qua sớt lại đổ đổng, chớ không phải chỉ là thuế only.

Lấy tiền thằng nghèo bù vô cho thằng giàu và công ty.

Saturday, November 25, 2017

Chuyện nhức nhối ở Mỹ.

Năm 1990 David Duke một tay lãnh đạo nhóm KKK làm chấn động giới quan sát chính trị ở Mỹ khi ông ta tiến tới gần tới mức đánh thắng đối thủ là ông thượng nghị sĩ Benneth Johnston  ở Louisiana trong cuộc bầu cữ quốc hội với số phiếu 43 % người ủng hộ. Hên cho ông Jonhston là một đối thủ khác người đảng Cộng Hòa rút lui ở phút cuối cùng, nếu không thì David Duke đã thắng trở thành thượng nghị sĩ của quốc Hội Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang Louisiana. 

Người ta không hiểu tại sao một người như David Duke lại có được nhiều phiếu ủng hộ như vậy?  Có phải là giới lao động Mỹ không có việc làm cảm thấy bị đối xử không công bằng, không kiếm được việc làm sau cuộc khủng hoãng kinh tế,nên bỏ phiếu chống lại với chính trị dòng chính ở Washington như là một lời phản đối? Nhưng nếu đó là một lá phiếu phản đối thì tại sao lại bầu một người kỳ thị chủng tộc để đại diện cho mình tại quốc hội Mỹ như vậy? Có nghĩa là những người Mỹ này là những người chia sẻ hay ủng hộ cái chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc mà David lúc là người đại diện? Nếu nhìn sâu vô sự kiện này thì thấy rằng sự thành công của David Duke không phải là được sự hậu thuẫn từ những người nghèo hay giới lao động Mỹ trắng hay là những nghèo lao động chúng tộc khác bất mản với điều kiện kinh tế của mình mà bầu sản như lá phiếu quăng ra để chống đối, kiểu như cho đã nư cho mầy biết thân. Không những David Duke thắng Johnston đậm đà trong giới lao động Mỹ trắng, mà nó còn ngang ngửa với Johnson với phiếu Mỹ trắng giới trung lưu sống trong suburbs và lý do duy nhất mà David Duke bị đánh bại thua là vì lá phiếu của những người mỹ đen ở Louisiana đổ ra bầu chống.



Nếu chấp nhận cái lý giải là David Duke được nhiều phiếu là vì ông ta đại diện cho giới lao động  như được đăng trên báo trí lúc đó, vì tranh cử để chống lại ăn welfare, chống lại tiền việc bỏ tiền ra giúp cho những quốc gia nghèo khác (foreign aid)  Ông tạo ra một thông điệp là mình là người đại diện cho những con người Mỹ bình thường, ngay cả ông còn dụ những người mỹ đen nói là ông không phải là kẻ thù của họ như thấy trong 30 phút quảng cáo mà ông cho chạy trên tivi lúc đó.

Lúc mới đầu thì chương trình vận động tranh cử của ông được cho là một trò hề vì ông là một người lãnh đạo kỳ thị chúng tộc, ông bận độ Đức quốc xã, ông nói láo là ông đi lính Việt Nam, nhưng trò hề này từ từ trở thành một phong trào phổ thông lan ra rộng rải, được sử ủng hộ nhiều người cử tri ở Louisiana. Những người ủng hộ ông luôn la lên rằng David Duke nói là đúng, không phải là người kỳ thị chủng tộc bất kể tất cả những sự thật không chối cãi về ông. Và cái buồn nôn mửa hơn là họ cho rằng quá khứ của ông không làm cho họ sợ sệt hay là những yếu tố để họ không bầu cho ông hay nói một cách khác, họ vui vẻ bầu cho ông mặc dầu biết rằng ông là một người kỳ thị chủng tộc. Ông không những chỉ là thắng phiếu từ những người Mỹ trắng giai cấp trung lưu ở Louisiana mà sử ủng hộ của ông nó còn lan rộng ra tới giai cấp trung lưu Mỹ trắng trên trên toàn nước Mỹ, cho dù đó là ở Chicago hay là ở Queens new York và đó là điều đáng để ý và hiểu cho rõ ràng cặng kẽ.


Vài ngày sau khi David Duke cho thấy ông có nhiều lôi cuốn và hậu thuẫn từ giới Mỹ trắng trung lưu. Một người thương gia làm ăn lúc đó là Donal Trump lên tivi chương trình CNN Larry King live và nhận xét rằng: Đó là một sự giận dữ từ những người cử tri. Người ta giận dữ về những chuyện xảy ra, người ta giận dữ về việc làm nếu nhìn vô sự kiện chính trị ở Louisiana thì thấy rằng họ đang trong tình trạng khó khăn.


Lúc đó Trump tiên đoán rằng nếu David Duke ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ ông ta sẽ nhận được phiếu nhiều nhất và sẽ lấy nhiều phiếu của George Bush cha và nó cho thấy rằng đó nó Trump hiểu rõ về cái hiệu quả là phải đi vận động tranh cử chú trọng vô giới Mỹ trắng. Những người cho mình là Nationalists (cái gọi là người có chủ nghĩa quốc gia) trong đảng Cộng Hòa.

Ông ta đã thấy rằng dù cho là David Duke là tốt hay xấu gì đi nữa, một điều chắc chắn ông biết rằng cái chủ trương của David Duke sẽ nhận được nhiều phiếu ủng hộ đến từ giới Mỹ trắng trung lưu.


Cho tới khi năm 2016 khi Trump ra ứng cử tổng thống, khi đó người ta hỏi ông có biết David Duke không? Trump trả lời là ông không David Duke là ai hết và ông cho rằng bản thân ông là một người mà không có một chút xíu gì về kỳ thị chủng tộc trong con người của mình. Mặc dầu khi tuyên bố ra tranh cử, ông có chũ trương và tuyên bố lý do ông ra tranh cử là để xây cái tường chống lại không cho người Mễ trốn qua Mỹ và gọi người Mễ là những người hiếp dâm, cướp bóc bậy bạ. Ông chống lại người hồi giáo, ông chống lại hạn chế di dân vô xứ Mỹ, không dựa trên một căn bản xác thực gì hết.


Cái cốt lỗi của chủ nghĩa quốc gia Mỹ mà mình đang nghe nói tới thường xuyên lúc này thật sự là như thế này. Kỳ thị không có gì là xấu ngay cả hành động kỳ thị là tàn nhẫn và phải lên tiếng mạnh mẻ trong công chúng là chống lại kỳ thị bằng mọi giá nhưng phải cực lực bảo vệ những chương trình những hành động mà không có lợi ích cho người Mỹ trắng. 


Sự ủng hộ của cử tri Mỹ trắng vừa đủ để cho ông thắng và nó cho thấy sự trở lại của cái gọi là căn cước Mỹ trắng một cái thế lực mà cho thấy rõ ràng trong mấy trăm năm lịch sử Hoa Kỳ, là một thế lực phá hoại sự thăng tiến của nền dân chủ phồn thịnh của xứ Mỹ, co cụm làm rào cản sự trao đổi sản phẩm, ý tưởng. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo không những về kinh tế mà còn về tinh thần mà toàn thế giới ngưỡng mộ Xứ Mỹ như là một ngọn đèn dẩn đường của nền dân chủ thật sự trong đó nhân quyền được tôn trọng, con người được đối xử bình đẵng và đó thật sự là câu chuyện của của bầu cử năm 2016.


Có một trường phái giải thích chiến thắng của Trump là nằm ở trong một hiện tượng dựa trên một số yếu tố về sự thay đổi trong xã hội, về những khủng hoảng như thiếu việc làm vững chắc, về tự do thương mại, tất cả những thứ đó dẫn đưa tới sự xuống dốc trong cuộc sống của người Mỹ trắng. Nó giải thích lý do là người Mỹ trắng không có bằng đại học với cuộc sống ngày càng xuống dốc, nên họ trở thành những người kỳ thị, tin vào một lãnh tụ kỳ thị hứa với họ là sẽ giúp cho họ giải quyết vấn đề của họ. Cái giải thích dựa trên quyền lợi kinh tế, nghe thì dường như là một điều hợp lý, vì nó bắt lỗi là những người cấp tiến giầu có, sử dụng quyền hạn của họ, để giúp đỡ người dân da màu và những người tôn giáo khác hơn là đạo thiên chúa trong xã hội Mỹ, tạo ra một một hiện tượng như là người Mỹ trắng bị đàn áp, bị đối xử bất công nên họ phải làm một cái gì đó để thay đổi. 


Ngày trước khi mà ông Trump thắng cử tổng thống, xứ Mỹ đắm chìm trong cuộc tranh cãi về cái gì là thể lực mà được sử ủng hộ của nhiều cứ tri như vậy?  có phải kỳ thị chủng tộc là nguyên nhân chánh đằng sau thúc đẩy cuộc vận động tranh cử của ông Trump? Và nếu đó là sự thật thì là tại sao người Mỹ đại đa số chống lại kỳ thị chủng tộc mà lại ủng hộ và bầu cho một chính trị gia ủng hộ ra mặt kỳ thị chủng tộc như ông Trump?

Báo chí và những nhà bình luận ra đưa ra những ý kiến là người cử tri ủng hộ Trump là vì ông chủ trương đem việc làm về lại xứ Mỹ, ông chống lại giới tài phiệt Washington, ông làm cho kinh tế tăng trưởng lên. Nhưng tất cả những yếu tố này là không có thật gì hết và nó lái vấn đề ra khỏi cái nguyên nhân chính mà những người ủng hộ Trump coi ông như là một người tổng thống đứng về phía họ, dám nói ra cũng như chống lại những người mà người Mỹ trắng nghĩ là được đối xử tốt hơn họ và họ cho rằng sự giận dữ của họ không có gì là phải xấu hổ hay kỳ thị chủng tộc gì hết. Trong khi những hành động như gọi Mễ là dân hiếp dâm,  là dân cước bóc, là dân làm biếng, gọi ngay cả ông thẩm phán gốc Mễ là người thiên vị bênh vực cho vừa người Mễ một cách không căn cứ. Chống lại người Hồi giáo, không cho di dân nhập cư bất kể là họ không có làm gì sai trái, ra mặt ủng hộ những người biểu tình Đức Quốc xã và cho họ là người tốt – thì lại được im re không nói tới, không nhiều cự nự hay chống đối gì hết hay, cho thấy có một sự ủng hộ trong im lặng cho Trump thật là mạnh mẻ, bất kể những quan điểm cực đoan kể trên


Luôn nói là không kỳ thị chủng tộc là chuyện bình thường thường thấy, nhưng tạo ra một cái sự nghịch lý giữa lời nói và hành động và thật sự cái chuyện làm như vậy nó không có gì là mới mẻ hết mà nó là nên tảng của chính trị xứ Mỹ mấy trăm năm nay từ ngày lập quốc. Vì khi lúc lập quốc, Thomas Jefferson viết tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ kêu gọi sự công bằng của tất cả mọi con người trong khi chính ông ta lại là chủ nô lệ của hàng 100 người nô lệ Mỹ đen. Nói một đường làm một ngã đánh lận con đen bảo vệ những hành động kỳ thị chủng tộc của mình và cho đó là một chuyện bình thường, là một sự công bằng và nếu người nào không thích thì đuổi họ ra khỏi xứ mình hay tìm đủ mọi cách để làm khó khăn không cho họ. Họ biện luận là có bạn bè, người thân là người Mỹ đen hay người ngoại quốc, nên họ không có một chút gì kỳ thị hết và dùng cái này như là một bình phong, cho mình là một người công bằng, không thấy sự khác biệt của màu da. Hay nói một cách khác, những người không phải là Mỹ trắng nếu chịu khuất phục im miệng trước những bất công từ những cái policy được tạo ra có lợi cho những người Mỹ trắng, thì những người không phải là Mỹ trắng này không có gì là phải cần cự nự hay cần bài bác gì hết.


Đâu là những bằng chứng về những kết luận ở bên trên. Hãy nhìn vô những gì sau một năm mà chính quyền Trump làm được. Hay nói cho đúng hơn là những gì mà Trump hứa lúc tranh cử, bây giờ thế nào sau một năm, có làm được những gì?


 Điều thứ nhất nói là hủy bỏ NAPTA, chuyện đó không thấy xảy ra mà cứ thấy lâu lâu lên báo, lên tweet tự tạo ra một cái chuyện như là thật, như là đang làm dữ lắm, nhưng thật sự thì đâu vẫn còn đó, công ty Mỹ không giữ việc làm trong nhà máy sản xuất lại ở Mỹ gì hết. Điều thứ hai là nói sẽ trừng phạt Trung quốc về việc tiền tệ hối xuất không công bằng, đem việc làm từ Trung quốc về lại Mỹ, cũng không thấy nó xảy ra mà thấy là bợ đít, ngậm câm ôm hôn chủ tịch Xi, không dám nói gì hết mà còn ca ngợi Xi hết mình. Điều thứ ba là lật đổ Obamacare và thay thế bằng một chương trình hợp lý hơn rẻ tiền hơn, cũng không thấy làm được gì hết, tất cả tiền bảo hiểm gì cũng tăng lên vì những cách làm đánh đổ vô trách nhiệm. Chuyện thứ bốn nói là sẽ không đụng gì tới social security, nhưng chương trình thuế vụ đang được tranh cãi thì là người nghèo trả tiền thuế nuôi người giàu và công ty qua việc miễn thuế, coi như giới lao động nghèo đè lưng ra để làm giàu cho công ty và những người ở trên chóp bu,và miển thuế thì nhà nước sẽ cần tiền nên sẽ cắt trợ cấp, social security để bù vô chổ thiếu. Vậy thì tại sao giai cấp trung lưu, giai cấp lao động Mỹ trắng vẫn còn tiếp tục ủng hộ Trump và còn cho rằng những chương trình hại tới bản thân của chính mình là ok. Vậy thì có phải là cái lý do chánh mà những cử tri này ủng hộ Trump là vì họ cảm thấy thoải mái là có người đồng thuận với họ là Mỹ trắng và những tiếng nói của họ cần được bảo vệ, cần được bênh vực thay vì sự công bằng cho tất cả mọi người?


139 năm kể từ khi nước Mỹ được thành lập chính thức, một nửa thế kỷ sau khi Civil Right được công nhận, đại đa số người Mỹ trắng cử tri ủng hộ một người ra tranh cử với hứa hẹn là sẽ sử dụng quyền hành của tổng thống như là đại diện cho dân Mỹ trắng để làm ra luật thiên vị cho Mỹ trắng, hạn chế những quyền lợi của người da màu và những tôn giáo khác hơn là thiên chúa giáo. Và ông tổng thống này đã thực sự đứng vững và không nhân nhượng, như cho thấy từ những chương trình thay đổi của ông trong suốt một năm qua từ khi ông làm tổng thống. 


Hãy nghe một người trung thành với Trump giải thích lý do tại sao họ bầu cho Trump “ Làm cho xứ Mỹ mạnh trở lại” có nghĩa là người dân có việc làm, người dân không cần ăn trợ cấp, nhưng điều này có thật là đúng hay không hãy nhìn vào dữ kiện thật sau khi bầu cử để thấy. 


Bà Clinton thắng Trump dễ dàng từ những người Mỹ làm ít hơn 50K năm, những người cử tri làm nhiều tiền hơn số đó thì Clinton và Trump có số phiếu bằng nhau. Trong số những người cử tri làm ít hơn 50K Clinton thắng bởi tỉ lệ 53/41, được khoảng 36 % của tất cả những lá phiếu được bầu. Còn trong những người làm hơn 50K một năm thì Trump thẳng bởi một điểm,được tới 64 % tổng số phiếu bầu. Điều đó cho thấy những người nghèo nhất ở Mỹ hầu hết dồn phiếu cho bà Clinton.


Bây giờ hãy nhìn vô những lá phiếu của người Mỹ trắng, một hình ảnh khác được thấy, Trump thắng bà Clinton từ những lá phiếu người Mỹ trắng trong tất cả mức lợi tức, thắng tỉ lệ 57/34 từ những người bị trắng làm ít hơn 30K một năm. Thắng với tỉ lệ 56 /37 từ những người làm ít hơn 50K,  thắng 64/33 từ những người làm 50K tới 100K, thắng 56/39 từ những người là 100K tới 200K, thắng 45% từ những người làm 200K tới 250K, thắng với tỉ lệ 48/43 từ những người làm hơn 250K.

Với Mỹ trắng,Trump thắng từ những người lao động, từ những người làm chủ, từ những người giàu. Thành ra cái này không phải là Trump chỉ thắng giới lao động Mỹ trắng mà thôi, nó thật sự là thắng từ cái gọi là những người tin vào chủ nghĩa quốc gia (nationalists, ở đây quốc gia có nghĩa là mà nền tảng là dựa trên giá trị của người Mỹ trắng và đạo thiên chúa giáo). Sự ủng hộ của ông Trump nó giảm dần từ những người Mỹ trắng có học càng lên cao, càng làm nhiều tiền. 


Thật sự cho thấy cái nguồn cử tri bầu cho Trump nhiều nhất là những người giai cấp trung lưu không bị nghèo. Nhưng họ nghĩ là họ bị chèn ép, cạnh tranh không công bằng từ những người di dân hay những người có tôn giáo khác với họ.


Đây là một sự thật mà xã hội Mỹ cần quan tâm. Nói ra sự kiện này để hiểu một hiện tượng sóng ngầm khó thấy, cho những người VN di dân nào, sống trong ảo tưỡng, mà cứ cho là mình thật sự sống trong một xã hội không kỳ thị, cho mình là người thiểu số gương mẫu, là người tự mình ăn nên làm ra, chối bỏ civil rights và cho là mình có tài cán thật sự nên thành công tột bực, kết bè đảng cho mình là một người Mỹ nationalist như bao người Mỹ trắng khác. 
Bị ru ngũ và cho ăn cức gà, ra sức chống Mễ, khi dể Mỹ đen, chống người ăn trợ cấp cho họ tất cả là lười biếng, không giúp ai gì hết , bắt người cần giúp phải tự lực cánh sinh, đánh lận con đen vẽ ra bức tranh cho Hồi giáo là khủng bố ….. Ôi thôi đủ thứ, cho tới khi mình và con cháu phải đối diện những khó khăn vì những dự luật thiên vị không có lợi cho mình mà mình từng la lối vổ tay ủng hộ giúp cho nó thành luật qua cái lá phiếu của mình.

Đừng để những thế lực đen tàn phá sự thành công của xứ Mỹ. Sử dụng danh nghĩa chủ nghĩa quốc gia và núp sau đó để làm cha thiên hạ.


Tóm tắt và viết lại từ ý của một bài viết trên báo The Atlantic.

Tuesday, November 21, 2017

Happy Thanksgiving





Còn 2 ngày nữa là Lễ Tạ ơn, một trong những kỳ nghỉ và truyền thống quý giá nhất của nước Mỹ.

Ôn lại lịch sử một chút:

Quay thời gian về gần 400 năm trước. Năm 1620, một chiếc thuyền chở hơn 100 người đã đi qua Đại Tây Dương từ Anh đến định cư ở New World. Nhóm tôn giáo này đã bắt đầu đặt câu hỏi về niềm tin của Giáo hội Anh Quốc và họ muốn tách ra khỏi nó.
             
Những người hành hương định cư tại bang Massachusetts bây giờ, và mùa đông đầu tiên của họ trong Thế giới Mới rất là khó khăn. Họ đã đến trong thời gia quá muộn để trồng trọt, và không có thực phẩm tươi sống, một nửa số người đã chết vì bệnh tật từ chuyến đi này. 

Mùa xuân sau, người thổ dân kết bạn với những người hành hương này và dạy họ làm thế nào để trồng bắp, điều mà những người này chưa từng bao giờ làm trước đây. 

Từ đó họ trồng trọt thêm những loại cây trồng khác để phát triển trên mảnh đất không quen thuộc và học cách săn bắn và đánh cá. 

Một năm sau, vào mùa thu năm 1621, bắp, lúa mạch, đậu và bí ngô đã được thu hoạch. Những người hành hương này đã có nhiều điều để biết ơn, vì vậy một bữa tiệc đã được lên kế hoạch. Họ mời những người bạn thổ dân đến tham dự. 

Trong những năm tiếp theo, những người hành hương này đã tổ chức lễ mùa thu với một bữa tiệc cảm ơn. Có gà tây nướng, các loại bắp và các món ăn học từ người bản xứ. 

Sau khi Hoa Kỳ trở thành một quốc gia độc lập, Quốc hội đã đề nghị một ngày lễ tạ ơn cho cả nước để chào mừng. George Washington đã đề xuất ngày 26 tháng Mười Một là Ngày Lễ Tạ ơn.

Thanksgiving năm nay, nghe mấy đồng nghiệp đi ăn lunch chung họ nói nhiều về tiệm gà chiên Popeye's có bán Cajun-Style Turkeys cho dịp Thanksgiving. Có người thì bàn để nguyên con turkey từ từ vô nồi dầu chiên. Kiểu đút lò thì gia đình thường làm hàng năm. Hôm kia thấy tiệm bán xá xíu cũng đăng quãng cáo quay gà tây với hương vị .... như vịt Peking :-)

Sau khi biết có nhiều chọn lựa, tụi tui quyết định muốn ăn thử Cajun style turkey của tiệm bán gà Popeye’s năm nay. Chạy lại một vài tiệm gần nhà, họ nói hết rồi. Phải order nhanh tay. Vợ tui có sáng kiến chạy tới khu Đại Hàn, thì nó còn được vài con. Mừng gần chết, tưởng đâu Thanksgiving năm nay ăn gà đi bộ. Anh chàng bán gà dặn tới dặn lui là để tan đá 4 ngày và chỉ cần để vô lò 40 phút là chỉ cần nhắm mắt mà thưởng thức con gà tây, ướt át, mềm mại từng sớ thịt, thơm phưng phức với hương vị đồng quê Louisiana.....hehehe.

TLa




From T3CB:

Còn đang giải quyết một số việc cho xong trước khi tắt computer về nhà celebrate Thanksgiving với gia đình. Định viết vài hàng chúc Thanksgiving tất cả thì thầy TLa viết còm, tôi mừng húm copy and paste thành một entry mới. Thanks TLa.

Cho tất cả những bạn bè, thân hữu, người coi còm.  I am thankful for YOU ALL.

Không có thiên hạ coi blog thì nó sẽ không hiện hữu và tôi sẽ không có bạn còm.

Enjoy your time with family and friends.



Thursday, October 19, 2017

Đồ mất dạy - Đồ bất hiếu

Đồi đề tài môt chút , kiếm ý kiến số đông về một vấn đề khó giải quyết thể theo lời yêu cầu cùa người còm.

Sống trong một xã hội tất bật vội vã, những người con ở trên thì còn cha mẹ già, còn bên dưới là gia đình con cái của mình.  Đứng ở kẻ giữa, làm sao để chu toàn lo cho cả hai được trọn vẹn.  Như thế nào mới gọi là báo hiếu cho đúng với hoàn cảnh cuộc sống ở Mỹ?  Không lẽ bỏ bê việc làm tối ngày ở bên mẹ, để sẵn sàng cõng mẹ chạy ra, chạy vô, lên xuống cầu thang mới đúng nghĩa là con có hiếu?  Còn vì hoàn cảnh hoặc công ăn việc làm những người con phải sống xa cha mẹ thì làm thế nào để thể hiện là báo hiểu để sao này không phải ân hận mà nói rằng phải chi hồi đó tôi lo vậy, vậy cho mẹ thì tốt hơn.

Mà báo hiếu là cái gì mới được? Đứa con bị cha mẹ đẻ ra chứ nó đâu có được chọn lựa gì đâu, cha mẹ  hú hí đẻ nó ra thì phài nuôi nó là đúng rồi. Sao lại nghĩ rằng con phải báo hiếu như là phải trả nợ cho cha mẹ?

Mà trả nợ thì trả cách làm sao, thế nào?

1- Quăng tiền vô mặt cha mẹ khi họ cần đến như TT Trump quăng mấy cuộn giấy chùi đít cho mấy nạn nhân bảo lụt bên Puerto Rico rồi nói là mình làm tốt xuất sắc viêc báo hiếu kiểu như Trump nói là ông ta giúp người bào lụt tốt quá xá rồi còn muốn gì nữa.
2- Đi vô chùa mùa Vu Lan mua bông trả tiền cho sộp rồi quì khấn vái xong về là báo hiếu tốt. Hay đi vô nhà thờ quì lâm râm, mắt lim dim cầu nguyên xong về là báo hiếu tốt.
3- Chạy tới chạy lui, thay tả, nấu ăn, đút ăn, tắm rửa khi cha mẹ cần tới, vợ hay chồng con complain thì chứi vô mặt chúng nó, nói đồ bất hiếu, ba má tao thì tao phải lo, im miệng không tao quạt cho bộp tai. Làm vây là báo hiếu tốt.
4- Cha mẹ bệnh hoạn, chỉ  nhìn thấy thôi là hết muốn ăn thịt chó, thuốc uống một bụm ngày 3, 4 lần, rồi ngơ ngác không biết ai là ai, ỉa trây tùm lum, lở lói như cùi hủi, bác sỉ thì chê mà cứ một hai còn nước còn tát, tốn tiền medicare cả trăm ngàn một năm ( tiền thiên hạ trả) báo hiếu kéo ra cà rề cà ra vì không để cha mẹ chết vì đó là bất hiếu, không thể giết cha mẹ một cách gián tiếp.

Ý kiến, ý cọ??

Saturday, October 14, 2017

Trump Móc Ruột Obamacare

Tối Thứ Năm vừa qua, Trump ký sắc lệnh sẽ ngừng các khoản thanh toán gọi là cost sharing cho các công ty bảo hiểm.

Cần phân biệt cho rỏ, Obamacare nó có hai thứ tiền bảo kê do chính phủ liên bang trả:
Thứ nhất là tiền gọi là tax credit cho người nghèo có mức lương thấp trong khoảng 100 – 400 % của cái thước đo mức độ nghèo của Mỹ, (400% tương đương khoảng chừng 45K cho một người, 65K cho gia đình 2 người, cần check số này cho chính xác). Tiền này là cho người mua bảo hiểm thêm để mua bào hiểm.

Thứ hai là tiền bảo kê nhà nước liên bang trả trực tiếp cho hãng bảo hiểm gọi là cost sharing để nó chịu chế ra cái plan mà ít tốn deductible, copay cho người ngèo lương trong khoảng 100-250% of the poverty level. Cái này là cái mà Trump xù không chịu trả.

Cái ngu của cái ngưng cost sharing này là như thế này, tổng số tiền cost sharing cho 2018 là khoảng 10 tỉ đô. Khi hãng bảo hiểm mất tiền trợ cấp này thì nó tăng tiền bảo hiểm lên, nhưng khi tăng lên thì người nào đang có tax credit Obamacare thì luật lệ bắt nhà nước liên bang phải tăng tiền bảo kê tax credit lên, không tồn thêm xu nào. Thằng chết là thằng ương ương không được tax credit bảo kê nên chết điếng vì phải trả thêm tiền bảo hiểm. Những người này là người giàu sơ sơ nghĩ hưu non hay người làm nghề tự do không mua bảo hiểm từ hảng làm việc, không đủ tuổi ăn medicare, không ngèo mạt rệp để ăn Medicaid, còn sức khỏe, mà lợi tức quá 400% mức nghèo. Có khoảng 6-7 triệu người loại này ( 50-60 tuổi lợi tức 45K trở lên cho 1 người).

 Thành ra ngưng cái cost sharing sharing nhà nước save 10 tỉ nhưng phải trả thêm tax credit ước lượng khoãng 12 tỉ, lổ mẹ nó 2 tỉ. Nhưng cái hậu quả đáng sợ là hãng bảo hiềm không chịu bán bảo hiểm nữa thì Obamacare sập tiệm.

Rồi thêm cái sắc luật thứ hai trong ngày là cho phép hội đoàn xúm lại mua bảo hiểm, thí dụ như hội nail xúm lại mua bảo hiểm cho dân làm nail. Cái nguy hiểm là mấy cái bảo hiểm này nó có thể sẻ không lệ thuộc vào luật Obamacare bắt phải có mức tối thiểu, như pre existing, không kỳ thị thằng bệnh, Thành ra nó bán bảo hiểm rẻ nhưng khi bệnh thì mới biết là không cover cái này, không cover cái kia, người bị bệnh mua bảo hiểm ham rẻ nhưng là ăn cứt gà hahahahahha. Rồi cái này nó có thể bán luôn cho người không làm nail, ai mua cũng được nên thiên hạ ham rẻ bỏ Obamacare chạy qua đây mua, Obamacare sập tiệm.

Tiền nào của nấy thành ra 2 cái sắc lệnh của Trump là nhằm mục đích móc ruột Obamacare cho nó chết từ từ mà không cần luật gì thông qua. Nhưng nó làm thị trường bảo hiểm sức khỏe tan hoang tét bét chết chùm trong một hai năm tới. Người giàu thì có tiền không sợ, thằng nghèo hay ương ương chết dở khi có bệnh hay bị tai nạn.

Hai cái này là sắc lệnh cho bộ y tế, bộ tài chánh của Trump nghiên cứu cái plan chi tiết thành ra bây giờ chưa biết rõ cái gì bao nhiêu nhưng cái giàn chánh là như nói bên trên. Sẻ không thấy khác nhiều cho tới khi 2019 vì cái gì cũng cần thời gian mới làm được cho xong. Nhưng nếu quốc hội không nhào vô thì chết cả lũ. Hiện thời có mười mấy tiểu bang đang nộp đơn thưa vụ này và 70% dân Mỹ chống cái sắc lệnh healthcare củaTrump.

Tuesday, October 3, 2017

Trump và đảng CH giúp người có bệnh tâm thần mua súng dể dàng hơn. Tin không ?

Nói chuyện luật lệ mua súng ở Mỹ là cả một mớ bòng bong đầy dẫy nghịch lý, kịch cởm, tàn nhẫn, vô nhân đạo và xảo trá.

Khi có chuyện bắn chết người tập thể thì đảng CH  có một sách lược căn bản lôi ra nói như con vẹt:

• Súng không tự nó bắn được  ai hết, người có súng bắn nên không cần hạn chế súng. Phần lớn người bắn là có bệnh tâm thần hay ở trong tình trạng tâm thần không tốt lờ mờ trầm cảm …

Vậy người có bệnh tâm thần có được quyền mua súng không?

TT Trump, chủ tịch hạ viện Paul Ryan, chủ tịch thượng viện McConnell, toàn quốc hội CH và một số ít DC nói và làm luật cho phép người bị bệnh tâm thần không cần phải bị xét lý lịch gì hết khi mua súng.

Sự việc nó như thế này, trước khi mãn nhiệm kỳ TT Obama ký sắc luật tháng 12, 2016, bắt buộc an sinh xã hội phải cung cấp cho FBI danh sách của những người có có xin tiền social security vì bệnh tâm thần. Lý do là để FBI bỏ cái danh sách này vô cái database khi có người mua súng thì lý lịch của họ sẻ được xem xét ( background check) và nếu là họ có bệnh tâm thần thì không cấp giấy phép sử dụng súng và không bán súng cho họ. Đồng thời cũng báo cho bác sĩ của họ là người bệnh này muốn mua súng để bác sĩ biết kịp thời, theo dõi bệnh lý và trị cho họ một cách thích hợp.

TT Trump lên làm TT vào đầu tháng 2, 2017 cùng với quốc hội CH lật ngược sắc luật của Obama và không cho danh sách này vô database FBI với lý do là người tâm thần cũng có quyền mang súng vì hiến pháp cho phép họ. Làm như vậy là kỳ thị người bệnh tâm thần. Có khoảng 75 ngàn người trong danh sách này.


Vì vậy khi có chuyện xảy ra mà người có bệnh tâm thần là người  bắn thì người dân cần phải biết là ai tạo ra cái cơ hội cho một sự việc như vậy dễ dàng xảy ra hơn.

Sunday, October 1, 2017

Kỳ Thị Chủng Tộc Hả ?- Cút Đi


Click vô link để coi.

https://www.facebook.com/USAFA.Official

Tướng Jay Silveria nói chuyện với học sinh Prep Airforce Academy School



Mấy ngày qua ở Colorado tại trường prep school của học viện không quân Hoa Kỳ. Năm học sinh Mỹ đen, thấy trên cửa phòng có ai viết hàng chữ là Go Home – Nigger ( Cút về nhà, Nigger) Nigger là tiếng dùng để gọi Mỹ đen theo cách miệt thị.

Học viện không quân Hoa Kỳ ( US Airforce Academy ) là trường đại học đào tạọ sĩ quan không quân của Mỹ.  Prep School của học viện là trường trung học thuộc học viện chuẩn bị cho học sinh muốn theo học đại học để trở thành sĩ quan không quân Mỹ ( không cần phải học tại đây mới vô được airforce academy)

Ngay lập tức ông tướng hiệu trưởng Silveria của học viện gọi meeting cho tất cả trường từ ban lảnh đạo, thầy cô, học sinh …
Ông nói rỏ ràng về sự việc và cách ông giải quyết vấn đề này, không nhân nhượng, không tại vì bị hay ấm ớ núp chổ này, tránh chổ kia mà thẳng thắn thẳng vô vấn đề về kỳ thị chủng tộc tại Mỹ.

"Không có chổ đứng trong không lực của chúng ta về việc phân biệt chủng tộc," Silveria nói với Air Force Times, thêm rằng, "Tôi đã nói nó trước đây: vấn đề nhân phẩm và tôn trọng nó là đường ranh đỏ ( không được vượt qua/vi phạm) của tôi. Hãy để tôi nói rõ ràng, “sẽ không chuyện vượt qua lằng ranh đỏ này mà không bị hậu quả nghiêm trọng. "

Và rõ ràng là ông ấy, trong một bài phát biểu mà Silveria huấn từ cho các học viên hôm thứ Năm, vị tướng đã tập trung nói đến vấn đề này; trong suốt bài giảng dài mười mấy phút, người quản lý đã nói rỏ ràng về cái bậy bạ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và đã chứng minh được sự rõ ràng đạo đức mà người ta mong đợi từ một nhà lãnh đạo.

"Nếu bạn bị xúc phạm bởi những lời đó, bạn đã ở đúng nơi", Silveria nói về cái graffiti kỳ thị. "Loại hành vi đó không có chỗ trong trường học prep school này, nó không có chổ ở USAFA và nó không có chỗ trong không quân Hoa Kỳ."

 "Bạn nên nổi giận không chỉ như là một người airman mà như là một con người hiện hữu" ông nói thêm. Silveria lưu ý sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng chủng tộc đầy căng thẳng ở Hoa Kỳ nói chung. "Chúng tôi sẽ ngây thơ nghĩ rằng chúng ta không nên thảo luận về chủ đề này", ông nói. "Chúng tôi cũng bị điếc khi không nghĩ đến bối cảnh của những gì đang diễn ra ở đất nước chúng ta. Những điều như Charlottesville và Ferguson, những cuộc chống kỳ thị Mỹ đen mà các cầu thủ NFL nêu lên. "

"Những gì chúng ta nên có là một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh, và nói về những vấn đề này, "Silveria gợi ý. "Đó là một ý tưởng tốt hơn." "Tôi cũng có một ý tưởng tốt hơn, và đó là về sự đa dạng của chúng ta", ông tiếp tục. "Và đó là sức mạnh của sự đa dạng ... sức mạnh của chúng ta như một nhóm đa dạng. Sức mạnh mà chúng ta đến từ mọi tầng lớp xã hội, từ tất cả các khu vực của xứ này, chúng ta đến từ mọi chủng tộc, mọi nguồn gốc, giới tính, tất cả những khác biệt gì tạo ra chúng ta, tất cả những kiểu nuôi lớn dạy dổ chúng ta. Sức mạnh của sự đa dạng này đến với nhau và làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. " Chúng tôi có cơ hội để suy nghĩ (về cái gì là quan trọng) về/cho tổ chức của chúng ta ",

Silveria nói. "Đây là tổ chức của chúng ta và không ai có thể lấy đi cái phẩm giá của chúng ta. Không ai có thể viết trên bảng và thách thức phẩm giá của chúng ta. Không ai có thể lấy chúng ra khỏi chúng ta. "Ông kêu gọi các học viên của mình tìm thấy" lòng can đảm đạo đức "để đứng lên cho những giá trị đó. "Vì vậy, trong trường hợp bạn không rõ về vị trí tôi đứng về chủ đề này, tôi sẽ để lại cho bạn những suy nghĩ quan trọng nhất của tôi hôm nay", ông nói.

"Nếu bạn không thể đối xử với ai đó với phẩm giá và sự tôn trọng, thì bạn cần phải cút đi. Nếu bạn không thể đối xử với người khác giới, cho dù đó là một người đàn ông hay một người phụ nữ, với phẩm giá và sự tôn trọng, thì bạn cần phải cút đi. Nếu bạn hạ thấp ai đó theo cách nào đó, thì bạn cần phải cút đi. Và nếu bạn không thể đối xử với ai đó từ chủng tộc khác, hoặc màu da khác với phẩm giá và sự tôn trọng hơn là bạn cần phải ra ngoài. "" Nếu bạn không thể đối xử với ai đó đúng với phẩm giá và sự tôn trọng, thì hãy cút đi "
Silveria lặp đi lặp lại.

Silveria, tốt nghiệp Học viện Không quân năm 1985 với bằng cử nhân về khoa học. Theo tờ Colorado Springs Gazette, trong sự nghiệp 32 năm của mình, trung tướng Silveria có gần 4.000 giờ bay, bao gồm các nhiệm vụ chiến đấu cho Iraq và Balkans, làm cho anh ta trở thành một trong những phi công có kinh nghiệm nhất của Không lực.

Một đoạn video của bài phát biểu trên trang Facebook của Học viện Không lực đã được xem hơn 1.7 triệu lần và một bài tweet tương tự đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Các nhà bình luận ca ngợi ông tướng vì sự lãnh đạo của ông và phản ứng rõ ràng: "Đây là cách người ta phải phản ứng với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ".

Monday, September 25, 2017

Jeff Bezos, Sếp của Amazon, kể chuyện hồi nhỏ của mình

Là một đứa trẻ, người sáng lập Amazon, Jeff Bezos đã học được một bài học quan trọng từ ông nội của mình: Sự tử tế cũng quan trọng như trí thông minh để thành công.

Bezos, người vừa là người giàu nhất thế giới, đã học bài học này một mùa hè khi dành thời gian với ông bà của mình trên trang trại Texas của họ khi ông mười tuổi. Tỷ phú tự tạo, người mà Forbes ước tính trị giá 82,6 tỷ đô la, kể lại câu chuyện của ông tại buổi nói chuyện tại Đại học Princeton.

Khi còn nhỏ, ông nói rằng ông thích toán tới mức như là obsess với toán học và sẽ tìm thấy bất cứ lý do nào để thể hiện tài năng của mình bằng số. Ông sẽ tính toán tất cả mọi thứ, bao gồm tất cả như mấy thống kê vô ích và chi tiêu tạp hóa.

Một ngày nọ, khi ngồi sau lưng chiếc xe của ông bà, ông nghe lỏm được một quảng cáo trên radio, nói rằng mỗi lần hít một hơi thuốc lá sẽ mất một phút trong tổng số tuổi thọ của bạn.

Bezos nói bà của ông ta là một người hút thuốc, nên ông ta quyết định tính số năm bà ta bị giảm thọ vì hút thuốc.

"Tôi ước tính số lượng thuốc lá mỗi ngày, ước tính số lần phun thuốc mỗi điếu thuốc lá và như vậy," Bezos kể lại với sinh viên tốt nghiệp Princeton.
"Khi tôi hài lòng ... Tôi chúi đầu vào phía trước của chiếc xe, khều vào bà tôi trên vai và tự hào tuyên bố:" Chỉ hai phút mỗi lần, bà đã mất 9 năm cuộc đời mình! ", ông giải thích cho bà ông như vậy.

Bezos ngồi chờ đợi để được hoan nghênh vì trí tuệ và "kỹ năng số học" của anh. Thay vào đó, ông nói, bà nội của ông bật khóc.

Ông nội của ông ngừng xe vô lề đường, ra khỏi xe và đợi cháu trai của ông chui ra khỏi chiếc xe, Rồi ông nói với Jeff như sau, "Jeff, một ngày nào đó mày sẽ hiểu rằng thật khó để có thể làm người tử tế hơn là thông minh."

Bezos nói với sinh viên Princeton rằng có một sự khác biệt giữa việc sử dụng những món quà trời cho, chẳng hạn như tính thông minh, và sự chọn lựa cách xử sự tử tế trong cuộc sống. "Sự thông minh là một món quà, sự tử tế là một sự lựa chọn", Bezos nói. Mặc dù thông minh trở nên hữu ích, nhưng lòng tốt ( tử tế) là vô giá để đạt được tới mục tiêu của nghề nghiệp mình, ông nói.


Ông đã để lại cho những sinh viên tốt nghiệp một ý nghĩ : "Quà tặng là dễ dàng – chúng là được trời cho còn cái lựa chọn mới là khó khăn. Người ta có thể tự ru ngủ bản thân với những món quà được ban phát cho mình nếu người ta không cẩn thận, và nếu người ta làm như vậy, nó có thể sẻ làm thiệt hại tới cái chọn lựa của người ta. 

Friday, September 22, 2017

Ngã nón trước quyết định chính xác của John McCain - Anh Hùng Thứ Thiệt. God Bless John.



















John Mc Cain -  Thật sự là người có chủ tâm đứng đắn. Anh hùng thứ thiệt. Hoan hô.

"I cannot in good conscience vote for the Graham-Cassidy proposal," the Arizona Republican said in a statement. "I believe we could do better working together, Republicans and Democrats, and have not yet really tried. Nor could I support it without knowing how much it will cost, how it will (affect) insurance premiums, and how many people will be helped or hurt by it. Without a full CBO score, which won't be available by the end of the month, we won't have reliable answers to any of those questions."
John McCain.

“ Với cái lương tâm tốt,  tôi không thể bỏ phiếu thuận cho dự luật này . Tôi tin chúng ta có thể làm tốt hơn, làm việc chung CH và DC, chúng ta chưa thử giải pháp làm việc chung này. Tôi không thể ủng hộ khi không biết nó tốn bao nhiêu tiền, nó ảnh hưởng thế nào tới tiền bảo hiểm và bao nhiêu người được lợi hay bị hại. Không có CBO ( cơ quan thẩm định mà chính phủ liên bang Mỹ sữ dụng để biết lợi hại của dự luật đề nghị, Congressional Budget Office), không thể làm xong thẩm định cuối tháng này, chúng ta không biết ất giáp gì về những câu hỏi trên.”
John McCain

Bạn thân nhất, như anh em ruột của McCain, ông Thượng Nghị Sĩ Graham, người bảo trợ dự luật này tweet:
“My friendship with @SenJohnMcCain is not based on how he votes but respect for how he’s lived his life and the person he is.”
Lindsey Graham

“ Tình bạn với Mc Cain không dựa trên việc ông ấy bỏ phiếu như thế nào mà nó dựa trên lòng kính trọng về cách sống và con người thật của ông.”

Lindsey Graham

Graham - Cassidy - Dự luật tàn nhẫn chơi chính trị trên mạng sống người dân Mỹ

Graham-Cassidy, dự luật về sức khỏe mà Thượng viện có thể bỏ phiếu vào tuần tới, là độc ác tàn nhẫn. Nó được soạn thảo một cách vội vã, không chính xác. Những người bảo trợ cái dự luật này rõ ràng không có ý tưởng gì khi soạn thảo cái dự luật này. 

Giống như các kế hoạch khác của đảng Cộng hòa, nó loại bỏ việc đòi hỏi tất cả cá nhân phải mua bảo hiểm. Thay vì giúp cá nhân tiền mua bảo hiểm. Nó lấy tiền này cắt 16% rồi đẩy qua cho các tiểu bang muốn làm sao thì làm và tất cả tiền này block grant sẽ ngưng vào năm 2026.

Trường USC và Brookings Institute vừa công bố sáng nay dự luật này sẽ làm 32 triệu người mất bảo hiểm. Năm 2018, 2019 là 15 triệu người mất bảo hiểm.

Vì hiện nay có nhiều tiểu bang không có Obamacare nên không có tiền trợ cấp từ chính phủ liên bang như TX và một số tiểu bang miền nam khác. Khi đẩy tiền này xuống thì chia đều cho tất cả tiểu bang và tổng số tiền trong cái túi  thì lại giảm nên những tiểu bang đang có tiền từ chính phủ liên bang ngay bây giờ sẽ thấy tiền tài trợ giảm xuống như CA chẳng hạn.

Khi giao cho tiểu bang muốn làm gì thì làm tùy ý thì những điều bắt buộc như pre existing sẽ không được bảo vệ nữa. Medicaid sẽ bị cắt và có luật lệ giới hạn, cắt funding của liên bang cho người già, con nít và gia đình có con nhỏ nghèo.

Hiện nay tất cả những hảng bảo hiểm lớn, tất cả các hội y sĩ đều lên tiếng chống lại cái dự luật này Ngay cả nghị sĩ CH cũng không muốn và không biết cái dự luật này ra sao chi tiết, nhưng họ đều muốn một chuyện là lật đổ cái Obamacare vì nó có do chính quyền Obama làm ra. Họ muốn lật đổ tất cả thành quả nào mà có cái tên Obama trong đó, vì nó là TT Mỹ đen không thể để việc làm của nó thành công được.

Thượng nghị sĩ CH từ Iowa, không giấu diếm nói thẳng thắng thành thật như sau:
"You know, I could maybe give you 10 reasons why this bill shouldn't be considered," "But Republicans campaigned on this so often that you have a responsibility to carry out what you said in the campaign. That's pretty much as much of a reason as the substance of the bill."
“ Tôi có thể nói cho biết cả chục lý do tại sao không cần cái dự luật này, nhưng CH hứa là sẻ lật đổ nó, nên phải giữ lời hứa. Giữ lời hứa lật nó cũng là lý do như cái lợi hại gì trong cái dự luật ( cái meat)”

Đảng CH chơi chính trị trên sự sống chết của dân Mỹ. Họ không có cần biết hệ lụy như thế nào.

Hiên nay thì đảng CH đang ráo riết mua chuộc, hù hè những Thượng nghị sĩ Mc Cain, Collins, Murkowski, Rand Paul để bỏ phiếu thuận cho dự luật này.

CH có thể thắng kỳ này chỉ vì họ phải lật Obamacare mà không cần biết dự luật làm lọi hại gì hết. 


Cập nhật - Update 9/22/2017 11:00 AM

Thượng nghị sĩ John McCain (R-AZ) tuyên bố hôm thứ Sáu rằng ông sẽ phản đối dự luật hủy bỏ Obamacare mới nhất, một cái chết tiềm tàng khiến cho hy vọng cuối cùng của GOP là hủy bỏ nhiều luật về chăm sóc sức khoẻ 2010.

McCain nói trong một tuyên bố rằng ông "không thể trong lương tâm tốt" ủng hộ dự luật từ Sens Lindsey Graham (R-SC) và Bill Cassidy (R-LA), trong đó sẽ chuyển nhiều khoản tài trợ của Obamacare thành một khoản trợ cấp cho các tiểu bang bắt đầu 2020.

Thượng Nghị Sĩ Arizona nói, cũng giống như khi ông bỏ phiếu bãi bỏ Obamacare vào cuối tháng 7, thay vào đó đảng Cộng hòa nên làm việc với đảng Dân chủ trong một dự luật chăm sóc sức khoẻ và bất cứ đạo luật nào cũng phải được thông qua trật tự thường lệ của các buổi điều trần và đánh giá của ủy ban.

McCain nói: "Tôi tin rằng chúng ta có thể làm việc tốt hơn với nhau, những người Cộng hòa và Dân chủ, và chúng ta chưa thực sự cố gắng. "Tôi cũng không thể hỗ trợ nó mà không biết chi phí bao nhiêu, làm thế nào nó sẽ ảnh hưởng phí bảo hiểm, và bao nhiêu người sẽ được giúp đỡ hoặc làm tổn thương bởi nó."

Cuộc bỏ phiếu của McCain rất quan trọng để giết chết nỗ lực cuối cùng của GOP nhằm bãi bỏ Obamacare vào cuối tháng 7. Giờ đây, sự phản đối của ông có thể gây ra cái chết cho Graham-Cassidy, ước tính ngoài dự đoán sẽ dẫn tới việc Mỹ có32 triệu người có bảo hiểm y tế so với Obamacare.

Thượng nghị sĩ Rand Paul (R-KY) đã liên tục tuyên bố ông phản đối kế hoạch, lập luận rằng nó giữ quá nhiều sự ủng hộ của Obamacare.

Thượng nghị sĩ Susan Collins (R-ME) đã không đưa ra một quyết định dứt khoát, nhưng bà đã nêu lên những lo ngại về việc dự luật này ảnh hưởng như thế nào đến những người có các điều kiện đã có và các khoản cắt giảm của Medicaid. Cô được coi là "không" bỏ phiếu.


Có một vài người khác, đáng chú ý nhất là Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski (R-AK), những người vẫn chưa nói họ có ủng hộ hay phản đối dự luật này hay không, nhưng sự ủng hộ của họ được cho là nghi ngờ.


Saturday, September 16, 2017

Shopping kiểu mới - Nordstrom Local.

Nói chuyện thằng Mỹ trắng khùng kỳ thị chủng tộc nhiều rồi, thay đổi không khí nói về đi shopping cho bớt căn thẳng thần kinh. Nhưng cái này mà nói sâu vô thì cũng nhức đầu vì nó dính dáng tới cái mà thiên hạ trăn trở tìm cách thống trị nó nhưng luôn bị thua, $$$$.

Cũng như bao nhiêu người khác, nhất là người đi du lịch Mỹ từ Việt Nam. Tôi thấy ít thằng cha con mẹ nào mà tới Mỹ đòi đi coi national parks, biển, thảo nguyên, rừng rú, kỳ quan thiên nhiên, hay một cái hay nhất mà không ai hỏi tới để tìm hiểu và trải nghiệm là coi thật sự người Mỹ nó sống  và hưởng thụ như thế nào trong đời sống hàng ngày.  Thay vô đó thì toàn là đi coi buildings, đồ nhân tạo do người chế ra. Một cái mà không thể thiếu là đi shopping. Từ mall, tới Walmart, rồi Costco rồi outlet rồi mall và bigger mall, rồi vô internet coi mua , khảo giá so sánh lọi hại từ Amazon.

Đi shopping là cái mà người Việt ở Mỹ lâu ngày ghét nhất, vì nó đi nhiều quá rồi, tha về không biết cơ man nào mà nói từ mấy chục năm nay, cứ sale là đi mua mà không bao giờ đụng tới. Cứ mỗi năm dọn sạch sẽ nhà cửa sau mùa đông chấm dứt là năm bảy trips xe van chở tới Salvation Army để bỏ cho sạch nhà cửa. Chưa kể tới là mấy cái đồ vật dụng lớn như grills, đồ gia dụng, sơn siết, cleaning chemical, đi bỏ phải trả tiền rác. Mẹ tổ nó vậy mà cứ đâm đầu vô mua và mua như một thú giải trí hay cho  bớt stress.

Sau này thì cứ a lê hấp, Amazon prime free shipping mà mua online , nó tiện và dể hơn nữa. Nó tới mức mà Amazon đánh sập tiệm mấy cái tiệm trong mall như Macy, JC Penney, Dillard's Fred's ,Big 5 Sporting Goods, Big Lots (BIG), Urban Outfitters,Tailored Brands ,Childrens Place, Abercrombie & Fitch and GameStop. Mall bự bằng nguyên cái phố lớn phải  lần lượt rủ nhau đóng cửa.

Nhưng cái gì nó cũng giống nhau là cái khó bó cái khôn nên mấy tiệm bắt đầu tìm cách chống trả Amazon trong việc buôn bán online, nhưng bắt chước nó thì là làm không nổi vì nó có võ chuyên nghiệp gia truyền. Amazon không phải là biết chọn bán đồ nào người ta thích mà nó là công ty chuyên trị công nghiệp kỹ thuật. Nó dùng kỹ thuật tân tiến nhất về internet, về tra khảo dử liệu thu thập được từ người mua để tạo ra tiện lợi xúi người ta mua nhiều vô. Và nó thay đổi cả một mô hình sắm sửa của người Mỹ và cả thế giới. Không ai mà không thích Amazon mua online.

Một mô hình mới nóng hổi mà mấy người sống ở LA có thể thấy và thử coi nó có hay như thế nào. Mô hình này dược chế ra từ một công ty bán đồ ai cũng biết, Nordstrom. Vào tháng 10 này nó sẻ mở một tiệm chỉ có 3000 square feet thay vì 14 ngàn square feet như mấy tiệm củ. Mà cái lạ là nó không có trữ đồ để bán nhiều như mấy tiệm củ. Thay vào đó nó sẻ có quầy rượu nho,quầy bia, quầy juice, tiệm nail, massage, quầy cà phê expresso, quầy sửa đồ tại chỗ…. Nói chung là dịch vụ dính dáng tới món đồ mà khách hàng kiếm muốn mua nhưng chưa biết hư thực ra sao.

Muốn kiếm mua cái design jean xịn mà lên on line thì biết đường nào mà rờ, có mấy chục cái để lựa nhưng biết cái mô là cái ri, cứ như đám rừng vậy, nào la stretch material, semi bạc màu, bận không thấy bụng bự, tăng cái đường cong muôn thuở của cái mông mà không thấy xệ vì tuổi tác cao, ăn buffet căng bụng mà không bị cấn hahahahahha nghe quen quen. OK vô Nordstrom Local, có stylish đứng chờ đem ra một lô jean cho thử, giải thích cái gì lợi hại đẹp xấu, xong rồi nếu mua nó sẻ kêu special delivery từ mấy tiệm Nordstrom gần đó nếu muốn chờ lấy, lên lai gì xong xuôi perfect hết. Trong khi chờ thì làm ly Chadonnay hay vô thử vài chiêu yoga trong đó.

Cái mục tiêu chánh là đem service dịch vụ tới người mua tại những địa điểm thuận lợi, phù hợp với cái mà khách hàng muốn để phục vụ họ, sau đó thì họ muốn vô online mua, hay cách nào là tùy họ.

Nghe thì mấy cụ lão ông cụ bà Mít nói thằng này dở hơi làm chuyện ruồi bu ai quởn mà chịu cho nó dụ bán mắc hơn tự mình lầm lủi đi vô Ross kiếm rack sale 75%. Wait wait trước khi cự nự thì nên hỏi ý kiến mấy cô ấm cậu chiêu đẻ ra bên xứ này coi họ có wow lớn wow nhỏ xếp hàng đi mua đồ kiểu này không thì biết. Hỏi mấy thằng con trai nó có biết hay mua dồ hiệu Bonobos không thì biết, thằng này cho thử đồ xong xuôi trong tiệm rồi mới mua on line, đắt hàng tới nồi Walmart mua nó luôn. Hỏi cô chiêu ở nhà bận yoga pant Lululemon rồi thử yoga class xả stress trong đó coi cô thích hay không?. Còn cái này nữa nhưng tôi biết câu trả lời là không và nó sẻ làm tôi bị chọi đá là vì nó dính dáng tới bóp Louis Vuitton, anyway, đi hỏi coi mấy bà việt nam mua LV có care là tiệm Louis Vuitton làm thêm art museum trong tiệm chưng đồ vô giá như trong bảo tàng viện để người mua tới coi không? hu care cái art cái ba láp gì không giống ai cho mất thì giờ, chỉ cần cái bóp hù con mẹ ngồi kế bên là ok rồi. My apologies for being rude about this LV thing.

Anyway, shopping kiểu Nordstrom Local là học kinh nghiệm từ mấy cái tiệm mới ,nhỏ , hip, này để sống còn tranh đấu kiếm tiền chống lại ông Amazon sừng sỏ.

Thursday, September 7, 2017

Tiếp tục với ý tưởng là lời nói đi đôi với việc làm - Làm tốt hơn Obamacare

Chuyện nghe lạ như chuyện tề thiên nhưng lại là một chuyện có thể xảy ra thật sự tốt cho người dân Hoa Kỳ.

Sếp ủy ban y tế , Thượng nghị sĩ Lamar Alexander của Tennessee đã nói chuyện với các phóng viên sau khi kết thúc cuộc điều trần về healthcare và chỉ vài tuần sau khi những người đảng Cộng hòa thất bại trong việc thông qua đạo luật giết chết Obamacare. Ông cho biết là hy vọng sẽ đưa ra một dự luật health care mới theo ý kiến và sự tham dự của cả hai bên, CH và DC "trong vòng 10 ngày nữa."

"Tôi sẽ ngồi với Thượng nghị sĩ (Patty) Murray và các thượng nghị sĩ khác và đi đến kết luận về những gì tôi nghĩ chúng tôi có thể vượt qua," Ông Alexander nói. "Tôi muốn có thể đưa cho Thượng nghị sĩ (Mitch) McConnell và Thượng nghị sĩ (Chuck) Schumer một đề nghị đồng chấp thuận trong vòng khoảng 10 ngày.

Tại buổi điều trần, các thống đốc đến từ 5 tiểu bang ra một thông điệp nghiêm khắc và thống nhất: Quốc hội và Tổng thống Donald Trump phải có hành động tốt hơn để tăng cường Obamacare và ổn định thị trường bảo hiểm cho cá nhân.

Chủ đề thảo luận cấp bách nhất là liệu Quốc hội có tiếp tục tài trợ một khoản trợ cấp quan trọng cho Obamacare hay còn gọi là thanh toán giảm phí chia sẻ. Các thống đốc, ủy viên bảo hiểm và những người khác đã nhiều lần kêu gọi Quốc hội và Trump tài trợ cho các khoản tiền, làm giảm khoản khấu trừ deducible và co pay giúp cho những người dân có thu nhập thấp, ít nhất là qua năm 2018.

Nhiều điểm mà các thống đốc tiểu bang đưa ra là giống như những gì mà một ủy ban gồm năm ủy viên bảo hiểm nhà nước nói với cùng một nhóm thượng nghị sĩ ngày hôm trước.

Ngoài các khoản trợ cấp, các nhà lãnh đạo tiểu bang cũng đang tìm cách hợp lý hóa và thêm tính linh hoạt cho chương trình hiện tại của liên bang để họ có thể kiểm soát nhiều hơn, để điều chỉnh Obamacare theo nhu cầu của tiểu bang. Và họ muốn Quốc hội cung cấp tài chính liên bang cho chương trình giúp hãng bảo hiểm bớt lổ khi xài tiền cho nhóm người nhiều bệnh hoạn high risk pool.

Về lâu dài, thống đốc cho biết, Quốc hội và các quan chức nhà nước cũng nên làm việc cùng nhau để giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là giá thuốc.

Nhưng các nhà làm luật không còn nhiều thời gian để bàn tới lui. Các hãng bảo hiểm phải ký kết hợp đồng tham gia vào Obamacare vào năm tới - vào ngày 27 tháng Chín.

Không biết ra sao nhưng lần đầu tiên hai bên CH, DC chịu có trao đổi để mưu cầu tìm kiếm cái mẫu số chung có thể chấp nhận được cho health care.

A small piece of good news while seeing Irma tàn phá Carribean islands và đe dọa Florida.

Let’s continue to walk the walk.


Friday, September 1, 2017

Hưởng lễ nghĩ cuối mùa hè - Labor Day

Enjoy the long weekend Labor Day 

 Đánh dấu mùa hè kết thúc. Quăng cell phone vô thùng rác, tắt TV ra ngoài trời nằm, uống bia, ăn BBQ, tán dóc hay không cần làm gì hết ngồi một cục cho sướng cái thân.




Ngày nay, nhiều người nghĩ đến kỳ nghỉ lao động ở Hoa Kỳ, rơi vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9, như một ngày để nấu ăn BBQ hoặc mua sắm. Nhưng nguồn gốc của nó có thể nhìn lại với hai cuộc tụ họp và  có động cơ chính trị hơn là một ngày nghĩ xả hơi như bây giờ.
Một là một lễ hội lớn bao gồm một cuộc diễn hành của công đoàn lao động và và sau đó là picnic diễn ra vào ngày 5 tháng 9 năm 1882 tại một công viên ở thành phố New York. Theo Linda Stinson, cựu sử gia của Bộ Lao động, cuộc tụ tập này được cho là đã thu hút được khoảng 10.000 người đi diễn hành. Họ lắng nghe những bài diễn văn ủng hộ quyền của người lao động, và tham gia vào trong những hoạt động nhẹ nhàng hơn giống như kiểu bây giờ - người ta uống bia, nhảy múa và bắn pháo hoa.

Sự kiện khác thì  tối tăm hơn. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1894, tại một thị trấn bên ngoài Chicago, nhân viên của hãng xe lửa George Pullman đã đình công khi lương của họ không tăng sau khi nền kinh tế bị sập tiệm. Trong một thể hiện tính đoàn kết, liên đoàn đường sắt Mỹ - có 150.000 thành viên vào thời điểm đó và do Eugene Debs - một nhà xã hội học nổi tiếng dẫn đầu,  từ chối vận hành xe Pullman, làm trì trệ chuyện giao thư tín bưu kiện gởi trên toàn quốc. Tổng thống Grover Cleveland nổi giận gửi quân đội liên bang lên đàn áp cuộc đình công. Cuộc bạo loạn và ẩu đả nổ ra, và nó đã trở thành cái mà bây giờ được coi là một trong những giai đoạn đẩm máu nhất trong lịch sử lao động của Mỹ.


Ngày nghỉ lao động toàn quốc được tuyên bố trong vòng vài tháng sau sự kiện đó.

Wednesday, August 30, 2017

Harvey - Thằng này dữ quá cỡ thợ mộc.

Bão lụt ở Houston mấy ngày qua thật là quá cỡ thợ mộc. Với một xứ sở giàu có nhiều tiền tài vật chất, vậy mà nhìn thấy cái hậu quả của cái thiên tai quái gở này mà thấy tản thần, ê chề, không chữ nghĩa nào mà diễn tả dược cái mất mát nếu mình không ở ngay đó lảnh đạn trực tiếp.

Mình cũng thấy cái cứu trợ toàn là nhờ vào người dân thiện nguyện xách ca nô ra đi vớt người bị kẹt, human spirit và tình đồng bào trong thiên tai lộ rỏ hẳn ra trong những trường hợp này. Bravo. Bravo Bravo.

Tại sao cái storm nó tệ lậu tàn phá dử vậy?

Cái lý do chánh tạo ra sự tàn phá mưa tối trời thúi đất trong một thời gian ngắn là vì bão thổi vô rồi nó ngồi lì ở đó mà không bay đi tiếp. Thông thường thì cái gió ở phía trên thượng tầng của cái bão làm cho cái bão nó bay tới. Harvey thì cái gió lái cái bão này bị hư không làm gì được rồi thêm cái áp suất của khí quyển tới từ tây bắc nhốt cái bão ngay trên đầu Houston trong một thời gian dài. 4 feet nước mưa trút xuống trong một hai ngày thì không có một cái mương hay hệ thống thoát nước nào mà chịu đời cho thấu. 14 tỷ gallons nước là một số lượng quá sức tưởng tượng. Chưa hết ngày hôm nay nó quần trở lại trút thêm 5 tỷ gallons nữa cho đã khát.

Tại sao Houston dể bị lụt?

Cái thành phố .bằng phẳng, nên nước cứ đọng lại đó không chảy đi đâu. Cái thứ nữa là xây cất quá nhiều (urban sprawl) cứ muốn nhà mới là ào ào bỏ tiền xây không có nhiều luật lệ là xây chổ nào an toàn hay building code xây nhà như thế nào. TX là tự do mấy cái này nhất vì nó nói luật lệ là trói chân trói tay người dân không làm giàu và sống độc lập theo ý mình được. Xây cất thì phải tráng xi măng, đổ bê tông nên nước không thấm xuống đất dễ dàng được như là đất thảo nguyên không có xây cất. Thêm nữa Houston không có plan thoát nước cho những trường họp bảo lớn dữ tợn mà chỉ plan thoát nước dựa trên những cơn mưa lớn bình thường mà thôi.

Sao Houston không cho dân di tản trước?

Cái này dể tranh cải đỗ thừa sau khi thấy sự việc xảy ra. Nhưng cái quyết định không khuyến khích di tản là hiệu quả nhất dựa trên dử liệu tiên đoán khí tượng lúc bão tới.

Sáu triệu người di tản không xuể trong hai ba ngày (bắt đầu tiên đoán tới lúc bão tới), rồi đâu phải kêu là người ta đi liền, người do dự người chần chờ, rồi kẹt trên xa lộ lúc bão tới là toi mạng nữa. Rất là phức tạp. Thêm một diều nữa là hệ thống xa lộ Houston dược kiến tạo như là một lối thoát nước, thành ra khi lụt là xa lộ thành sông để thoát nước, xe kẹt trên đó là cản trở nước chảy và rất là nguy hiểm cho người kẹt trên xe trên xa lộ.

Người tính không qua trời tính. Thật là một thảm họa cho Houston. Tiền tổn thất lên tới 50, 60 tỷ ở mức tiên đoán thấp, cao thì lên tới trăm tỷ đô. Không nhiều người có bảo hiểm lut.