Sunday, April 30, 2017

42 năm vẫn còn đen. 30-4

42 năm cái xứ VN nó cũng còn đen. VN có nhiều thay đổi tích cực vể bộ mặt xứ sở, nhà cửa, điện nước nhưng đại đa số người Việt cũng còn khổ thấy bà nội. Đất dân thì bị nhà nước cán bộ cướp, xứ sở biển đảo thì bị Tàu lấy, không khí thở thì dơ dáy, biển thì cá chết, nói sự thật thì đi tù, đường phố thì kẹt xe, mưa thì đường phố thành sông nước tới ngực, thức ăn thì tẩm hóa chất bậy bạ, đau yếu đi nhà thương thì nằm la liệt cả dưới gầm giường hay ngoài hành lang, con nít thì đu giây qua sông đi học. Đúng là đen.

Thiên hạ hải ngoại thì gọi là quốc hận, tôi thì không còn thấy hận gì nữa hết, tôi hiểu tại sao thiên hạ hận, biểu tình, than thở. Tôi không phàn nàn hay chống lại mấy việc làm này. Chỉ là tôi không thấy bản thân mình là tị nạn gì nữa. Ai muốn nắm giữ cái mà họ thường gọi là căn cước tị nạn thì go ahead, tôi hiểu được, không phê bình, không chê trách gì hết. 

Tôi chỉ nghĩ khác một chút, tôi đi tới, tôi quan tâm tới xây dựng quyền lực ở đây như một người Mỹ. Cái bản mặt tôi nhìn là biết Mít Ô đi ghe dù tôi muốn hay không, nên không cần lo. Tôi không lo mất tiếng Việt vì biết có mấy chục triệu người nói tiếng Việt bên Việt Nam, tôi không thật sự quan tâm nó nói đăng ký hay ghi danh, tiếng Việt cả, tôi hiểu hết. Khi tôi nói thì tôi nói ghi danh, ai nói khác kệ nó, miễn là tôi hiểu và nó hiểu. Tôi hát này công dân ơi trong lể lạc lớn, dỏng dạc, no cà quẹt cà quẹt, nhưng kêu tôi ra vệ đường Bolsa chào cờ hàng tuần thì tôi không làm, ai làm thì làm tôi không thắc mắc hay chê bai gì hết.

Tôi không còn care ai là ai, chỉ muốn nó lo cho dân sống an khang thịnh vượng, tử tế với nhau, nói thật không bị bụp tai, không bị ăn hiếp gì hết, thì tôi quì lạy cũng được. Còn không làm được thì tôi la, tôi chửi, tôi ghét, tôi chống. 

Nhà tôi tan hoang như cái mền rách vì 30-4-75 khi VC vô SG, cái hệ lụỵ vẩn còn tồn tại tới giờ này, nhưng tôi được gì, nếu tôi cứ ngồi đó hận và làm chuyện ruồi bu. Tôi không làm vậy. 

Tôi OK chịu thiệt thòi dọn đường cho US Senator(s) Trần, Govenor(s) Nguyễn, US President(s) Lê, CEO(s) Trịnh, Nobelaureate(s) Đoàn, World renown Historian(s) Hoàng, General(s) Lương, Nail Chain Owner(s) Phan, Top car sale person(s) Phạm and etc. 

Tôi không care chúng nó biết tiếng Việt hay không (mặc dầu tôi khuyến khích nó học tiếng Viêt) chỉ cần nó có khả năng đạt được giấc mơ cá nhân của nó, có cơ hội và leo được tới mức cao quyền lực xứ Mỹ này, có một cuộc sống vui vẻ tử tế. Nhiều đứa như vậy thì chúng nó sẻ thổi bay VC,  nếu VC không làm gì được cho dân Viêt sống cho an khang, sung túc, đàng hoàng, đâu vô đó.

 30-4 vẩn còn nhớ nhưng không còn hận gì nhiều hết. 

Saturday, April 29, 2017

Gió Thuận hay Gió Ngược

Hầu hết người Mỹ đều coi mức độ bất bình đẳng kinh tế hiện tại là một vấn đề: Trên thực tế, trong 30 năm qua, các cuộc thăm dò của Gallup đã thống nhất nhận thấy phần lớn đa số ủng hộ sự phân bố của sự giàu có và thu nhập.

Nhưng có ít sự nhất trí hơn về việc làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Thiên hạ có cần phải có cái cân bằng cũa sân chơi để những người sinh ra trong những hoàn cảnh khiêm tốn có cơ hội tốt hơn không? Hay là thiên hạ có nên cố gắng để thấm nhuần cái tinh thần là phải làm việc mạnh mẽ hơn và xây dựng một nền văn hoá tự lực cánh sinh và tin rằng nếu làm việc cần mẩn thì sẻ luôn thành công? Đôi khi phản tác dụng và, đôi khi, các lập luận cay đắng qua lại của hai phía làm mất đi việc tìm kiếm các giải pháp hay nhất cho sự việc. Một bài báo gần đây của hai nhà tâm lý học Shai Davidai Thomas Gilovich cho thấy một sự xáo trộn trong tâm lý con người làm cho thiên hạ không thể tìm ra phương hướng đi tới cho vấn dề này. Hiểu được điều đó cũng có thể giúp chúng ta tìm ra nền tảng chung để giúp đỡ những người nghèo nhất

Trong các cuộc thảo luận công khai, ông Gilovich minh họa các kết quả nghiên cứu bằng cách đưa ra hai cái so sánh về hai cái chữ “headwind” và “tailwind” sau khi bỏ chúng vô google rồi search các hình ảnh liên quan tới hai chữ này. Thứ nhất, với "headwind" ( Đi ngược gió) , gợi lên nhiều trang phim hoạt hình sống động và hình ảnh. Nhưng nếu tìm kiếm "tailwind" ( Đi xuôi giói), sẽ khó có thể tìm thấy bất kỳ hình ảnh hấp dẫn nào cả. Cái search headwind thì đươc thấy nhiều hình ảnh, cả trong trí tưởng tượng lẫn trong biểu tượng của chúng ta, trong khi cái search tailwind thì như bị bỏ rơi.

Sự không đối xứng này phản ánh một sự thiên vị tâm lý sâu sắc hơn: Người ta thường nhớ những trở ngại mà người ta đã vượt qua nhiều hơn những lợi thế mà người ta đã có. Sự thiên vị này được gắn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hầu hết thời gian và năng lượng của chúng ta đều hướng tới vượt qua những thách thức ngay trước mắt mình. Headwind cần chú ý, vì phải vượt qua. Tailwinds có thể gợi lên một cảm giác ấm áp và biết ơn tạm thời, nhưng chủ yếu tailwind giúp người ta tập trung ở những nơi khác hơn nơi thách thức cần phải vượt qua.

Ví dụ, họ tìm thấy cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tin rằng các bản đồ bầu cử không được phân bổ cho lợi thế của họ. Các học giả cũng nhận thấy rằng, trong gia đình, người ta có xu hướng nghĩ rằng bố mẹ họ khó khăn hơn họ hàng của họ. Tất nhiên, chúng ta không thực sự biết điều gì đang diễn ra trong tâm trí mọi người, nhưng có vẻ như nhiều người trong chúng ta đã vượt qua những trở ngại mà chúng ta phải đối mặt. Ví dụ như trong nhiều cuốn tự truyện, ngay cả những người may mắn, những gia đình giàu có, yêu thương, hãy nhìn lại cuộc đời và nhớ tất cả những điều đã cản đường họ.

Trong cộng đồng người Việt bên Mỹ thì thấy tị nạn 75 nói họ khổ nhất vì là đợt đầu tiên cái gì cũng không biết, không có và không có người đi trước giúp đở. Ô đi ghe thì nói họ khổ hơn bị VC rượt bắt, hải tặc hiếp, chết trên biển, sống trên đảo đói. Ô đi máy bay thì nói khổ vì bị thằng cha đi trước hành, trâu sau uống nước ngọt không, không có wine hay bia gì cho ngon coi. Ô đi du học thì nói đòng tiền học hết, rồi bị kỳ thị và Trump bắt khi đi làm chui. Phe này thì nói phe kia sướng hơn vì lý do này hay lý do khác, chú trọng vô cái headwind mà không bao giờ nói về cái tailwind mà phe mình được hưỡng tốt hơn phe khác.

Những suy nghĩ tự phát của một người thường  là những thách thức mà cái người đó phải đối mặt chứ không phải những lợi thế mà người đã có. Xu hướng nhận thức này, làm sáng tỏ những bất đồng liên tục về bất bình đẳng và cơ hội ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội Mỹ. 

Khi mình nhìn thấy quá khứ của mình về những cơn gió headwind mà mình đã vượt qua được, thật dễ dàng để xác định sự thất bại của người khác một cách vội và, thiếu kiên nhẫn. Khi những trẻ em nghèo bỏ học trung học, một người than phiền rằng những đứa trẻ này làm biếng không work hard enough, vì người đó có thể nhớ  lại những trở ngại về giáo dục mà họ đã vượt qua trong cuộc đời chính mình lúc họ còn ở tuổi đó, rồi so sánh và kết luận là họ làm được thì ai khác củng phải làm được. 

Người ta thường không đồng ý về nguồn gốc của sự thành công của chúng ta: Những người nhấn mạnh đến việc đẻ bọc điều từ nhà giàu  thì dễ dàng chỉ ra rằng thằng đó hay con đó hay nhờ là con nhà giàu. Tuy nhiên, những người có đặc quyền hay giàu có này có thể nhìn vào cuộc sống và cảm nhận của chính mình và nói, "Tôi cũng đã phải vật lộn dể thành công."

Nói về những nhận thức này dường như không hiệu quả. Chúng ta có thể thử một cách tiếp cận khác. Nghèo đói, thật sự thì, không chỉ là do headwind trở ngại chận đường cản lối, nhưng nó cũng được đặc trưng bởi thiếu tailwind, gió thuận.

Nếu mình hợp sức làm việc để tạo ra nhiều gió thuận tail wind - bằng cách cho trẻ em nghèo nhiều lợi thế hơn - chúng ta có thể giải quyết nhiều vấn đề khó giải quyết khác. 
Study cho thấy rằng ở trường trung học, trẻ em nghèo đang học tồi tệ hơn nhiều so với những người ở các gia đình bình thường. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết khoảng cách này không tích tụ trong suốt năm học, nhưng vào những tháng hè. Chẳng hạn, ở Baltimore, một nghiên cứu đã cho thấy khoảng cách thành công giữa người nghèo và người nghèo được ghi nhận bởi sự khác biệt về học tập vào mùa hè. Trong những tháng này, trẻ em giàu có được hưởng lợi từ các chương trình summer camp và sách vỡ có đầy đủ xung quanh nhà trong mùa hè, và rộng hơn, từ vô số lợi thế của việc bố mẹ có các nguồn lực, kiến ​​thức và thời gian để engage con cái mình mình vô những chuyện giúp ích cho chúng để mở rộng trí tuệ. Ngay cả cuộc trò chuyện xung quanh bàn ăn tối có thể là một tailwind. 

Việc thu hẹp khoảng cách thành công có thể tạo ra những cơn lốc xoáy cho trẻ em nghèo. Bằng nhiều cách, việc cung cấp xây dựng giáo dục công cộng tốt, tự nó chính là một nguồn tailwind, gió thuận đáng kể.


Mở xa hơn phạm vi giáo dục, cái tạo ra gió thuận tailwind nó áp dụng thích hợp cho tất cả mọi lảnh vực khác khi mà người cấn một cú hích từ sau đẩy tới. Rất nhiều khi chỉ cần một lực đẩy chút xíu mà giải quyết làm cho cuộc sông của một người cần đẫy tơi tốt hơn. 

A rising tide lifts all boats.

Bài này ý từ một bài đọc thấy hay nên viết lại. Nguồn New York Times.

Saturday, April 22, 2017

EN MARCHE

Hai ba giờ chúa nhật ngày mai biết ai vô chung kết làm TT Pháp.

My man En Marche. Emmanuel Macron

Bộ trưởng kinh tế, investment banker, chưa bao giờ ra ứng cử, 

Centrist, không bên trái,không bên phải, chính giữa. 

Tôi đụng đâu thua đó. Kỳ này coi ra sao!!!!! hahahha. 

Bây giờ, tất cả nằm trong tay của quí vị . Emmanuel Macron













Hombres phản đòn.Trump bị kẹt lấn cấn, chắc không? chờ coi.

Hồi thời tranh cử Trump nói Mễ là bad hombres, rapists cần phải có cái tưòng nhốt nó lại trong cái hộp Mễ của nó. Tổng thống Mexico Pena Nieto phớt lờ mà còn muốn bú đít Trump mời nó qua Mễ như là một vị nguyên thủ tương lai. Pena Nieto học dược bài học lớn, gần mất job, dân Mễ chửi bới chả như chó, người phản quốc. Poll cho thấy Pena tuột 12 điểm và bẳng điểm dân Mexico cho Trump.

Từ đó, không có một chính trị gia nào của Mễ mà dám hó hé cười cầu tài với Trump nữa vì biết chắc là làm như vậy sẽ bị dân Mễ cắn nát đầu.

Trump mắc một lổi lầm lớn nhưng rất phổ biến cho mấy thằng bully hay đi ăn hiếp kẻ khác. Đó là nó dồn Mexico vô thế là phải đứng lên đành trả một cách can đảm và đánh cho thiệt mạnh ngay vô mỏ của Trump cho xịt máu gảy răng. Thiên hạ nói Mễ nghèo chơi sao lại Trump đây, Mễ nói chờ coi. Coi tới coi lui thì thấy có một cái lạ là cái đánh này lại là có mùi xá xíu. 

Mễ gọi là trả thù quyết liệt như là machimos  (mạnh bạo của người đàn ông), Mể sẻ xúc tiến bắt tay với Tàu, một chuyện mà Mễ chưa bao giờ làm cho tới nay. Đem Tàu vô sát đít Mỹ thọt bên sườn của Trump và xứ Mỹ coi sao đây.

Từ khi Sô Viết không còn lấn vô Mỹ la tinh thì Mỹ cũng lơ là với cái xứ này và nhường lại cái thế lực đàn anh cho Tàu. Từ 2000 tới 2013 tăng trưỡng quan hệ kinh tế từ các nước Mỹ la tinh tăng 2300 %. Cộng lại mấy cái deals mới cho thấy trong 5 -6 năm tới tiền buôn bán giữa Tàu và mấy xứ này lên tới 500 tỉ đô la. Chánh là Tàu mua khoáng sản và các thứ sàn phẩm nông nghiệp và bán hàng qua mấy xứ này. 

Mễ không có khoáng sản mà Tàu muốn và Tàu biết là khi nó vô Mể là Mỹ sẻ phản ứng ngay lập tức, Cho nên chỉ khi tới bây giờ nhờ Trump bully Mễ,  tạo ra chất xúc tác để chính phủ Mễ phải tạo ra một chính sách đối ngoại mới để bợp tai Trump lại. Điểm nữa là Mễ thật sự cũng muốn giảm bớt sự lệ thuộc mậu dịch với Mỹ, chiếm đến 80% trade của Mễ là với Mỹ.

Khi còn thời Obama, thì Mỹ thường khuyến cáo và giúp cho Mễ tránh khỏi cái dụ dổ của Tàu, nhất là là đầu tư trong lảnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng như dẹp vụ xây tàu xe điện tốc hành $3.7 tỉ đô mà Tàu bỏ ra làm. Nối Mexico city với thành phố Queretaro. Ngay trong lúc Mễ cần cái này nhất vì cơ sở hạ tầng của Mể tồi tệ.

Một cái trong cái TPP, đổi trục qua Á châu mà Obama làm là có một mục đích nữa là làm cho Tàu phải lo đối phó với sự bành trướng của Mỹ bên Á châu, nên không có rảnh tay lò mò vô Mễ sát nách tạo ra khó khăn cho Mỹ. Để ý là Mỹ luôn theo đuổi chánh sách không cho kẻ thù tới gần xứ mình, đánh giặc phá hoại xảy ra ở các xứ khác chớ không muốn xảy ra trên đất Mỹ.

Trung bình tiền làm làm hãng bên Tàu khoảng gần $4 một giờ trong khi Mể $2 hơn một chút. Nên Mễ là chổ thích hợp mà Tàu có thể mở nhà máy để sản xuất gần ngay khách hàng của mình ở châu Mỹ này.

Từ tháng 10 năm 2016, chánh quyền Tàu tuyên bố hợp tác quân sự với Mể nâng cấp lên một giới hạn mới, bao gồm tập trận chung, đào tạo quân đội và hậu cần tiếp tế. Tháng 12 năm 2016, Mể bán quyền khai thác 2 khu dầu hỏa lớn ngoài khơi vịnh Mexico. Tháng 2 2017, tỉ phú telephone viển thông Mễ, hợp tác với Anhui Jianghuai làm xe SUV ở Hidalgo, Mexico. Sản xuất 40 ngàn xe một năm. Và tất cả quan hệ mậu dịch kinh tế sẽ tăng lên thêm, chánh phủ của cả hai xứ này tuyên bố rân trời.

Chuyên nghịch lý, Trump nói Tàu là kẻ thù kinh tế và quân sự của Mỹ. Sự bành trướng của Tàu cần dược chận lại. Obama làm TPP để hợp quần mấy xứ Á châu chống lại Tàu. Trump lên, không những bỏ TPP giao mấy xứ Á châu cho Tàu thao túng mà còn làm Mể mời Tàu vô sát Mỹ làm xe hơi, khui dầu hỏa, tập trận quân sự ngay sát Xứ Mỹ này.


Hombres punch back and it land squarely on Trump’s mouth. Good job Trump. Keep American bleeding.

Sau 100 ngày làm TT, kết quả toàn là hàng mả để đốt cúng cô hồn

Một đánh giá về sự nghiệp kinh doanh của Donald Trump cho người ta thấy rằng cha nội ấy luôn hứa hẹn cho cố, quá lố toàn như chuyện trên trời, có toàn quyền múa gậy tạo ra vũ trụ như mình là thượng đế nhưng cái kết quả thì không có gì hết, có tiền là do ăn gian và quịt nợ chạy bỏ túi.

Một danh sách dài các vụ phá sản từ việc kinh doanh sòng bạc chưa bao giờ có lời, thất bại của Trump University mà bây giờ cho thấy rỏ ràng là một cái scam để gạt tiền những người nhẹ dạ tin vào cái hào nhoáng triệu phú phải chịu đóng 25 triệu tiền bù lại cho thiên hạ cho yên, rồi thương hiệu Trump steak thịt bít tết, vodka hay quần áo, đã có một lịch sử là đặt bản thân mình lên trước đầu tiên, nói sạo và sau đó thì bỏ thí cái  nhu cầu của các người tin ông, chịu bỏ tiền theo ông đầu tư.

 Cứ hứa thí cô hồn cho xong chuyện rồi sau đó làm không xong thì thiên hạ chết còn phần mình thì tiền bỏ túi rồi dong.

Cái cách suy nghĩ,  làm ăn bốc hốt xong bỏ chạy này được thấy rỏ trong 100 ngày làm TT của. Như trong kinh doanh, Trump có một cử tri (hay khách hàng quang trọng) là chính bản thân mình chứ không phải là người dân Mỹ mà nhiệm vụ T, Trump phải có trách nhiệm lo cho họ. Không giống như Trump, họ hiếm khi, hầu như không bao giờ, tham gia được vào cái  "upside" của các sản phẩm có thương hiệu Trump.

Healthcare thì thất bại ê chề, chết trong trứng nước không dám đem ra để vote trong khi cả hai viện quốc hội là CH phe Trump. Travel ban thì làm hai lần cũng còn kẹt trong tòa. The Mexico Wall thì bị Mexico nói fuck you Trump mày trả mình mày chứ không có Mexico nào trả hết Trump lặng lẻ xin tiền dân Mỹ để xây không tới đâu hết vì tiền đâu đủ.

Hầu như tất cả những cái mục tiêu lập pháp sửa chữa luật pháp này nọ mà Trump muốn làm, sau khi dược những cơ quan thẩm quyền biết chuyện, nghiên cứu- phân tích, thì trên phương diện thuần túy về kinh tế, những cái đề xướng này chắc chắn chắc chắn làm hại cho chính những người cử tri bỏ phiếu cho Trump.

Thay đổi healthcare kiểu Trump thì 14 triệu người mất bảo hiểm. Cắt Medicaid gần 1000 tỉ đô. Medicaid là tiền bảo hiểm chánh phủ giúp người nghèo nhất, bệnh hoạn, tàn tật có bào hiểm sức khõe. Trump muốn lấy cái tiền này dể bù vô lổ hỏng ngân sách cho việc giảm thuế các công ty và giớ chủ nhà giàu triệu tỉ phú.

Rồi tới cái “ Buy American, Hire American” trong khi con gái mình bán hàng làm tại Trung Quốc , Bangladesh. Trump mướn thợ hồ xây khách sạn toàn Mễ lậu. Bồi bàn, cooks, nhân viên tạp dịch ở Mar O Lago của Trump toàn mướn người xứ khác qua cái visa H-gì đó.( h-2b). Nghe thì hay nhưng nhủng thứ này không tạo ra thêm việc làm gì mới mẻ hết để giúp những người không có việc làm. Ngay bây giờ rất là nhiều nơi mướn người nhưng phần đông dân Mỹ không có đủ thỏa mản đòi hỏi của công việc hay không chịu làm vì khổ cực quá.

Có rất ít thông tin thực nghiệm rằng người nhập cư, đối với những người lao động có trình độ cao hoặc thấp, sẽ làm hại người lao động Mỹ bản địa. Cái khiếu nại này là chế ra từ cái sợ sệt vô căn cứ,  đã được thấy nói giống y hệt như vậy tới tất cả người nhập cư kể từ khi người Ireland đã rời thuyền của họ lên xứ Mỹ này trong những năm 1840. Cái này nó cũng giống như 1954 khi người trong miền nam kỳ thị bắc kỳ di cư hay Tàu chú Hỏa bán ve chai này nọ vậy.

Chống di dân, chống glbalization buôn bán tòa cầu sẻ không làm them ra job gì hết thành ra cái sản phẩm này mà Trump bán đắt như tôm tươi trong mùa bầu cử là một cái bánh vẽ đưa Trump lên làm TT làm giàu cho mình only, dân đe bầu cho mình tiếp tục ngồi trơ mõ nhìn lên đợi một ngày mà tiền từ tay Trump ban phát cho mình sẻ rớt xuống cho mình. Ráng chờ thêm đi.

Trump hứa drain the swamp, dẹp hết nạn bè phái, thông tin tin tức minh bạch, không có chuyện làm cho chánh phủ rồi ra làm lobby và ngược lại như cánh cửa mở được hai chiều.

Coi vô cái interest của gia đình Trump, Evanka được cái thương hiệu bên Tàu ngay lúc ngồi nói chuyện và với sếp Xi của TC, thằng con Eric báo cáo cho Trump mổi quarter về tình hình làm ăn của công ty gia đình mình. Phóng viên, phái đoàn quốc tế tới họp hành toàn là ở khách sạn của Trump, vì nó tổ chức ở đó thì ở đâu đây, TV quay cảnh họp hành là free quảng cáo cho khách sạn của Trump. Tiền membership ở Mar o Lago tăng lên gấp đôi 200 ngàn một năm.

Cử tri của Trump được lợi gì từ mấy chuyện này. Zero, none, trứng vịt tròn tổ bố. Vote for Trump làm giàu và trả lại cái bánh vẽ tổ bố ngồi nhìn chắc cũng sương là đủ rồi cần gì hơn nữa.Cử tri vote cho Trump thì  feeling proud, feeling strong, feeling rich toàn là feel không thôi …….. còn cái thật sự lợi tiền, danh vọng thế lực thì vô tay Trump và gia đình. What a feeling! Stupid!

Ngay cả vấn đề quân sự mà cũng nói lớn, la to mà cầm cái gậy nhỏ xiú như Marco Rubio nói nhỏ như bàn tay của Trump hahahahahaha. 

Bắn hỏa tiển tới Syria (hiểu được và hợp tình hợp lý, understandable and good) nhưng coi cái kết quả chỉ là phi trường còn nguyên vài cái ổ gà và xập cái mosque.

Gởi tàu biển qua Korea la um sùm mà thật sự là đi 3000 miles ngược cái chiều đi tới Korea. Khi hỏi tới thì nói vòng vo, đường nào cũng tới, đi ngược đi xuôi gì củng tới sao khó chịu quá. Giống như kêu xe ambulance tới Bolsa thì nó chạy xuống San Diego rồi vòng lại , đường nào củng tới mà sao khó chịu chất vấn chi cho khó chịu vậy.

Đối với Trump chuyện gì cũng là bluff hết, toàn là hù hè hâm he không hà.


Make Trump rich again ngay cả nó không thể make American great again.

Wednesday, April 19, 2017

Thank You Thank You and big Thank You Bà Hạnh Nhơn

Tôi đọc báo tiếng Việt thấy nói bà Hạnh Nhơn vừa từ trần vì tuổi già. Đến lúc phải đi thì phải đi, bà để lại một gia tài sộ mà nó bắt đầu hình thành và ngày càng lớn lên khi bà thực hiện khi đã ờ tuổi xế chiều. Hàng triệu đô la được bà tìm ra và đem cho không tới những người chịu thiệt thòi nhất trong cuộc chiến VN. 

Thương phế binh của VNCH, những người bị kẹt trong tình trạng thê thảm nhất. Bất lực không có sức khỏe để làm việc nuôi sống bản thân, bị kỳ thị ruồng bỏ thậm chí làm khó dễ vì là người lính trong phe bị thua. 

Bà Hạnh Nhơn làm hết sức mình, không mệt mỏi, cho tới cuồi đời để giúp những người xấu số này. 

Không ngoa khi nòi rằng đóng góp của bà thật sự vĩ đại.

Thank you, Thank you, Thank you.

Monday, April 10, 2017

Thằng Á châu di máy bay bị cảnh sát kéo ra khỏi máy bay, chảy máu miệng mũi tùm lum.

https://www.youtube.com/watch?v=5zgbMIiPTS


Click vô cái link coi hành khách đi máy bay bị United kêu cảnh sát kéo ra khỏi máy nay.

Máy bay overbook, không ai chịu nhường chổ cho United employees đi. Nó chọn đại người nào xuống, cha nội đó trúng số.

Cha đó Á châu, hình như là bác sĩ đi với vơ, hình như chả nói chả về ( Louiseville) vì có hẹn với bệnh nhân.

Sao không ai cản lại hành dộng dử tợn như vậy, cảnh sát dữ quá,

Nếu là Mỹ trắng chắc có người trên máy bay, can thiệp??? Tôi sensitive quá không?

WTF - No more United.

Saturday, April 8, 2017

Tự giải quyết đi, gây gổ hoài tao chém hết. Trump cự nự.

"Làm việc này ra cho xong,"  “Work this out,” ông Trump chửi  Stephen K. Bannon, một chiến lược gia trưởng kỳ cục, và Reince Priebus, chánh văn phòng  với tác phong nhẹ nhàng  ít gây gổ.  Về một  loạt những lời phàn nàn giữa hai người này với  phe Jared Kushner, người con rể của tổng thống và cố vấn cao cấp, và Cố vấn kinh tế hàng đầu, Gary D. Cohn.

Trump nói  ông biết rằng một cuộc hòa giải có ý nghĩa cần phải hành động làm nhiều hơn nữa thì mới  giải quyết  được bất đồng và các ý thức hệ cạnh tranh  giữa ông Bannon, người tự coi mình  là người làm việc giúp Trump giữ lời hứa khi tranh cử  với phe con rể Trump,  Kushner và ông Cohn. Và Trump đang xem xét thay đổi nhân viên cấp cao của mình. Tin mới nhất được xì ra từ bốn người đang làm việc trong White House.

Có  hai người đã nói chuyện với ông Trump nói rằng ông thừa nhận rằng tình trạng kịch tính vẫn tiếp tục là không bền vững.

Họ không nói những thay đổi gì sắp xảy ra. Nhưng nói Trump  đang cân nhắc một loạt các lựa chọn, bao gồm thay đổi vai trò của ông Bannon, người đã ngày càng cô lập trong Nhà Trắng khi các trung tâm quyền lực khác được tăng lên, cũng như nhiều  nhân viên cao cấp khác được bổ sung.

Ông Priebus đã tửng  là nguồn gốc của sự tranh cãi đối với một số cố vấn cũ của ông Trump. Trump phản bác  những lời chỉ trích này và nói  ông  cựu chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Đảng Cộng hòa này là một người  tốt.

Ông Bannon, một người bạn, ăn to nói lớn, trung thành của tổng thống, người có nhiệm vụ thăng tiến chèo lái Nhà Trắng cho Trump, nhiệm vụ này  đã cho ông ta nhiều ảnh hưởng đến chính sách và các quyết định tuyển dụng, giờ đây đang ở trong tình trạng rất xấu là bị kẹt giữa tổng thống và gia đình (con rể) ông. Đó là một vị trí mà những người khác đã  không sống sót, nhớ cha nội  Corey Lewandowski, người đầu tiên trong số ba nhà quản lý chiến dịch của tổng thống bị đuổi khi ông này gây gổ bất đồng với con rể và con gái Trump.

Ông Bannon, người có quyền hành rộng lớn nhưng mơ hồ với tư cách là một chiến lược gia, đã nói với mọi người rằng ông tin rằng các đồng minh của ông Kushner đã làm suy yếu ông, rằng ông không có kế hoạch từ bỏ và đang chuẩn bị cho một cuộc chiến. Một lựa chọn được thảo luận là chuyển ông Bannon sang một vai trò khác. Các đồng minh của ông từ  một nhóm bên ngoài do người ân nhân chính của ông, nhà đầu tư, tỉ phú Rebekah Mercer lảnh đạo, đã thảo luận về việc ông tham gia cùng họ để cung cấp chiến lược phản công.

Con rể Trump cha nội  Kushner, 36 tuổi, một tay mới non ít kinh nghiệm về mọi thứ, người đã có một thế lực lớn với vai trò là một phụ tá cao cấp của West Wing và phái viên nước ngoài, tỏ ra không hài lòng sau khi nghe ông Bannon đưa ra những chỉ trích tệ hại về ông với các trợ lý khác và cộng sự của Trump trong khi Kushner  đi công tác ở Iraq gần đây. Ông Bannon đã nói với những người bạn tâm tình rằng ông tin rằng sự liên lạc của ông Kushner với người Nga, và dự kiến  những lời khai của ông trước Quốc hội về vấn đề này, sẽ trở thành một sự phân tâm lớn đối với Nhà Trắng.

Các đồng minh của Kushner cũng đưa ra vấn đề  với  Trump là các chương trình của Breitbart News ngày càng chỉ trích ông Kushner càng nhiều, Breitbart là trang web cánh hữu mà ông Bannon từng điều hành.

Nhưng ông Bannon có nhiều người  ủng hộ ông bên ngoài Nhà Trắng. Và ông đã lập luận với nhửng người này rằng là Kusner đang nỗ lực để kéo bố vợ của ông từ vị trí cựu hữu đến cái trung hòa chính giửa trung tâm hơn trong các vấn đề như nhập cư sẽ làm cho Trump bị mất điểm với phe  bảo thủ - một vị trí tuyệt vọng vì ông Bannon tin rằng rất ít đảng viên Dân chủ sẽ cân nhắc hỗ trợ ông Trump
.
Trong trò chơi đổ lỗi của Nhà Trắng, không ai có thể an toàn. Phe của ông Bannon bị buộc tội vì thất bại làm bá láp gấp rút trong lệnh cấm du lịch gây ra nhiều tranh chấp và tranh cãi. Ông Priebus đã bị hư hỏng mất điểm do sự thất bại kêu gọi hạ viện vote cho vụ repeal obamacare. Ông Kushner vẫn chưa thể hiện mình có thể làm chủ được chuyện gì to lớn, và vai trò của ông ta lớn và bao trùm quá  đến mức những thất bại sẽ bị phóng to và không tránh khỏi.

Trump không thích bất kỳ nhân viên nào của mình  có được sự chú ý quá nhiều, kể cả những người có liên quan đến ông ta. Ông đã có ba lần thay đổi bộ trụ  trong chu kỳ tranh cử 2016, và ông có xu hướng thay đổi dựa trên bản năng tự nhiên. Khi ông học làm công việc thật của một tổng thống, các đồng minh của ông nói, ông chắc chắn sẽ  thực hiện những thay đổi. Chờ coi thằng nào bị chém.

Bài này viết/dịch theo cái article trên New York Times.

Đoán mò coi tại sao Trump bợp tai Assad? Một vài quan điểm xì xèo trên báo chí TV mấy ngày nay

Hải quân Hoa Kỳ đã bắn gần 60 Tomahawk hỏa tiễn tới phi trường/căn cứ không quân ở Syria, nơi mà nó được sử dụng bởi các lực lượng chính phủ Syria tuần này để khởi động một cuộc tấn công hóa học chết người vào một thị trấn kiểm soát bời lực lượng nổi dậy chống chính quyền Syria/Assad.

Động thái hôm thứ sáu đánh dấu hành động quân sự trực tiếp đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thực hiện chống lại các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến tranh kéo dài của nước này, tới bây giờ là năm thứ bảy.

Một số quan điểm được các nhà phân tích đưa ra về thái độ, động cơ, những lý do có thể để giải thích sâu vô quyết định của Trump về việc này.

Công khai, Trump  nói lý do chánh mà cha bụp Syria là về  vấn đề nhân đạo và những lợi ích quan trọng cho an ninh quốc gia. 

Nếu Trump quan tâm nhiều cho trẻ em Syria, ông sẽ không ngăn cản họ vào Mỹ như dã làm về việc chống và không nhận tị nạn Syria. Đối với an ninh quốc gia, cuộc tấn công hóa học, thật sự là khủng khiếp, nhưng có thể  nó không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ. Mặt khác,nếu là  ISIL hoặc al-Qaeda tiến hành vụ tấn công sử dụng khí sarin, thì sẽ có cơ sở để lo ngại cho các lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực 

Một số tin tức xì ra mấy ngày nay, thì thật sự là Trump có vẻ  thật sự xúc động khi thấy  hình ảnh trè em bị dính sarin chất độc chết . Là con người bình thường tôi nghĩ ai cũng bị ảnh hưỡng tới mấy cái hình ãnh khũng khiếp này. Trump bị mất đi rất nhiều sự ủng hộ từ cử tri của mình với quyết định này nên nó không phải là có chút ít sự thật về tính nhân đạo trong đó.

Đây là một bước đi chiến lược và chính trị thắng lợi của chính quyền Trump. Phản ứng quân sự "tương xứng" có nghĩa là để tăng cường sự nổi tiếng của Trump trong các cuộc thăm dò và để thể hiện một hình ảnh táo bạo và quyết đoán.

Đây là một cuộc tấn công pinprick được thiết kế như là một phản ứng có nguy cơ thấp, cảnh cáo tới chế độ Syria, tăng sức nóng ép lên Nga và mở đường cho một sự can thiệp đáng kể của Mỹ trong việc định hình tương lai của Syria.

Nó cũng thiết lập tính độc lập của Trump từ Moscow và giúp loại bỏ một số nghi ngờ về mối quan hệ ẩn danh bí mật, như tin đồn đại, của ông với Tổng thống Nga Putin.

Mặc dù khăng khăng rằng ông biết nhiều hơn các tướng lảnh, Trump đã chứng minh được sự thiếu hiểu biết và không có  tầm nhìn có chiều sâu  về chiến lược và chính sách đối ngoại.

Là tổng tư lệnh, ông ta là người đưa ra lệnh, nhưng chính những tướng mà ông ta bổ nhiệm vào nội các của ông ta là người đứng sau quyết định này và những người khác trong tương lai.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Giám đốc An ninh Quốc gia John Kelly và Cố vấn An ninh Quốc gia H R McMaster là bộ ba kiểm soát chính sách an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Không như cựu Tổng thống Barack Obama, Trump đã đặt niềm tin vào các tướng mà ông ta bổ nhiệm.

Ba người này là cựu tướng lảnh  của các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Họ được biết đến với sự dũng cảm, tầm nhìn  chiến lược thông thái và tính phi thường của họ.

Lúc trước khi Mattis nhấn mạnh rằng tra tấn là không có tác dụng và Mỹ sẽ không tra tấn, Trump đã xuống nước không còn nói là ủng hộ tra tấn bằng đổ nước vô mũi như lúc tranh cử nữa.

Và khi nhà chiến lược alt right, Mỹ trắng cực đoan, Steve Bannon vượt qua ranh giới của mình bằng cách đề xuất lệnh cấm người Hồi giáo mà không có sự tư vấn trước đó, Kelly cùng với hai tướng kia đã lật đổ ông ta khỏi các cuộc họp An ninh Quốc gia với sự ủng hộ của con rể Trump, Jared.

Bộ ba này đang hình thành  chiến lược đường dài  ở cả Syria lẫn Iraq. Cần dợi thêm chút nữa để thấy những bước khác mà họ có trong tâm trí.

 Về mặt chiến lược và chính trị, đây là một kịch bản có tỷ suất sinh lợi cao và mạo hiểm thấp cho chính quyền Trump. Nó đã làm nổi bật lên sự ủng hộ Trump từ nhiều đảng viên Dân chủ và các phương tiện truyền thông chính thống và Trump đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các cường quốc khu vực và quốc tế.

Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi  và Israel, cũng như Anh, Liên minh châu Âu và Úc, cùng với nhiều nước khác, đã ủng hộ cuộc tấn công của Hoa Kỳ

Lại chiến tranh, lại giết nhau - Syrian War - Vài nét đại cương ....




https://www.youtube.com/watch?v=rTTqx3Zy2rE

Click vô đây để coi nerve gas attack nó như thế nào. Warning: Disturbing images.

Sau  bảy năm xung đột ở Syria, hơn 465,000 người Syrian đã bị giết chết, hơn 1,000,000 người bị thương và hơn 12,000, 000 người Syrian - một nửa dân số trước chiến tranh của đất nước - đã bị di dời ra khỏi nhà cửa của họ.

Trong tháng 3 năm 2011, theo liền sau các cuộc nổi dậy "Ả Rập" ở Trung Đông, các cuộc biểu tình ôn hoà đã nổ ra tại Syria, sau khi  15 dứa con trai bị bắt giam và tra tấn vì đã viết graffiti (vẽ trên tường ngoài đường) ủng hộ mùa xuân Ả Rập. Một trong những cậu bé, Hamza al-Khateeb, 13 tuổi, đã bị giết sau khi bị tra tấn dã man.

Chính phủ Syria, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad, đã phản ứng trước các cuộc biểu tình bằng cách giết hàng trăm người biểu tình và giam giữ nhiều người nữa. Vào tháng 7 năm 2011, những người trong quân đội chính phủ Assad bỏ hàng ngũ, đào thoát, và  đã tuyên bố thành lập Quân đội Tự do Syrian, một nhóm nổi dậy nhằm lật đổ chính phủ, và Syria bắt đầu rơi vào nội chiến.

Điều gì đã gây ra cuộc nổi dậy?

Ban đầu, việc thiếu tự do và khủng hoảng kinh tế đã gây sức ép lên chính phủ Syria, và sự tức giận của công chúng từ việc chính quyền  đàn áp tàn bạo đối với người biểu tình. Các cuộc nổi dậy thành công ở Tunisia và Ai Cập đã làm tràn ngập hy vọng cho các nhà hoạt động vì dân chủ của Syria. Nhiều phong trào Hồi giáo cũng đã phản đối mạnh mẽ với quy tắc hành xử  của Assads.

Năm 1982, cha của Bashar al-Assad, ông Hafez, cũng đã từng ra lệnh quân đội đàn áp Muslim Brotherhood ở thành phố Hama, giết chết khoảng 10.000-40.000 người và tiêu hủy một phần lớn thành phố này.

Ngay cả global warming cũng đã được nói là đã đóng một vai trò trong cuộc nổi dậy năm 2011. Một đợt hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra Syria từ năm 2007-10, khiến cho khoảng 1,5 triệu người di cư từ nông thôn vào các thành phố đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và bất ổn xã hội. Mặc dù các cuộc biểu tình ban đầu chủ yếu không phải là từ thuộc về các giáo phái hay bè lũ rỏ ràng, cuộc xung đột vũ trang đã dẫn đến sự chia rẽ sắc bén nổi lên từ các giáo phái khác nhau.

Các nhóm tôn giáo thiểu số có khuynh hướng ủng hộ chính phủ Assad, trong khi đa số các phe đối lập là những người Hồi giáo Sunni. Mặc dù hầu hết người Syrian là Hồi giáo Sunni, cơ quan an ninh của Syria từ lâu là các thành viên của nhóm Alawite, họ lảnh đạo và thống trị những tổ chức an ninh dầu sỏ của chính quyền Syria, trong đó Assad là thành viên.

Sự phân chia giáo phái cũng được phản ánh qua các tôn chỉ của các giái phái chính trong khu vực này. Các chính phủ Iran và Iraq là nhóm majority (đa số) Shia ủng hộ Assad, cũng như Hezbollah ở Lebanon; Trong khi các quốc gia đa số Sunni bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi  và nhiều nước khác ủng hộ phe nổi dậy. (Shia và Suni là hai nhánh chánh của đạo Hồi, và nó thù nhau truyền kiếp, đánh giết lẩn nhau và là nguyên nhân chánh của chiến tranh , conflict bên Trung Đông)
Sự tham gia của người nước ngoài

Sự hỗ trợ của nước ngoài và sự can thiệp rộng mở , không giấu diếm, đã đóng một vai trò lớn trong cuộc nội chiến của Syria. Một liên minh quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu đã ném bom các mục tiêu của nhóm  Hồi giáo Iraq và nhóm Levant (ISIL, còn gọi là ISIS) hoạt dộng trến xứ Syria  từ năm 2014.
Vào tháng 9 năm 2015, Nga đã phát động chiến dịch ném bom chống lại cái mà họ gọi là "nhóm khủng bố" ở Syria, bao gồm cả ISIL, cũng như các nhóm nổi dậy được Mỹ và các nước phương  tây ủng hộ.

Nga cũng đã xây dựng lên hệ thống  các cố vấn quân sự để bảo vệ phòng thủ của Assad. Một số quốc gia Ả rập, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, đã cung cấp vũ khí và vũ khí cho các nhóm phiến loạn chống chính quyền Assad ở Syria.

Nhiều cuộc chiến đã đến từ bên ngoài Syria. Các thành viên của ISIL bao gồm một số lượng đáng kể máy bay chiến đấu từ khắp nơi trên thế giới. Các thành viên Lebanon của Hezbollah cũng đang chiến đấu ở bên cạnh Assad, cũng như các lính của Iran và Afghanistan.

Mặc dù Hoa Kỳ đã tuyên bố sự phản đối của mình đối với chính phủ Assad, nhưng Mỹ đã ngần ngại liên quan đến cuộc xung đột ngay cả sau khi chính phủ Assad bị cáo buộc là sử dụng vũ khí hoá học vào năm 2013, mà cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây gọi là " Red line " lằn ranh cấm đỏ là điều này sẽ thúc đẩy sự can thiệp.

Vào tháng 10 năm 2015, Mỹ đã loại bỏ chương trình gây tranh cãi của mình về việc huấn luyện cho quân nổi dậy người Syria, sau khi tin tức  được tiết lộ rằng nó đã chi 500 triệu đô la nhưng chỉ huấn luyện được 60 chiến binh.

Từ tháng 2,2017  CIA  froze (đóng băng, cúp không cho) ngân sách và các hỗ trợ hậu cần cho các phe nổi dậy ở miền bắc Syria, nhưng theo các nguồn của FSA ( Free Syrian Army, nhóm phiến loạn chống chính quyền Assad), nguồn tài trợ đã được phục hồi đến một mức độ nhất định vào cuối tháng 3.
Tình hình hiện nay

Vũ khí hóa học là một chú thích dường như là định kỳ, trong câu chuyện đẫm máu về cuộc nội chiến của Syria. Hôm thứ ba, một cuộc tấn công hóa học bị nghi ngờ, giết chết ít nhất 80 thường dân trong thành phố Khan Sheikhoun, nẳm trong vòng kiểm soát của nhóm Idlib, đang bị điều tra bởi Liên Hợp Quốc như là một tội ác chiến tranh.

Mặc dù trên  thực tế là 1.300 tấn nerve gas  sarin ( thuốc độc sarin làm tê liệt hệ thống thần kinh) và các tiền chất của nó đã được loại bỏ khỏi Syria, các cuộc tấn công hóa học vẫn tồn tại ở đó gần bốn năm sau đó.

Năm 2013, ISIL nổi lên ở phía bắc và đông Syria sau khi chiếm được  phần lớn của Iraq. Nhóm  này đã nhanh chóng đạt được tiếng tăm quốc tế vì những hành động tàn bạo của nó và khả năng ưu việt trong việc sữ dụng  phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá và chiêu mộ lính cuồng tín theo họ từ khắp nơi trên thế giới.

Trong khi đó, các nhóm người Kurd ở miền bắc Syria đang tìm kiếm sự tự trị trong các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của họ. Điều này đã làm hoảng sợ chính phủ Thổ Nhĩ  Kỳ, lo ngại dân số người Kurd lớn của nước này có thể trở nên hiếu động hơn và đòi hỏi sự tự chủ cao hơn.

Tháng Tám năm ngoái, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng đặc biệt do quân đội Syria Free hỗ trợ đã khởi động chiến dịch "Euphrates Shield" chống lại ISIL để giải phóng thành phố Jarablus chiến lược của Syria về biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hoạt động của Quỹ Eufrat Shield được coi là sự can thiệp đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria kể từ cuộc khủng hoảng Syria bắt đầu vào năm 2011.

Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức chấm dứt chiến dịch quân sự "Eufrat Shield" được đưa ra tại Syria hồi tháng 8 năm ngoái (2016), nhưng Thủ tướng Binali Yildirim đề nghị có thể sẽ có thêm nhiều chiến dịch xuyên biên giới khác sau này. Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi quân đội, xe tăng và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho phiến quân FSA, đẩy các máy bay ISIL ra khỏi biên giới của nó và ngăn chặn sự tiến bộ của các chiến binh người Kurd.

Chiến tranh Syria đang tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc vượt ra ngoài biên giới của đất nước. Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, và Jordan giờ đây đang gia tăng số lượng người tị nạn Syria, nhiều người trong số họ đã cố gắng hành trình trở về châu Âu để tìm kiếm các điều kiện tốt hơn.

Chiến tranh đã thỉnh thoảng đổ ra từ Syria vào Lebanon, góp phần vào sự phân cực chính trị của đất nước. Nhiều vòng đàm phán hòa bình đã thất bại trong việc ngăn chặn cuộc chiến.

Nhưng với phần lớn đất nước bị tàn phá, hàng triệu người Syri đã trốn khỏi nước ngoài, và một dân số bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chắc chắn là một điều chắc chắn: Việc xây dựng lại Syria sau khi chiến tranh kết thúc sẽ là một quá trình dài, cực kỳ khó khăn.

Saturday, April 1, 2017

Giấc mơ Mỹ trong trailer park - Ai có ngờ được??

“Good morning!” (Khỏe không !)

“ It is a great one, isn’t it” ( Bửa nay ngon quá há, phải không)

“ It is a great one” ( Ừa, khỏi chê )

Đó là những câu chào hỏi thông thường mà thường nghe khi viếng thăm một khu phố không sang trọng nhưng có cửa và tường bao bọc chung quanh. hahhahha ( gated community for whom are not so wealthy).

Note – [[ Tôi dài dòng giải thích mấy cái concept như gated community là cho một số người tới coi blog từ những xứ khác, họ có thể không rành về cách sống ở Mỹ này. Thường thì ở Mỹ, những khu người có tiền, nó hay kỳ thị ngầm (tự tách rời tránh hủi), chướng khí,  làm ra một khu riêng biệt có ràng rào xung quanh, kín cổng cao tường, rất là lịch sự và đẹp. Trong đó nó có cái gì thì chỉ có người sống trong đó biết mà thôi, nhưng chắc chắn là ngon lành như cây trồng như vườn thượng uyển, đường đi lót gạch như phố cổ bên Âu châu, club house cho thiên hạ trong đó xúm lại chơi, mở party, piscine, nó arrange nhiều dịch vụ giúp cho cuộc sống đầy đủ tiện nghi.

Mấy người sống ở đó họ thường dùng cái lý do sống riêng với đặc quyền mà họ dùng tiền để mua như vậy là vì họ muốn cuộc sống an toàn không trộm cấp, xô bồ. Nhưng cái thấy cười là những khu như vậy là nó thường nằm trong những khu vực an toàn nhất của cái xứ này. Thành ra an toàn chỉ là một cái cớ nghe thật hợp lý để giải thích cho đặc quyền, cái đồ xịn không đụng hàng với ai, cái luxury dành riêng cho cái giai cấp có tiền …. Những thứ mà nó dấu ngoài sau cái mả an toàn, an ninh cho cuộc sống mà không ai có thể phủ nhận hay cho là không quan trọng được.

Anyway, đại khái là một kiểu sống của người có tiền ăn nên làm ra mà người Mỹ nào củng hầu như muốn như vậy. Vì ai mà không muốn luxury, đặc quyền, nên gated community  nó có nhiều loại từ thật xịn tới xịn vừa vùa và rất là nhiều người có được cái dặc quyền này chớ không nhất thiết cho đại gia quí tộc không thôi. Mít tị nạn ở gated community nhiều như sao trên trời (không nói quá lắm đâu nha). Nó là một biểu tượng đặc thù của American Dream, đóng dấu xác nhận là người thành công ở xứ Mỹ này.]]  End note.

Câu chuyện về kiếm chổ sống cho tuổi già từ 55 trở lên rộ lên một hiện tương mới mà không ai nghĩ là khi mình già mà nó trở thành như vậy. Với nhà cửa mắc mỏ, bảo hiểm sức khỏe không có Obamacare hay có nó gì cũng là một mức chi không nhỏ cho người già Mỹ ngày càng sống lâu hơn nhờ thuốc thang, y khoa tân tiến. Nên sau khi nghỉ hưu sống thêm cả 30-40 chục năm nữa mà không có để dành đủ tiền thì làm sao sống cho ngon được. Không còn nhiều  cái cảnh nhà bên bờ biển, lái xe đánh golf, chiều lên tàu uống rượu lai rai bồng bềnh rồi tối đi coi cải lương mà thường mơ ước khi mình về hưu nữa.

Nhưng người Mỹ nó có cái hay là nó luôn re invent, tìm cách để làm cho cuộc sống mình tốt hơn. Không ở nhà gạch khu ngon mắc tiền dược thì nó ở mobile home gated community, cũng có rào có cửa đàng hoàng nhưng nhà là mobile home trong trailer park.

Note nữa – [[ Nhà mobile home trong trailer park thường là cho người nghèo ở. Dân tứ xứ trời ơi đất hởi nên ở Mỹ nó có cái chữ miệt thị người sống ở đây là trailer park trash ( đổ rác rưới ).  Cái nhìn cũ kỹ này nó tồn tại từ lúc có trailer park tới giờ. Và người ta có cái nhìn khinh miệt này lại từ chính những người chủ trailer park, người chế ra và làm giàu từ cái trailer park này. Những người chủ này họ biết cách bóc lột những người nghèo này vì họ hiểu rỏ cái tình trạng của họ. Đó là mặc dầu nói là mobile home nhưng mà khi mua bỏ vô rồi thì khó mà kéo đi đâu vì kéo đi tốn ít nhất cũng 7 -8 ngàn. Người nghèo ráng bỏ tiền hết vô mua cái nhà, rồi sau khi đó kẹt cứng với chủ đất nó muốn tăng tiền lên cỡ nào cũng được. Mà phần nhiều thì dất trailer park là chổ xấu, giá đất rẻ, mà cái nền thì san sát vào nhau nên chủ trailer park không tốn nhiều vốn mà charge tiền đất nhiều, trong khi người ở bị bóp cổ mà không chạy đi đâu được nên chết với chủ, nó lột tới xương, nai lưng ra nuôi thằng chủ giàu.

Một lý do nữa là mấy cái chính quyền địa phương nó không có muốn có nhiều trailer park trong khu vực của mình vì nhà nhỏ rẻ, không thu thuế nhiều mà phải tốn nhiều lo cho thằng nghèo từ sức khỏe, welfare, cảnh sát, hút xách nên nó ít khi cho giấy phép làm trailer park. Và như vậy là siết cái nguồn cung cấp nhà rẻ mà người nghèo tăng lên nên chủ trailer nó lại càng giàu thêm vì số cung quá ít cho cái nhu cầu. Nó ngồi không lấy tiền từ người nghèo. Bên cali nghe nói có chổ tăng tiền đất từ 2-3 trăm lên cả ngàn mấy một tháng trong một hai năm. Cái gì mà đầu tư lợi như vậy mà không ai bỏ đi cả như bị trói chân năn nỉ cho ở chịu trả tiền dất ngất ngưởng. Đó là chưa kể tối trailer park manager làm như quan thái thú hành người ở. Người Việt quen thói, đem tiền đút lót cho nó cho yên thân, tới mức độ làm gì hay có ai tới thăm phải đút tiền cho nó như bên VC thì công việc mới chạy, không thôi thì nó hành đuổi đi. Oh oh my đồng hương đáng thương đem tiền che thân.]]  End Note.

Nhưng bây giờ trailer park là một cái trend mới cho người Mỹ trung bình sống. Nhìn thì thấy không có gì khác, bên ngoài nhưng phía sau và câu trúc sinh hoạt dược người ta làm hoàn chỉnh hơn thích hợp với cái tiện ích của người sống ở đó. Những người hưu trí này họp quân lại tự mua đất và tự làm chủ cái trailer park của mình thay vì đi mướn từ chủ bị nó bóp cổ. Cái thống kê năm 2016 cho thấy gần 6 người trong mười người Mỹ khi về hưu có ít hơn 10 ngàn đô tiền dể dành. Thành ra lấy tiền đâu sống trong 30-40 năm tới. Phần đông 60% người về hưu có nhà cửa trả hết tiền mortgage rồi hay có thể bán ra mà có lới. Bây giờ thì mỗi ngày có khoảng 10 ngàn tới  tuổi 65 mỗi ngày và đây là cái tuổi về hưu phổ biến nhất bây giờ. Những con số tiêu biểu để giải thích hiện tượng gated community cho dân nghèo như sau. Bán nhà $180 ngàn đô, mua một cái mobile home cũ rộng bề ngang ( thường mobile hohe hẹp như cái hộp, loại này rộng bề ngang gấp đôi) tốn $24 ngàn, bỏ ra $5 ngàn sửa cho nó đàng hoàng lại. Tiền lời dùng để bỏ vô đầu tư lấy lời hàng tháng trả tiền điện, tiền thuế và tiền đất. Cái này không thứ dử nhưng nó khả thi và làm cho cuộc sống thấy bình an hơn, chớ không phải bỏ mạng rồi tiền đâu sống kind of deal.

Ok giờ thì tiền mua dất ra sao đây. Một lô dất trong trailer park ở dưới Florida có giá từ $20 ngàn tới $40 ngàn. Thường những người mua là từ miền lạnh trên phía bắc xuống ở tránh lạnh. Họ thường bán nhà tren đó và có sẳn tiền mặt. Nhưng nếu không có tiền mặt thì có thể mượn nhà bank, cái này mới hay, không đi làm ai cho mượn mua đất. Có một số nhà banks và những tổ chức bất vụ lợi họ làm giúp mấy cái này dựa trên nguyên tắc về thuế như sau. Cái nhà mobihe home mà thue đất từ chủ park thì nó giống như cái xe hơi ngày một mất giá nên không có nhà bank nào chịu cho người không có việc làm mượn tiền mua. Trong khi cái mobile home mà nằm trên cái đất mà mình làm chủ thì nó dược coi như cái nhà, và giá trị nó không bị mất và còn tăng lên vi nó được coi như tài sản cái nhà. Thành ra nếu trốn nợ thì nhà bank có thể lấy cái nhà mobile home và đất bán lại không bị lổ mất hết.

Và cái tuyệt diệu thần tiên của cái việc làm chủ là người ta lo giữ gìn và làm mọi thứ để bảo vệ nó chớ không như ở thuê, kệ mẹ nó, cha chung thằng nào khóc chi cho mệt. Và nhu6 thế họ biến trailer park trash thành một cộng đồng sống mà họ làm chủ từ A tới Z, không ai tăng giá, không ai bóp cổ được và  trung bình thì tiền fee hàng tháng là 100-150 một tháng, sau khi họ làm chủ tất cả. Frorida giớ có 700 cộng đồng như thế này trong tổng số 5 ngàn trailer parks tổng cộng.

Nòi về tiền bạc, giờ nói thêm về cái phần mềm của cái cộng đồng đó như sau:

Bà tên Peggy 75 tuổi, mỗi sáng bà thức dậy vén màng nhìn sang nhà kế bên coi nhà đó có mở màn lên chưa vào lúc 8:30. Nhà này chủ là 85 tuổi, cứ đúng giờ thì mở màn lên. Một bửa Peggy không thấy màn nmo73 lên bà lập tức chạy sang hỏi. You OK Linda, bà Linda chạy ra nói tao khỏe và bữa nay quên mở màn lên và Linda nói tao rất mừng vì có người quan tâm và coi chừng coi tao có ok không.

Peter lái cái xe đạp ba bánh chạy vòng vòng trong đó. Gặp ai đi ngoài dường nó dều nói Hello và biết tên từng người, có điều là nó không thấy đường rỏ, nhưng nó nhận ra giọng nói của những người nó nói chuyện.

Thằng cha tên Heimand bán hết tài sản được $1.4 triệu và nó vô mua 5 lots đất để bán lại và giữ một cái cho nó. Nó nói nó vô đây ở vì nó biết khi nó vô nhà thương thì có người chung quanh canh chừng nhà giùm cho nó và nó cũng làm như vậy cho hàng xóm của nó. Cứ ra vô nhà thương một hai tuần mà không có ai lo cho cái nhà con chó tưới cây cũng là một bận tâm lớn cho người hưu trí ở một mình như vậy.

Chỉ với một chút kiến thức, cái khó bó cái khôn, hợp quần lại sống chung trong một cộng đồng, lo lắng và giúp đỡ lẩn nhau tạo nên một giấc mơ Mỹ thời high tech mà cái ý tưởng trailer park trash bị xóa bỏ. Không cần phài so đo, tao trả tiền obamacare nhiều hơn mày không công bằng rồi cũng ôm cái không công bằng đó xuống tuyền đài,  mà quên đi mình cần sống trong hiện tại cho nó an nhàn sung sướng, giang tay ra, giúp một chút, lợi một chút, hại một chút, nhưng hài hòa và có dược một khối vững mạnh  để tự lo cho mình. Tính cho cố, đòi từng xu cho công bằng, chì chiết từng chuyện nhỏ như là mình đứng thẳng superman không cần ai. Cho tời khi đi cà lết, mắt không thấy, nước miếng chảy lòng thòng, đái ỉa trong quần mà vẩn còn gân, tiền xu của tao, tao không chịu nhả giúp ai hết. Xu này có làm gì khá hơn cho mình không? Ai biết thì trả lời.