Tuesday, February 12, 2019

Khẩu hiệu trống rỗng trong hội chợ Tết


Theo dỏi báo chí trên báo về chuyện ăn tết của bà con bên Cali rộn rịp với hội chợ, diễn hành, đốt pháo đủ mọi thứ. Nó cho thấy một cộng đồng trẻ, ăn nên làm ra trên cái xứ Mỹ này. Hoan hô tất cả những nỗ lực góp công, của để tạo ra những sự kiện vui chơi cho người Việt Cali ăn tết vui vẻ.

Trên báo người Việt có chụp một tấm hình trong buổi diễn hành thấy có mấy em trẻ tuổi teen cầm cái bảng viết: “Em tự hào là người Việt Nam”, một em khác thì có câu “Ba Má dạy con nên người”, một em nữa thì có câu “ Tiên học lễ hậu học văn”. Tôi nhìn cái hình mà trong đầu mình có nhiều suy nghĩ đối chọi nhau, tôi viết ra để mọi người chọi đá cho thông thoáng những suy nghĩ về cái hình ảnh này.

Tất cả những câu trên rất là quen thuộc mà người Việt ai cũng biết và nghe riết luôn như một chuyện hiển nhiên có gì mà lạ, có gì mà cần phải để ý. Và mấy thanh niên ấy muốn nói lên cái gì mình muốn nói, một cái quyền tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến mình không sai gì hết mà cần được khuyến khích mạnh dạn nói lên ý kiến của mình nhiều hơn nữa. Tôi rất là OK với cái suy nghĩ này. No sweat here.

Tôi lại nghĩ là có thằng Việt Nam nào mà không tự hào nó là người Việt nam? Nó hiển nhiên như vậy thì tuyên xưng cầm bảng cho người ta thấy, thì cái mục đích và câu viết đó chuyên chở cái thông điệp gì? Viết bằng tiếng Việt, thì chỉ phần đông là người Việt biết đọc và người Việt với nhau thì nó có gì mà phải tuyên xưng là tự hào hay tự ti gì? Ai mà biết người Việt Nam nào mà nói là tôi sợ và muốn bú đít người ngoại quốc và muốn nó rờ đầu mình khen ngoan thì chỉ cho tôi biết.
Nói hay khoe trương về lòng tự hào dân tộc của mình mà không có hành động hay kết quả cụ thể để cho người ngoại quốc khác thấy và nể nang người Việt mình thì đó là một khẩu hiệu rỗng, lỏng le. Nó cho thấy một kiểu cách như làm cho có lệ vì không biết làm cái gì khác hơn nữa, thiếu tính sáng tạo, không articulate được những điều cụ thể mà tôi biết chắc là những bạn trẻ đó có thể suy nghĩ tới, có dư khả năng để thực hiện và thật sự đang theo đuỗi những mục tiêu này. Không biết vì lý do gì mà họ lại tự trói buộc mình trong một khẩu hiệu rỗng trong khi họ có dư thừa khả năng và cơ hội để thể hiện qua hành động với kết quả cụ thể.


Tùy thuộc vô cái suy nghĩ và những công việc làm của mỗi người,  những khẩu hiệu đơn giản, cô động không trừu tượng, không tối nghĩa như: “Em luôn lượm rác khi thấy rác ngoài đường”, “ em học hành và làm việc siêng năng và giúp bạn em để tất cả cùng thăng tiến”, “ em tham gia giúp cho người cần thúc ăn ở soup kitchen hàng tháng”, “em luôn tự bảo mình không được bỏ cuộc”, “ em lên dean list mỗi học kỳ và thật sự tự hào về kết quả đó”, “em chơi guitar khỏi chê”, “ em thông thạo lịch sử Việt Nam”, “ Hảy hỏi tôi tất cả những gì bạn cần biết về xứ sở Việt Nam” … chắc làm tôi thấy cụ thể cái thông điệp muốn truyền tải dễ dàng hơn.

“Ba má nuôi em nên người”, “Nên người “ là sao? Khi nào thì biết là nên người, nên người có thay đổi theo thời gian không (tôi thấy nhiều ông luật sư, bác sĩ Việt Nam ăn gian bị bắt) nên người lúc không bị bắt, lúc bị bắt không nên người?) Ba má nuôi em nên người có là một chuyện hiếm hay là bổn phận phải có cho bất kỳ cha mẹ nào? Không có bá má em không nên người được sao? Trong thời kỳ đi vượt biên, trên đảo Bidong, nó có một sư đoàn trẻ em vị thành niên không cha mẹ và đại đa số mấy em đó định cư, lớn lên, có gia đình thành công tốt đẹp.

Cái tôi muốn nói là sự thành công thật sự là 100% ở sự cố gắng của chính bản thân đứa nhỏ, vai trò của cha mẹ “nuôi dưỡng” chỉ có tính cách hướng dẫn, để đứa nhỏ dể đi tới được mục tiêu của nó mà thôi. Quá chú trọng và cho cha mẹ quá nhiều credit đưa tới nhiều tình trạng cha mẹ sai lầm cho là vì mình nuôi nó mình có quyền chi phối hành động, suy nghĩ, chọn lựa của nó. Rồi sinh ra trầm cảm, thiếu tự tin, tự tử như thấy đăng báo hà rầm. Muốn thay đổi một cái suy nghĩ tồn tại cả ngàn năm cần kiên nhẫn và để ý tới những cái dường như nhỏ nhặt của cái bảng hiệu cầm ngày diễn hành tết, những cái nhỏ nhặt nhưng cho thấy rỏ nét cái suy nghĩ cần đổi.
Những câu như “Con cám ơn má chở con đi học mỗi ngày” “Em thương cha mẹ em”, “ Con trân trọng sự hy sinh của cha mẹ để cho con được đầy đủ, an toàn, vui vẻ” … Theo tôi thấm hơn câu chung chung khó hiểu, nhấn mạnh tới cái sự nuôi dưỡng của cha mẹ quá lố trên cái bảng.

Góp ý với tôi đi.

 

Coi cái hình ở đây;
https://www.nguoi-viet.com/photo/hinh-anh-dien-hanh-tet-ky-hoi-tren-pho-bolsa/