Monday, May 29, 2017

Memorial Day - Vài suy nghĩ ...

Người ta khi nói tới những người lính chết trận để bảo vệ lý tưởng hay quyền lợi của quốc gia của họ, thường nhận được lời ca ngợi và tất cả trìu mến vì sự hy sinh cao cả bằng cả chính mạng sống của mình.

Hôm nay là ngày Memorial Day ở Mỹ, ngày tưởng niệm những người lính hy sinh này. Trong chiến tranh Việt Nam năm mươi mấy ngàn lình Mỹ chết tại đây để bảo vệ tự do cho 17 triệu người Việt miền nam dù trong một thời gian ngắn. Nhiều người Việt cho rằng cuộc chiến này là Mỹ xâm lăng Việt Nam. Đối với tôi, một người sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Tôi thấy rỏ ràng là lính Mỹ không có xâm lăng gì hết mà thật sự là chống lại làn sóng cộng sản áp đặt một ý thức hệ sai lầm theo ý đồ của Sô Viết và Trung Cộng.

Sự thật thì sau 40 mươi năm nay ai cũng thấy rỏ. Cộng sản là một ý tưởng không tưởng, điên rồ, tàn ác làm hại cho nhiều thế hệ.

Bên cạnh lính Mỹ chết tại Việt Nam, lính VNCH và lính Cộng Sản Bắc Việt cả mấy trăm ngàn toàn là tinh hoa tuổi trẻ của Việt Nam bị dùi dập trong cuộc chiến vô nghĩa, hàng trăm ngàn gia đình Việt Nam tan nát, thường dân vô tội chết thảm, nhà cửa, xứ sở tan hoang. Cái hệ lụy vẩn còn tồn tại tới bây giờ, sau gần nữa thế kỷ.

Không những chỉ người lính mới hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ lý tưởng, quốc gia một chuyện nhiều khi không được thấy rỏ và trừu tượng. Nhiều người hy sinh mạng sống của mình để bênh vực người bị ăn hiếp. Như vừa xảy ra ngày hôm qua trên cái xe điện ở Portland Oregon. Một thằng Mỹ trắng kỳ thị chủng tộc nạt nộ, hăm dọa, đuổi cô con gái tuổi teen đội khăn trên đầu, Hồi giáo, xuống xe. Có người Mỹ trắng trên xe đứng ra cản, nói phải trái, một ông là cựu quân nhân có gia đình 4 con, một anh trai trẻ cử nhân kinh tế mới ra trường và một thanh niên khác nữa chỉ mới 21 tuổi. Thằng kỳ thị chém chết hai người trong số 3 người này, anh trai trẻ 21 tuổi sẻ bình phục lại có thể bị tàn tật ít nhiều.

Cho tôi một giây phút tưởng niệm tất cả những người hy sinh mạng sống mình trong ngày Memorial này, lính hay phó thường dân cho người khác được sống bình an, vì lý do này hay khác.

Friday, May 26, 2017

Hạ xuống cái biểu tượng xấu xa nuôi nô lệ, kỳ thị chủng tộc - Hoan Hô New OrLeans - Cập nhật với bài dịch diễn văn của Mitch Landrieu

Trong tuần lễ qua có quá nhiều tin tức về vụ nhiều nhân vật chủ chốt trong chánh quyền Trump bị tố dính dáng, kẹt cứng với chuyện nói chuyện, hợp tác với Nga trong lúc tranh cử và sau khi nhậm chức. Rồi chuyện Trump đi chu du ngoại quốc lần đầu với nhiều kịch tính hơn là chuyện cần thiết về đối ngoại quốc tế. Cái bối cảnh này nó lấn áp và làm lu mờ một chuyện mà ít người để ý tới, đó là việc thành phố New Orleans hạ xuống mấy bức tượng của mấy ông tướng lãnh đạo quân đội miền nam xứ Mỹ trong cuộc nội chiến một trăm mấy chục năm về trước.

Người Mỹ thì ai cũng biết về cuộc nội chiến này giữa hai phe miền bắc và miền nam xứ Mỹ. Phe miền bắc thì muốn xóa bỏ thể chế nuôi nô lệ và phe phía nam thì chống lại và đòi duy trì chế độ nuôi nô lệ. nhấn nút forward chạy lẹ để coi kết luận, phần cuối thì phe miền bắc thắng và thể chế nuôi nô lệ bị bải bỏ.

Người Việt ở Mỹ hưỡng lợi trực tiếp từ các cuộc đấu tranh của những người Mỹ có cái nhìn tử tế về nhân quyền, sự bình đẳng giữa những con người với nhau, bất kể là da màu gì, thờ ông thượng đế gì, giới tính nam nữ, gay hay lesbian gì, tới Mỹ lúc nào sớm hay trễ … Tất cả đều bình đẳng ngang nhau, được bảo vệ trước luật pháp như nhau. Nếu không có những thành quả từ những cuộc đấu tranh tốn kém, dài dẳng, trả bằng nước mắt, máu và mạng sống của những người Mỹ này sát cánh với nhau, đen, đỏ, vàng, nâu này thì người Việt ở Mỹ này sẽ phải nhường chổ cho Mỹ trắng trên xe bus, đi cầu tiêu riêng mà Mỹ trắng cho phép, ở khu da màu, học trường da màu, không dược đi bầu và sống như là một người công dân hạng hai ba chịu nhiều kỳ thị, thiệt hại mà không được luật pháp bảo vệ.

Vì vậy phải cần được trang bị một vốn kiến thức về những sự kiện này, không phải chỉ là đọc chơi cho biết mà hiểu cho rỏ để không bị lôi kéo vô những tranh cãi về ý thức hệ mà nó không có lợi cho bản thân. Hay nói một cách nôm na là thiếu tin tức căn bản để hiểu rỏ sự kiện thật hư, động cơ, bối cảnh sống mà bị nó dụ cho ăn cứt gà, chửi cha, mắng mẹ, hại con cái mà không biết cứ rưng rưng tự đại không biết bảo vệ và duy trì thành quả đạt được từ những người tới Mỹ trước truyền lại. Nếu không cẩn thận để ý thì mọi chuyện sẻ bị quật ngược lại bằng một hình thức tinh vi khó thấy hơn mà kết quả tệ hại vô cùng là bị thiệt thòi mà không biết, thỏa mãn làm mọi, làm công dân ngoài lề, ngậm xương mà thiên hạ quăng cho một miếng mà thỏa mãn là quá đủ rồi.

Những người sống ở miền nam xứ Mỹ thì thường nghe cái luận điệu của phe miền nam, Confederate, mà biểu tượng là lá cờ “rebel” (người nổi dậy chống chính quyền), và những người lính miền nam này là “anh hùng” bảo vệ cái lịch sử, truyền thống, cách sống của người miền nam, chống lại dân phía bắc xâm lược để áp đặt lối sống của họ lên người miền nam. Luận điệu này nghe thì thấy hợp lý nhưng nó không đả động gì tới cái lối sống mà họ muốn duy trì, muốn bảo vệ là cái lối sống mà chủ nhà giàu có quyền nuôi lao động và làm chủ nhân cho những con người khác làm nô lệ, phục vụ cho mình. Người nô lệ không có một quyền hành gì hết mà được coi như một con vật được trao đổi, mua bán, đánh đập, hãm hiếp bởi những người chủ nô lệ.

New Orleans là một thành phố lớn miền nam trong tiểu bang Louisiana, một thành phố 60% là người Mỹ da đen. Hiện nay có một số đông người Việt sinh sống ở đây, được biết tới trong cộng đồng Việt hải ngoại với Chợ chồm hổm trong một xứ đạo Việt Nam, Versaille.

Từ tháng tư New Orleans lần lượt hạ những tượng đài tướng lãnh miền nam xuống, tất cả 4 tượng, tướng Beauregard, Davis Jefferson, Battle of liberty monument và cái cuối cùng là Robert E Lee. Mấy lần hạ xuống đầu tiên thường làm vào lúc trời hừng hừng tối và công nhân phải đeo mặt nạ và áo chống đạn vì sợ bị nhận diện hay bị bắn. Các tượng này sẽ được giữ lại và cất trong nhà kho chớ không hủy bỏ. Trong lần cuối hạ tượng Robert E Lee thì làm công khai ban ngày và ông thị trưởng Landrieu đọc bài diền văn nói về lý do tại sao thành phố làm chuyện này. Bài diễn văn được nhiều người cho là bài diễn văn nói về kỳ thị màu da tại Mỹ là quá hay, nói sự thật và nêu ra rõ ràng những điểm khuất của vấn đề nhạy cảm, chia rẽ này. Thị trưởng Mitch Landrieu là một người Mỹ trắng, cha ông là thị trưởng lâu năm của New Orleans, chị ông là cựu US senator Mary Landrieu.

Bài diễn văn của ông nhắm vào sự xuyên tạc sự thật về lịch sử mà phe phía nam dùng để giấu và núp đằng sau để biện hộ cho lối sống của người miền nam mà thật sự là kỳ thị chủng tộc, muốn duy trì và tái lập cái ý tưởng tự tôn cho rằng da trắng là ưu việt hơn hẳn sắc dân khác. và cần phải duy trì,
Ông nói “ những cái tượng đài này không phài chỉ là đá và kim loại. Chúng không phải là một đài tưởng niệm của một lịch sử trong sạch, không tội lổi, vô hại. Mục đích chánh của những thứ này là để vinh danh cái ý niệm đầy ảo tưởng, được làm sạch sẽ của cái Confederacy (ý niệm chủ nuôi nô lệ ), che giấu bỏ qua sự chết chóc, bỏ qua che giấu việc nuôi người nô lệ và tất cả những tàn nhẫn khốc liệt mà cái ý niệm này là đại diện cho ”

Ông giải thích những tượng đài này dược dựng lên vài năm sau khi miền nam bị thua trận dưới sự ảnh hưỡng của cái gọi là “ the Cult of the Lost cause “ ( niềm tin mù quáng vô cái thất bại ê chề không thay đổi được cho tốt hơn được) với mục đích viết lại lịch sử để giấu đi sự thật là Confederacy nằm về bên cái sai trái của nhân loại.

Cái mục đích này làm cho người không biết rõ lịch sử,  chỉ thấy về cái hào hùng, đẹp đẽ của lối sống người miền nam, qua cờ xí tượng đài bẻ cong sự thật lịch sử ém nhẹm cái chủ nghĩa kỳ thị, nuôi nô lệ sai trái, tàn bạo.

Ông nói sao không thấy đài tưởng niệm về cái sự tàn nhẫn vô nhân đạo mà người nô lệ Mỹ đen phải chịu đựng, trong khi họ là một vai chánh trong cái lối sống ở miền nam đó. Những người miền nam ca tụng về lối sống và ủng hộ giữ lại tượng đài này nhân danh lịch sử lại im lặng về cái lịch sử mà người nô lệ phải bị đối xử, trao đổi, mua bán như một con vật, làm việc quần quật để làm giàu cho chủ nô lệ mà không được nhận một quyền lợi như một con người hiện hữu như người da trắng.

Ông nói” Ai có thể nhìn thẳng vô mắt của em bé gái và biện hộ rằng rằng tượng đài Robert E Lee dựng lên để khuyến khích cô bé ấy” “ Ai nghĩ rằng tượng đài này sẽ giúp cho cô bé thấy tương lai phía trước của mình không bị giới hạn hay cản trở gì hết?” “ Ai nghĩ rằng cô bé ấy sẽ được cảm hứng và hy vọng vì những tượng đài này?”

Phía bên chống lại việc hạ xuống mấy cái tượng này kêu gọi tẩy chay New Orleans, chờ coi, thiên hạ vẩn tới New Orleans chơi, ăn beignet Café Du Monde, đi Bourbon street, đi coi Mardi Gras, nghe trình diễn nhạc Jazz mà không phải ngứa mắt thấy mấy cái tượng đài xảo trá lost cause này.


Tôi post nguyên văn bài diễn văn để đọc. Tôi muốn dịch ra nhưng dài quá làm biếng, nếu có nhiều người muốn coi tiếng việt, cho tôi biết, tôi sẽ dịch ra.





Update 5/28/2017. Bài dịch ra tiếng Việt bài diển văn của thị trưởng New Orleans, Mitch Landrieu





Cảm ơn quí vị đã đến.

Linh hồn của thành phố yêu dấu của chúng ta bắt nguồn từ một lịch sử đã phát triển qua hàng ngàn năm; bắt nguồn từ những nhiều giống dân đa dạng đã từng ở đây với nhau theo từng bước đi từ xưa tới giờ - có cả tốt lẫn xấu. Đó là một lịch sử được giữ trong lòng từ những câu chuyện của người Mỹ nguyên thủy (VN gọi là người da đỏ) - Choctaw, Houma Nation, Chitimacha. Hernando De Soto, Robert Cavelier, Sieur de La Salle, Acadians, Islenos, những người bị bắt làm nô lệ từ Senegambia, những người tự do của Colorix, người Haiti, người Đức, cả đế quốc Pháp và Tây Ban Nha. Người Ý, người Ailen, người Cuba, người nam, trung Mỹ, người Việt Nam và nhiều người khác nữa.

Quí vị thấy đấy - New Orleans thực sự là một thành phố của nhiều quốc gia, một cái cái melting pot (xã hội Mỹ dược ví von như nồi lẩu hầm bà lằng quyện lại với nhau), một nồi caldron sôi nóng (nồi sắt treo tòn ten để nấu ngoài trời như thấy thường trong phim cao bồi) của nhiều nền văn hoá. Không có một nơi nào khác giống như vầy trên thế giới, thể hiện một cách hùng hồn phương châm độc đáo của Mỹ: e pluribus unum - trong số nhiều chúng ta là một. Nhưng cũng có những sự thật khác về thành phố này mà chúng ta phải đối mặt. New Orleans ngày xưa là thị trường nô lệ lớn nhất nước Mỹ: một hải cảng nơi hàng trăm ngàn linh hồn đã được mua, bán và vận chuyển lên dọc lên bờ sông Mississippi, để đến cuộc sống cưỡng bức lao động, chịu đau khổ vì hãm hiếp, tra tấn. Mỹ là nơi mà gần 4.000 người đồng bào của chúng ta bị buộc tội treo cổ cho chết (lynching), có 540 người ở Louisiana; Nơi mà các tòa án được tôn tạo là 'riêng biệt nhưng bình đẳng'; Nơi các freedom riders (người đấu tranh cho nhân quyền thời đó) tới New Orleans bị đánh đập đổ máu tơi tả. Vì vậy, khi mọi người nói với tôi rằng những di tích được đề cập đến là lịch sử, thì những gì tôi mô tả cũng là lịch sử thật, và nó là sự thật trần trụi, chai đá. nóng bòng.

Và nó ngay lập tức cần phải hỏi, tại sao không có đài kỷ niệm tàu buôn nô lệ, không có đài tưởng niệm nổi bật trên đất công cộng để nhớ các sự lăng mạ treo cổ nô lệ hay các block (bệ đá cao dùng để đứng trên đó rao bán bán nô lệ)  Không có gì để nhớ những chương sách dài của cuộc sống của chúng ta; Nỗi đau, sự hy sinh, sự xấu hổ ... tất cả những điều đó xảy ra trên đất New Orleans. Vì vậy, đối với những người tự cho mình là người bảo vệ lịch sử và các di tích cũ, họ đều im lặng một cách kỳ quái tới mức độ sai trái về cái lịch sử này, một lời nói dối xảo trá bằng cách bỏ sót không đề cập tới. Có một sự khác biệt giữa sự ghi nhớ lịch sử và sự tôn thờ nó.

Đối với Mỹ và New Orleans, đó là một con đường quanh co dài, bị đánh dấu bằng bi kịch và thành công lớn. Nhưng chúng ta không thể sợ sự thật của chúng ta. Như Tổng thống George W. Bush cho biết tại buổi lễ khai mạc viện Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hoá Mỹ gốc Phi Châu, "Một quốc gia vĩ đại không che giấu lịch sử của nó. Nó phải đối mặt với những sai sót của nó và sửa chữa chúng. "Vì vậy, hôm nay tôi muốn nói về lý do tại sao chúng tôi chọn bỏ bốn đài kỷ niệm của cái lost cause of conferacy này, nhưng cũng như làm thế nào quá trình này có thể đẩy chúng ta tới chữa lành chứng bệnh này và hiểu rỏ lẩn nhau. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu với sự thật.

Sự kiện lịch sử là rõ ràng, Robert E. Lee, Jefferson Davis, và P.G.T. Các bức tượng Beauregard không được dựng lên chỉ để tôn vinh những người này, nhưng là một phần của phong trào mà đã trở thành cái được gọi là The Cult of the Lost Cause. Sự thờ cúng này có một mục tiêu - thông qua các đài tưởng niệm và thông qua các phương tiện khác - để viết lại lịch sử để che giấu sự thật, đó là Confereracy đã ở phía bên phía sai trái của nhân loại. Được xây dựng lần đầu tiên sau 166 năm thành lập thành phố và 19 năm sau khi chiến tranh nam bắc kết thúc, các tượng đài mà chúng ta đã tháo dỡ là nhằm tái hiện lại lịch sử thành phố của chúng ta và lý tưởng của Confederacy bị đánh bại. Rõ ràng là những người này đã không chiến đấu cho Hoa Kỳ, họ đã chiến đấu chống lại nó. Họ có thể là những chiến binh, nhưng vì lý tưỡng này, họ không phải là những người yêu nước. Những bức tượng này không chỉ là đá và kim loại. Nó không chỉ là những đài tưởng niệm vô tội của một lịch sử lành mạnh. Các di tích này nhằm mục đích kỷ niệm một Confedaracy giả tưởng, được làm sạch sẻ; Bỏ qua cái chết, bỏ qua sự nô lệ, và khủng bố mà nó thực sự đại diện cho.

Sau cuộc nội chiến, những bức tượng này là một phần của chủ nghĩa khủng bố giống như là cái việc khủng bố thời nộ lệ khi họ đốt thánh giá trong sân nhà người nô lệ nào đó ( thời nô lệ, da trắng kỳ thị trùm khăng trắng vô sân nhà nô lệ, đốt thánh giá vào buổi tối, để hù dọa là coi chừng tao giết ) Họ đã được dựng lên nhằm mục đích để gửi một thông điệp mạnh mẽ cho tất cả những người đi trong cái bóng của họ là, là họ vẫn còn làm chủ trong cái thành phố này. Nếu bạn còn nghi ngờ về các mục tiêu thực sự của Confederacy, trong những tuần trước khi cuộc nội chiến nổ ra, phó chủ tịch Confederacy, Alexander Stephens, đã nói rõ rằng mục tiêu của Confederacy là duy trì chế độ nô lệ và da trắng tối thượng. Ông nói trong bài phát biểu "nền tảng căn bản" nổi tiếng của ông rằng nền tảng của Confederacy dựa trên sự thật vĩ đại, rằng người da đen không bằng người da trắng; Rằng nô lệ da đen - phải nằm kèo dưới, phải phụ thuộc thuộc vào chủng tộc da trắng cấp trên – nó là điều tự nhiên và bình thường. Chính phủ mới của chúng tôi, là chính phủ đầu tiên, trong lịch sử thế giới, dựa trên sự thật về thể chất, triết học và đạo đức này. "

Bây giờ, với những từ ngữ gây sốc này vẫn còn vang lên trong tai của bạn ... Tôi muốn cố gắng nhẹ nhàng lột khỏi tay bạn sự kìm kẹp về một câu chuyện sai lầm về lịch sử của chúng tôi mà tôi nghĩ làm suy yếu chúng ta. Và sửa lại sai lầm mà chúng ta đã mắc phải nhiều năm trước đây - chúng ta có thể kết nối chặt chẽ hơn với tính toàn vẹn với các nguyên tắc của người sáng lập quốc gia chúng ta và tạo ra một con đường rõ ràng và thẳng thắn hướng tới một thành phố tốt hơn và một liên bang hoàn hảo hơn.

Năm ngoái, Tổng thống Barack Obama lặp lại những cảm nghĩ này về sự cần thiết phải bối cảnh hóa và ghi nhớ lịch sử của chúng ta. Ông nhớ lại một mảnh đá, một cái bệ đá đấu giá nô lệ được chạm khắc với một điểm đánh dấu kỷ niệm một khoảnh khắc đặc thù vào năm 1830 khi Andrew Jackson và Henry Clay đứng lên và phát biểu từ đó. Tổng thống Obama nói, "Hãy coi như những hiện vật này kể cho chúng ta về lịch sử ... trên một hòn đá mà ngày này qua ngày khác, đàn ông và đàn bà ... bị ràng buộc, mua và bán và chào giá như gia súc trên một hòn đá bị bào mòn bởi thảm kịch của cả ngàn cái chân trần. Trong một thời gian dài, điều duy nhất chúng ta coi là quan trọng, điều duy nhất mà chúng ta từng được chọn để tưởng nhớ như lịch sử là cái bảng tưởng lực ghi nhớ là những bài diễn văn không đáng ghi nhớ của hai người đàn ông quyền lực ".

Một miếng đá - một viên đá. Cả hai câu chuyện đều là lịch sử. Một câu chuyện kể. Một câu chuyện bị lãng quên hoặc thậm chí có thể bị bỏ rơi. Như rõ ràng với tôi ngày hôm nay ... trong một thời gian dài, mặc dù tôi đã lớn lên ở một trong những khu phố đa dạng nhất New Orleans, ngay cả với lịch sử tự hào lâu đời của gia đình tôi về đấu tranh cho quyền dân sự ... Tôi đã đi qua những di tích này cả triệu lần mà không nghĩ gì về nó. Vì vậy, tôi không đánh giá ai, tôi không đánh giá người ta. Tất cả chúng ta đều có hành trình riêng về chủng tộc.

Tôi chỉ hy vọng mọi người nghe như tôi đã làm khi người bạn thân của tôi Wynton Marsalis (ông này chơi Trumpette nổi tiếng thế giới)  giúp tôi nhìn thấy sự thật. Ông ấy yêu cầu tôi suy nghĩ về tất cả những người đã rời khỏi New Orleans vì những thái độ loại trừ người khác của chúng ta. Một người bạn khác yêu cầu tôi xem xét bốn di tích này từ quan điểm của người mẹ hoặc người cha gốc Phi châu đang cố gắng giải thích cho con gái của họ là Robert E. Lee và tại sao ông lại đứng trên đỉnh thành phố xinh đẹp của chúng tôi. Bạn có thể làm điều đó? Bạn có thể nhìn vào đôi mắt của cô gái trẻ và thuyết phục cô ấy rằng Robert E. Lee đang ở đó để khuyến khích cô ấy? Bạn có nghĩ rằng cô ấy sẽ cảm thấy cảm hứng và hy vọng bởi câu chuyện đó? Những di tích này có giúp cô nhìn thấy một tương lai với tiềm năng vô hạn? Bạn đã từng nghĩ rằng nếu tiềm năng của cô ấy còn hạn chế, bạn và tôi cũng vậy? Chúng ta đều biết câu trả lời cho những câu hỏi rất đơn giản này. Khi bạn nhìn vào đôi mắt của đứa trẻ này là thời điểm mà sự thật trần trụi cho chúng ta thấy rỏ. Đây là thời điểm chúng ta biết điều gì là đúng và chúng ta phải làm gì. Chúng ta không thể rời khỏi sự thật này.

Và tôi biết rằng việc lấy đi các di tích sẽ rất khó khăn, nhưng bạn đã chọn tôi đễ làm những việc đúng, không phải là điều dễ dàng và đây là điều như thế. Vì vậy, việc di dời các di tích của Confederate không phải là lấy một cái gì đó ra khỏi người khác. Đây không phải là về chính trị, điều này không phải là đổ lỗi hoặc trả đũa. Đây không phải là một nhiệm vụ ngây thơ để giải quyết tất cả các vấn đề của chúng ta ngay lập tức.

Tuy nhiên, điều này là để cho cả thế giới thấy rằng chúng ta như là một thành phố và là người có thể biết thừa nhận, hiểu, hoà giải và quan trọng nhất, hãy chọn một tương lai tốt đẹp hơn cho chính bản thân chúng ta, và làm lại cho đúng những gì đã làm sai. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục trả giá với sự bất hòa, chia rẽ và chắc chắn là bạo lực.

Thực sự đặt Confederacy  vào một bệ thờ trong những vị trí danh dự nổi bật nhất của chúng ta là một bài diễn văn không chính xác về quá khứ của chúng ta. Đó là một sự phản bội đối với hiện tại của chúng ta, và đó là một đơn thuốc tồi cho tương lai của chúng tôi. Không thể thay đổi lịch sử. Nó không thể di chuyển như một bức tượng. Những gì đã xảy ra thì xảy ra rồi. Cuộc nội chiến chấm dứt, và Confederacy thua và chúng ta tốt hơn vì chuyện này. Chắc chắn chúng ta đã đủ xa rời với thời điểm đen tối này để thừa nhận rằng ý tưỡng Confederacy là sai.

Và trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, yêu cầu người Mỹ gốc Phi hoặc bất cứ ai khác lái xe ngang qua tài sản mà họ sở hữu; bị chiếm đóng bởi những bức tượng tôn kính của những người đàn ông đã chiến đấu để tiêu diệt đất nước và phủ nhận nhân tính của con người thì có vẻ như ngoan cố và vô lý. Nhiều năm vết thương cũ vẫn còn nguyên vì chúng không bao giờ lành sớm ngay từ đầu. Đây là sự thật cần thiết. Chúng ta tốt hơn khi là một khối gần nhau hơn là chia rẻ xa cách.

Tính không thể chia rẻ tách rời là điều cốt yếu của chúng ta. Có phải đây là món quà mà những người New Orleans đã tặng cho thế giới? Chúng tôi tỏa ra vẻ đẹp và ân sủng qua thức ăn của chúng ta, quaâm nhạc của chúng tôi, qua kiến ​​trúc của chúng ta, qua niềm vui của cuộc sống, qua lễ kỷ niệm của chúng ta về cái chết; Trong tất cả mọi thứ mà chúng ta làm. Chúng ta đã cho thế giới những điều funky được gọi là jazz, một hình thức nghệ thuật độc đáo nhất của Mỹ được phát triển qua các lứa tuổi từ các nền văn hoá khác nhau. Hãy suy nghĩ về dòng thứ hai, suy nghĩ về Mardi Gras, suy nghĩ về muffaletta, suy nghĩ về các Thánh, cao bồi, gumbo, đậu đỏ và cơm. Bởi Thiên Chúa, hảy suy nghĩ.

Tất cả những gì chúng ta yêu mến được tạo ra bằng cách ném mọi thứ vào nồi; tạo ra, sản xuất một cái gì đó tốt hơn; Tất cả mọi thứ là một sản phẩm của sự đa dạng lịch sử của chúng ta. Chúng ta chứng minh rằng trong số nhiều chúng ta là một - và tốt hơn vì nó! Trong số nhiều chúng ta là một - và chúng ta thực sự thích nó! Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn ráng tìm nhiều lý do để không làm cho đúng. Một lần nữa, nhớ những lời của Tổng thống Bush, "Một quốc gia vĩ đại không che giấu lịch sử của nó. Nó phải đối mặt với những sai sót của nó và sửa chữa chúng.

Chúng ta quên mất, chúng ta từ chối không biết phụ thuộc vào nhau bao nhiêu, chúng ta cần nhau bao nhiêu. Chúng tôi biện minh cho sự im lặng và không hành động của mình bằng cách sản xuất những nguyên nhân cao quý ướp trong sự từ chối lịch sử. Chúng ta vẫn tìm cách để nói 'chờ đợi' / không quá nhanh, như Tiến sĩ Martin Luther King Jr. cho biết, "đợi gần như luôn luôn có nghĩa là không bao giờ" Chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Chúng ta cần thay đổi. Và chúng ta cần thay đổi ngay bây giờ.

Không còn chờ đợi nữa. Điều này không chỉ là về các pho tượng, mà là về thái độ và hành vi của chúng ta. Nếu chúng ta lấy những bức tượng này xuống và không thay đổi để trở thành một xã hội cởi mở và toàn diện hơn, tất cả sẽ là điều vô ích. Trong khi một số người lái xe ngang những ngôi mộ này mỗi ngày và hoặc là tôn kính vẻ đẹp của chúng hoặc không nhìn thấy chúng, nhiều người trong số những người hàng xóm và người Mỹ của chúng ta nhìn thấy chúng rất rõ ràng. Nhiều người nhận thức sâu sắc về bóng dài đau khổ mà sự hiện diện của chúng tạo ra; Không chỉ theo nghĩa đen mà theo nghĩa bóng. Và rõ ràng họ nhận được thông điệp (kỳ thị, tự tôn da trắng) của Confederacy và sự sùng bái của cái cult of the lost cause đưa ra.

Đầu tuần này, khi bức tượng P.G.T Beauregard hạ xuống, nhạc sĩ nổi tiếng thế giới Terence Blanchard đứng xem, vợ ông Robin và hai con gái xinh đẹp của họ ở bên cạnh họ. Terence đi đến một trường trung học ở rìa thành phố Park được đặt tên của một trong những anh hùng vĩ đại nhất của Hoa Kỳ và người yêu nước, John F. Kennedy. Nhưng để đến đó, ông phải vượt qua đài tưởng niệm của một người đàn ông đã chiến đấu để phủ nhận nhân tính của ông.

Anh ấy nói, "Tôi chưa bao giờ nhìn họ như một nguồn tự hào ... nó luôn làm tôi cảm thấy như thể họ được đặt ở đó bởi những người không tôn trọng chúng tôi. Đây là điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nhìn thấy trong đời. Đó là một dấu hiệu cho thấy thế giới đang thay đổi "Vâng, Terence, nó là và đã là quá trể rồi. Bây giờ là thời điểm để gửi một thông điệp mới cho thế hệ kế tiếp của những người New Orleanians đi theo những bước chân đáng nhớ của Terence và Robin.

Một thông điệp về tương lai, khoảng 300 năm tới và xa hơn; Chúng ta không bỏ lỡ cơ hội này,  New Orleans và để chúng ta giúp đỡ cho phần còn lại của đất nước này làm tương tự. Bởi vì bây giờ là thời gian để lựa chọn. Bây giờ là thời gian để thành phố chúng ta thực sự phải làm đúng như vậy, và phải làm cho đúng ngay từ đầu.

Chúng ta nên dừng lại một chút và tự hỏi mình tại thời điểm này trong lịch sử của chúng ta - sau khi Katrina, sau Rita, sau Ike, sau Gustav, sau cuộc suy thoái quốc gia, sau thảm hoạ dầu BP và sau cơn lốc xoáy - nếu được trình bày với cơ hội xây dựng các đài kỷ niệm để kể câu chuyện về chúng ta hoặc để sử dụng những khoảng đất này ... liệu những di tích này có phải là điều chúng tôi muốn cả thế giới nhìn thấy? Đây có phải là câu chuyện của chúng ta mà chúng ta muốn người khác biết đến?

Chúng ta đã không xóa lịch sử; Chúng ta đang trở thành một phần của lịch sử thành phố bằng cách sửa sai hình ảnh các di tích này đại diện và tạo ra một tương lai tốt hơn, hoàn thiện hơn cho tất cả con cái của chúng ta và cho thế hệ tương lai. Và không giống như khi những tượng đài của Confederacy này được dựng lên lần đầu tiên như những biểu tượng của tối cao da trắng, bây giờ chúng ta có cơ hội để tạo ra không chỉ các biểu tượng mới, mà còn để cùng nhau làm việc như một người, một người dân. Trong vùng đất may mắn của chúng ta, tất cả chúng ta đều ngồi chung bàn, dân chủ bằng nhau. Chúng ta phải khẳng định lại cam kết của mình đối với một tương lai, nơi mỗi công dân được bảo đảm những món quà đặc thù của xứ Mỹ về cuộc sống, tự do và sự mưu cầu hạnh phúc.

Đó là điều làm cho nước Mỹ trở nên tuyệt vời và ngày nay nó quan trọng hơn bao giờ hết để giữ vững những giá trị này và cùng nhau nói lên một sự thật hiển nhiên rằng trong số nhiều chúng ta là một. Đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta lại đòi lại những khoảng không gian này lại cho Hoa Kỳ. Bởi vì chúng ta là một quốc gia, chứ không phải hai; Không thể chia cắt, tự do và công lý cho tất cả ... không phải cho một số người. Tất cả chúng ta đều là một phần của một quốc gia, tất cả đều cam kết trung thành với một lá cờ, lá cờ của Hoa Kỳ. Và người New Orleans là một phần tử ở trong đó ... tất cả các cách. Chính trong liên bang này và trong chân lý này, lòng yêu nước thực sự bắt nguồn từ đây và nảy nở. Thay vì tôn kính một sự sai lầm lịch sử trong 4 năm chiến tranh được gọi là Confederacy, chúng ta có thể kỷ niệm 300 năm lịch sử phong phú, đa dạng của chúng ta như là một nơi có tên New Orleans và đặt ra nền tảng cho 300 năm tới.

Sau nhiều thập kỷ tranh luận công khai, giận dữ, lo lắng, mong đợi, sỉ nhục và thất vọng. Sau các cuộc điều trần công khai và phê duyệt từ ba ủy ban dẫn đầu cộng đồng riêng biệt. Sau hai cuộc điều trần công cộng mạnh mẽ và một cuộc bỏ phiếu 6-1 của Hội đồng Thành phố New Orleans được bầu chọn hợp lệ. Sau khi xem xét bởi 13 thẩm phán liên bang và tiểu bang khác nhau. Trọng trách đầy đủ của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của chính phủ đã mang lại và các di tích này  đã được gỡ bỏ theo luật pháp. Vì vậy, bây giờ là thời gian để đến với nhau và chữa lành và tập trung vào công việc lớn hơn của chúng ta. Không chỉ xây dựng các biểu tượng mới, mà còn làm cho thành phố này trở thành một biểu hiện tuyệt vời của những gì có thể và những gì chúng ta như là một con người có thể trở thành.

Chúng ta hãy nhớ người một lần bị lưu đày, giam cầm và bây giờ được biết đến và yêu mến,  Nelson Mandela và những gì ông ấy nói sau khi sự phân biệt chủng tộc tan rã. "Nếu cơn đau thường không thể chịu nổi và những phát hiện gây sốc cho tất cả chúng ta, đó là bởi vì chúng thực sự mang lại cho chúng ta sự khởi đầu của một sự hiểu biết chung về những gì đã xảy ra và sự phục hồi vững chắc nhân tính của quốc gia" Vì vậy, trước khi chúng ta chia tay hãy cho chúng tôi một lần nữa Nói rõ sự thật.

Conderacy đã nằm sai hướng của lịch sử và nhân loại. Nó tìm cách phá vỡ nước Mỹ và ép buộc người Mỹ đồng bào của chúng ta làm nô lệ cho chúng. Đây là lịch sử chúng ta không bao giờ nên quên và cái mà chúng ta không bao giờ nên đặt trên bệ để được tôn sùng. Là một cộng đồng, chúng ta phải nhận ra tầm quan trọng của việc xoá đi các tượng đài New Orleans 'Confederate'. Đó chúng ta thừa nhận rằng bây giờ là thời điểm để nhìn nhận sự thật, và sau đó di chuyển qua, một phần đau đớn trong lịch sử của chúng ta.

Bất cứ điều gì mà làm ít hơn vậy sẽ làm cho cuộc đấu tranh can đảm và “vắt óc tìm kiếm suy nghĩ” của nhiều thế hệ bị lãng phí, mất chính nghĩa. Bất cứ điều gì làm ít hơn sẽ không xứng đáng với lời nói bất diệt của Tổng thống Abraham Lincoln, tổng thống vĩ đại nhất của chúng ta, người với tấm lòng rộng mở và rõ ràng về mục đích, kêu gọi chúng ta hảy đoàn kết như một, khi ông nói: " Không làm hại người nào hết, với lòng bác ái dành cho tất cả, với sự chắc chắn về nhân quyền (?) (firmness in the Right) , như Thượng đế cho chúng ta thấy quyền của mình, hãy cố gắng hoàn thành công việc chúng ta đang theo đuổi, để băng bó lại những vết thương của quốc gia ... để làm tất cả những gì có thể đạt được và cái  mình yêu mến - một hòa bình chân chính và lâu dài giữa chúng ta và với tất cả các quốc gia khác. "


Cảm ơn quí vị.






Thank you for coming.
The soul of our beloved City is deeply rooted in a history that has evolved over thousands of years; rooted in a diverse people who have been here together every step of the way — for both good and for ill. It is a history that holds in its heart the stories of Native Americans — the Choctaw, Houma Nation, the Chitimacha. Of Hernando De Soto, Robert Cavelier, Sieur de La Salle, the Acadians, the Islenos, the enslaved people from Senegambia, Free People of Colorix, the Haitians, the Germans, both the empires of France and Spain. The Italians, the Irish, the Cubans, the south and central Americans, the Vietnamese and so many more.
You see — New Orleans is truly a city of many nations, a melting pot, a bubbling caldron of many cultures. There is no other place quite like it in the world that so eloquently exemplifies the uniquely American motto: e pluribus unum — out of many we are one. But there are also other truths about our city that we must confront. New Orleans was America’s largest slave market: a port where hundreds of thousands of souls were bought, sold and shipped up the Mississippi River to lives of forced labor of misery of rape, of torture. America was the place where nearly 4000 of our fellow citizens were lynched, 540 alone in Louisiana; where the courts enshrined ‘separate but equal’; where Freedom riders coming to New Orleans were beaten to a bloody pulp. So when people say to me that the monuments in question are history, well what I just described is real history as well, and it is the searing truth.
And it immediately begs the questions, why there are no slave ship monuments, no prominent markers on public land to remember the lynchings or the slave blocks; nothing to remember this long chapter of our lives; the pain, the sacrifice, the shame... all of it happening on the soil of New Orleans. So for those self-appointed defenders of history and the monuments, they are eerily silent on what amounts to this historical malfeasance, a lie by omission. There is a difference between remembrance of history and reverence of it.
For America and New Orleans, it has been a long, winding road, marked by great tragedy and great triumph. But we cannot be afraid of our truth. As President George W. Bush said at the dedication ceremony for the National Museum of African American History & Culture, “A great nation does not hide its history. It faces its flaws and corrects them.” So today I want to speak about why we chose to remove these four monuments to the Lost Cause of the Confederacy, but also how and why this process can move us towards healing and understanding of each other. So, let’s start with the facts.
The historic record is clear, the Robert E. Lee, Jefferson Davis, and P.G.T. Beauregard statues were not erected just to honor these men, but as part of the movement which became known as The Cult of the Lost Cause. This ‘cult’ had one goal — through monuments and through other means — to rewrite history to hide the truth, which is that the Confederacy was on the wrong side of humanity. First erected over 166 years after the founding of our city and 19 years after the end of the Civil War, the monuments that we took down were meant to rebrand the history of our city and the ideals of a defeated Confederacy. It is self-evident that these men did not fight for the United States of America, They fought against it. They may have been warriors, but in this cause they were not patriots. These statues are not just stone and metal. They are not just innocent remembrances of a benign history. These monuments purposefully celebrate a fictional, sanitized Confederacy; ignoring the death, ignoring the enslavement, and the terror that it actually stood for.
After the Civil War, these statues were a part of that terrorism as much as a burning cross on someone’s lawn; they were erected purposefully to send a strong message to all who walked in their shadows about who was still in charge in this city. Should you have further doubt about the true goals of the Confederacy, in the very weeks before the war broke out, the Vice President of the Confederacy, Alexander Stephens, made it clear that the Confederate cause was about maintaining slavery and white supremacy. He said in his now famous ‘cornerstone speech’ that the Confederacy’s “cornerstone rests upon the great truth, that the negro is not equal to the white man; that slavery — subordination to the superior race — is his natural and normal condition. This, our new government, is the first, in the history of the world, based upon this great physical, philosophical, and moral truth.”
Now, with these shocking words still ringing in your ears... I want to try to gently peel from your hands the grip on a false narrative of our history that I think weakens us. And make straight a wrong turn we made many years ago — we can more closely connect with integrity to the founding principles of our nation and forge a clearer and straighter path toward a better city and a more perfect union.
Last year, President Barack Obama echoed these sentiments about the need to contextualize and remember all our history. He recalled a piece of stone, a slave auction block engraved with a marker commemorating a single moment in 1830 when Andrew Jackson and Henry Clay stood and spoke from it. President Obama said, “Consider what this artifact tells us about history... on a stone where day after day for years, men and women... bound and bought and sold and bid like cattle on a stone worn down by the tragedy of over a thousand bare feet. For a long time the only thing we considered important, the singular thing we once chose to commemorate as history with a plaque were the unmemorable speeches of two powerful men.”
A piece of stone — one stone. Both stories were history. One story told. One story forgotten or maybe even purposefully ignored. As clear as it is for me today... for a long time, even though I grew up in one of New Orleans’ most diverse neighborhoods, even with my family’s long proud history of fighting for civil rights... I must have passed by those monuments a million times without giving them a second thought. So I am not judging anybody, I am not judging people. We all take our own journey on race.
I just hope people listen like I did when my dear friend Wynton Marsalis helped me see the truth. He asked me to think about all the people who have left New Orleans because of our exclusionary attitudes. Another friend asked me to consider these four monuments from the perspective of an African American mother or father trying to explain to their fifth grade daughter who Robert E. Lee is and why he stands atop of our beautiful city. Can you do it? Can you look into that young girl’s eyes and convince her that Robert E. Lee is there to encourage her? Do you think she will feel inspired and hopeful by that story? Do these monuments help her see a future with limitless potential? Have you ever thought that if her potential is limited, yours and mine are too? We all know the answer to these very simple questions. When you look into this child’s eyes is the moment when the searing truth comes into focus for us. This is the moment when we know what is right and what we must do. We can’t walk away from this truth.
And I knew that taking down the monuments was going to be tough, but you elected me to do the right thing, not the easy thing and this is what that looks like. So relocating these Confederate monuments is not about taking something away from someone else. This is not about politics, this is not about blame or retaliation. This is not a naïve quest to solve all our problems at once.
This is however about showing the whole world that we as a city and as a people are able to acknowledge, understand, reconcile and most importantly, choose a better future for ourselves making straight what has been crooked and making right what was wrong. Otherwise, we will continue to pay a price with discord, with division and yes with violence.
To literally put the Confederacy on a pedestal in our most prominent places of honor is an inaccurate recitation of our full past. It is an affront to our present, and it is a bad prescription for our future. History cannot be changed. It cannot be moved like a statue. What is done is done. The Civil War is over, and the Confederacy lost and we are better for it. Surely we are far enough removed from this dark time to acknowledge that the cause of the Confederacy was wrong.
And in the second decade of the 21st century, asking African Americans — or anyone else — to drive by property that they own; occupied by reverential statues of men who fought to destroy the country and deny that person’s humanity seems perverse and absurd. Centuries old wounds are still raw because they never healed right in the first place. Here is the essential truth. We are better together than we are apart.
Indivisibility is our essence. Isn’t this the gift that the people of New Orleans have given to the world? We radiate beauty and grace in our food, in our music, in our architecture, in our joy of life, in our celebration of death; in everything that we do. We gave the world this funky thing called jazz, the most uniquely American art form that is developed across the ages from different cultures. Think about second lines, think about Mardi Gras, think about muffaletta, think about the Saints, gumbo, red beans and rice. By God, just think.
All we hold dear is created by throwing everything in the pot; creating, producing something better; everything a product of our historic diversity. We are proof that out of many we are one — and better for it! Out of many we are one — and we really do love it! And yet, we still seem to find so many excuses for not doing the right thing. Again, remember President Bush’s words, “A great nation does not hide its history. It faces its flaws and corrects them.”
We forget, we deny how much we really depend on each other, how much we need each other. We justify our silence and inaction by manufacturing noble causes that marinate in historical denial. We still find a way to say ‘wait’/not so fast, but like Dr. Martin Luther King Jr. said, “wait has almost always meant never.” We can’t wait any longer. We need to change. And we need to change now.
No more waiting. This is not just about statues, this is about our attitudes and behavior as well. If we take these statues down and don’t change to become a more open and inclusive society this would have all been in vain. While some have driven by these monuments every day and either revered their beauty or failed to see them at all, many of our neighbors and fellow Americans see them very clearly. Many are painfully aware of the long shadows their presence casts; not only literally but figuratively. And they clearly receive the message that the Confederacy and the cult of the lost cause intended to deliver.
Earlier this week, as the cult of the lost cause statue of P.G.T Beauregard came down, world renowned musician Terence Blanchard stood watch, his wife Robin and their two beautiful daughters at their side. Terence went to a high school on the edge of City Park named after one of America’s greatest heroes and patriots, John F. Kennedy. But to get there he had to pass by this monument to a man who fought to deny him his humanity.
He said, “I’ve never looked at them as a source of pride... it’s always made me feel as if they were put there by people who don’t respect us. This is something I never thought I’d see in my lifetime. It’s a sign that the world is changing.” Yes, Terence, it is and it is long overdue. Now is the time to send a new message to the next generation of New Orleanians who can follow in Terence and Robin’s remarkable footsteps.
A message about the future, about the next 300 years and beyond; let us not miss this opportunity New Orleans and let us help the rest of the country do the same. Because now is the time for choosing. Now is the time to actually make this the City we always should have been, had we gotten it right in the first place.
We should stop for a moment and ask ourselves — at this point in our history — after Katrina, after Rita, after Ike, after Gustav, after the national recession, after the BP oil catastrophe and after the tornado — if presented with the opportunity to build monuments that told our story or to curate these particular spaces... would these monuments be what we want the world to see? Is this really our story?
We have not erased history; we are becoming part of the city’s history by righting the wrong image these monuments represent and crafting a better, more complete future for all our children and for future generations. And unlike when these Confederate monuments were first erected as symbols of white supremacy, we now have a chance to create not only new symbols, but to do it together, as one people. In our blessed land we all come to the table of democracy as equals. We have to reaffirm our commitment to a future where each citizen is guaranteed the uniquely American gifts of life, liberty and the pursuit of happiness.
That is what really makes America great and today it is more important than ever to hold fast to these values and together say a self-evident truth that out of many we are one. That is why today we reclaim these spaces for the United States of America. Because we are one nation, not two; indivisible with liberty and justice for all... not some. We all are part of one nation, all pledging allegiance to one flag, the flag of the United States of America. And New Orleanians are in... all of the way. It is in this union and in this truth that real patriotism is rooted and flourishes. Instead of revering a 4-year brief historical aberration that was called the Confederacy we can celebrate all 300 years of our rich, diverse history as a place named New Orleans and set the tone for the next 300 years.
After decades of public debate, of anger, of anxiety, of anticipation, of humiliation and of frustration. After public hearings and approvals from three separate community led commissions. After two robust public hearings and a 6-1 vote by the duly elected New Orleans City Council. After review by 13 different federal and state judges. The full weight of the legislative, executive and judicial branches of government has been brought to bear and the monuments in accordance with the law have been removed. So now is the time to come together and heal and focus on our larger task. Not only building new symbols, but making this city a beautiful manifestation of what is possible and what we as a people can become.
Let us remember what the once exiled, imprisoned and now universally loved Nelson Mandela and what he said after the fall of apartheid. “If the pain has often been unbearable and the revelations shocking to all of us, it is because they indeed bring us the beginnings of a common understanding of what happened and a steady restoration of the nation’s humanity.” So before we part let us again state the truth clearly.
The Confederacy was on the wrong side of history and humanity. It sought to tear apart our nation and subjugate our fellow Americans to slavery. This is the history we should never forget and one that we should never again put on a pedestal to be revered. As a community, we must recognize the significance of removing New Orleans’ Confederate monuments. It is our acknowledgment that now is the time to take stock of, and then move past, a painful part of our history.
Anything less would render generations of courageous struggle and soul-searching a truly lost cause. Anything less would fall short of the immortal words of our greatest President Abraham Lincoln, who with an open heart and clarity of purpose calls on us today to unite as one people when he said: “With malice toward none, with charity for all, with firmness in the right, as God gives us to see the right, let us strive on to finish the work we are in, to bind up the nation’s wounds...to do all which may achieve and cherish — a just and lasting peace among ourselves and with all nations.”
Thank you.


Monday, May 22, 2017

Vợ Trump quạt Trump, nói đừng xạo sự ( sạo sự?) làm màu đóng kịch

Cho mấy thằng có vợ.

Chuyện như là nhỏ xíu nhưng nó cho thấy được quan hệ vợ chồng như thế nào.
Không đồi xử với vợ thật tình, kính trọng yêu thương nhau thì dù là người hay giòi hay quyền hành cở nào củng bĩ quệ xệ không kéo lên dược. Càng ở trên cao, càng lộ rỏ, càng trơ trẻn.

Click vô cái link dười đây để thấy Trump sạo sự muốn đóng kịch cho thiên hạ coi, nhưng bà vợ Meliana cùa ông quạt vô mặt ông, theo một phàn ứng tự nhiên từ chối mạnh mẽ về màn đóng kịch mặt mũi của Trump làm màu.

Chuyện xảy ra khi Trump xuống phi cơ được TT Do Thái đón tiếp tại phi trường ngáy hôm qua, trong chuyến viếng thăm Do Thái.

Treat your wife nice mấy cha nội ơi!

https://www.yahoo.com/news/watch-melania-trump-swat-donald-150108408.html

Enjoy while I go fishing for  a few days.

Cho tôi biết sạo hay xạo chử nào đúng. Thanks


Tuesday, May 16, 2017

Trump ngăn chận FBI điểu tra vụ dính tới Nga

Tin tức hôm nay cho thấy một sự kiện mới và rất nghiêm trọng liên quan tới một loạt vấn đề mà Trump tự mình tạo ra. 

Tin tức xì ra cho thấy, Trump trong một buổi tiệc, kêu cựu FBI director Comey (ông này bị Trump đuổi vài ngày trước) nói ông đừng điều tra vụ cựu cố vấn an ninh quốc gia Mike Flynn (ông này cũng bị Trump đuổi sau khi báo chí khui ra là dính dáng với Nga và bị Comey điều tra).

Theo cái memo Comey viết lại ngay sau khi bửa  tiệc, phóng viên không có cái memo này, nhưng được người biết chuyện đọc nguyên văn như sau:
I hope you can see your way clear to letting this go, to letting Flynn go, He is a good guy. I hope you can let this go.”
“ Tao hy vọng mày thấy cho rỏ để bỏ qua vụ này, thả cho Flynn đi, Nó là người tốt. Tao hy vọng mày thả vụ này ra.”

Comey không trả lời mà chỉ nói ”ừ Comey là người tốt ”

Giả thích một chút về cái vụ viết memo này. Comey có một thói quen làm việc là rất chu đáo, ông ta viết memo cho nhiều chuyện mà ông cần nhớ tới. Nó cũng là một cách để rải lông ngổng để khi cần tới thì nó là một bằng chứng. 

Ngay sau khi Trump nói chuyện với Comey vụ này, ông thấy được đây không phải là chuyện thông thường, mà là TT sếp lớn gián tiếp ra lệnh đừng điều tra Flynn vì nó có thể lòi ra Trump dính trong đó. 

FBI nằm dưới quyền bộ trưởng tư pháp, bộ trưởng tư pháp làm việc trực tiếp dưới quyền Trump. Nhưng cái trách nhiệm và việc làm của FBI là phải duy trì tính độc lập, chớ không thể vừa đánh trống vừa la làng được. Khi Trump nói với Comey như vậy, thì vi phạm cái điều lệ là cản trở điều tra về chuyện dính dáng tới mình. 

Comey viết memo xong thì chia sẻ cho một số nhân viên thân cận cấp lảnh đạo trong FBI, và hình như là hai người FBI và một số người thân cận khác, một trong những người này đọc cái memo cho phóng viên nghe.

Dân biểu Chaffetz, cộng hòa chủ tịch văn phòng oversight ( giám sát) hạ nghị viện, lúc trước đấp mô không chịu điều tra Trump, nhưng sau này tuyên bố không ra tái tranh cử nữa thì hăng hái điều tra tiếp, ông gởi thơ đòi hỏi FBI phải nộp hết mấy giấy tờ liên hệ, memo này, cho văn phòng ông, hạn cuối là May 24 để có chứng cớ điều tra.

White House bửa nay viết ra một statement phủ nhận là Trump không có nói cái này với Comey. Nhưng thấy cười là không có ai ký tên cái tuyên cáo này. Mấy thầy bàn thì nói chuyên này cho thấy không có ma nào  trong White House dám đưa cổ ra cho bị cắt, khi ký tên cái statement này. Nó cũng cho thấy sự nghiêm trọng của sự việc và bộ sậu của Trump đang bị khủng hoảng chưa biết phải giải quyết như thế nào để hạn chế hư hại hay có một giải pháp khả thi sắp tới cho sự kiện này.


Một sự kiện nghiêm trọng mà xứ Mỹ phải bỏ qua phe phái để giải quyết cho rỏ ràng, có như vậy thì dân Mỹ mới còn lòng tin vào chánh quyền và nền dân chủ cốt lỏi của xứ Mỹ này. 

Làm mất niềm tin của dân chúng, thì tất cả sẻ trở thành vô nghĩa và chánh phủ Mỹ không khác và hay ho hơn gì những chánh phủ độc tài, xảo trá, ba láp khác trên thế giới.

Monday, May 15, 2017

Trump giao tin tình báo cho Ngoại Trưởng Nga ngay trong phòng làm việc Oval Office.

Chuyện động trời, Trump xì tin tình báo mật cho Nga.

Thông tin mà Trump tiết lộ cho Lavrov (bộ trưởng ngoại giao Nga) liên quan đến thông tin về một âm mưu của ISIS muốn đánh bom máy bay sử dụng máy tính xách tay.

Tiết lộ này nó gây nguy hiểm cho cái nguồn của tin tình báo quan trọng, nhất là đối với Nhà nước Hồi giáo ( nguồn tin tức tình báo này phần nhiều là từ một nước bên trung đông, nước này sẽ bị kẹt cứng nếu lòi ra nước này là ai, và đó là lý do họ không muốn ai biết họ là ai). Là vì theo sau cái Trump tía lia nói bậy bạ, kiểu  ta đây ngu xuẩn cung cấp cho Nga đủ thông tin về bản chất của nguồn để Nga nó dễ dàng xác định ai là ai và nó là cái gì.

Tin tức này xuất phát từ "khả năng/việc làm gián điệp của một xứ hợp tác với Mỹ", theo Jaffe và Miller ( hai phóng viên viết bài báo này, Washington Post) “Nó nhạy cảm đến nỗi nó không được chia sẻ với các đồng minh khác, mặc dù chúng tôi không chắc chắn nó là gì.”

Được biết, vụ tai tiếng - một điều chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ gần đây - xuất hiện bởi vì Trump khoe khoang về chất lượng tin tức tình báo của mình của mình. "Tôi có được tin tức tín báo tuyệt vời. Tôi có những người tóm tắt cho tôi về tin tính báo tuyệt vời hàng ngày ", tổng thống Trump nổ với Nga.

Sự kiện xảy ra tuần vừa qua một ngày sau khi đuổi Comey, khi Trump tiếp bộ trưởng ngoại giao, đại sứ Nga và phóng viên chụp hình Nga, trong khi báo chí Mỹ không được vô. Việc cho phái đoàn Nga vô Oval Office rất là không thông thường vì Nga có cơ hội biết hay gài máy móc tình báo bậy bạ trong phòng làm việc của TT Mỹ.

Tình báo Mỹ xài một năm 72 tỉ đô la, Trump cho không tin tức với kẻ thù Mỹ là Nga. Nhưng chuyện tiền bạc lợi hại là chuyện dể dàng không nguy hiểm. Nguy hiểm là Nga dò ra được là ai và xì ra thì nước này và mấy nước đồng minh khác với Mỹ sẽ ngán ngẫm, sợ, không dám cộng tác với Mỹ nữa. Thứ ba là Nga sẽ dùng sự việc này để chia rẻ, quậy nát xứ Mỹ về mặt chính trị, làm Mỹ không có thời giờ để canh chừng Nga vì lo gây qua chửi lại lẩn nhau giữa phe binh và phe chống.

Một lần nữa hành động củaTrump cho thấy Trump không có đủ máu mặt hay đầu óc đủ để làm TT Mỹ. Cứ tía lia tài khôn làm hết chuyện bậy bạ này tới cái khác. Không chịu nghe lời ai.
By the way. Làm sao báo biết mà viết? hai nhân viên có mặt trong cuộc họp và nghe thấy nên gọi cho cơ quan tình báo CIA và NSA để báo cáo cho biết là cuộc nói chuyện như vậy, cho tình báo Mỹ biết để follow up.

Cộng Hòa nói Nga là đồng minh của Mỹ chống ISIS nên Trump có nói cho Nga cũng không sao?
WTF, chuyện này hại cả xứ Mỹ chớ không phải chuyện gây gổ khơi khơi giữa CH và DC. Stupid !!!!

Saturday, May 13, 2017

Tại Trump hết - hay là - Tại dân Mỹ muốn vậy

Trong những giây phút khủng hoảng, người Mỹ có được cái nhìn rõ nét nhất về nhân cách của một tổng thống, và tuần này họ có cơ hội học hỏi rất nhiều về con người thực sự của Donald Trump sau khi ông quyết định đuổi James Comey, Giám đốc FBI.

Các hành động của ông Trump và những tiết lộ của những người thân cận với ông ta đã cho thấy cha nội Tổng thống này là một người đàn ông rất là thiếu tự tin, yếu bóng vía (fearful) tới nổi không thể ngồi ăn ăn hoặc gọi điện thoại mà không có phụ tá đứng hầu cạnh chung quanh với những khuôn mặt nhăn nhó như cho thấy mình là những người nguy hiểm mà người khác phải cần kiêng dè. Thay vì đào tạo những cố vấn giàu kinh nghiệm, có tinh thần mạnh mẽ và có thể thách thức quan điểm của mình, ông Trump muốn điều hành chính phủ qua sự thôi thúc bốc đồng và sử dụng sắc lệnh, đòi hỏi những cam kết vô lý về "lòng trung thành" của người khác cho mình. Một trong những lý do thật sự mà Trump muốn đuổi Comey, là ngay sau khi bữa ăn tối giữa hai người sau khi Trump nhận chức, Trump hỏi Comey rằng có thề trung thành và nghe lời Trump tuyệt đối không và Comey nói không thể làm được như vậy nhưng hứa là sẽ luôn nói sự thật với Trump mà thôi.

Người ta thấy rằng Trump nghe ý kiến của người tà lọt bảo vệ của ông (body guard) về vụ Comey này nhiều hơn là ý kiến của những người cố vấn của ông.

Người ta thấy ông rất thoải mái trong việc làm mất mặt những người mà ông sai ra trước công chúng bảo vệ giải thích về quyết định của ông qua việc ông nói ngược hẳn lại những gì mấy người này nói, chỉ trong vòng không tới 24 tiếng đồng hồ.

Người ta đã thấy, như nhiều người trong số họ nghi ngờ, rằng ông có một sự hiểu biết hạn chế, hoặc thiếu hẳn sự tôn trọng, trách nhiệm hiến pháp của các viên chức nhà nước. Trở lại việc về đòi hỏi lời thề trung thành của ông Comey, Trump đã không để ý hay thật sự quan tâm đến đạo luật liên bang ràng buộc cả hai: “Làm việc công là phải cần có sự tin tưởng của công chúng , đòi hỏi nhân viên phải trung thành với hiến pháp, luật pháp và các nguyên tắc đạo đức đặt trên lợi ích cá nhân ". Với ông Trump," lòng trung thành "có nghĩa là từ bỏ một cuộc điều tra về can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử trước đó.

Người Mỹ cũng thấy một tổng thống luôn xem tin tức truyền hình tới mức quá độ (obsessive) và tấn công kẻ thù tưởng tượng. Vào ngày trước khi ông ta sa thải ông Comey, theo các nhà báo thuộc tạp chí Time, những người đã ở trong Nhà Trắng cùng ông, tiết lộ rằng ông Trump đã lướt qua,lướt lại các đoạn băng ghi âm/hình của các thượng nghị sĩ về cuộc điều tra về liên hệ với Nga, phát đi và phát lại các đoạn mà ông nhấn mạnh là những bằng chứng ủng hộ những tuyên bố xảo trá của Trump về chính quyền Obama nghe lén ông, trong khi  Phó Tổng thống Mike Pence và một số trợ tá đứng im lặng. Coi tới coi lui về cái điều trần của Sally Yates, quyền bộ trưởng tư pháp, người mà ông đuổi lúc trước và James Clapper, cựu giám đốc tình báo quốc gia, Trump nổ (gloated) rằng họ đã nghẹn ngào "như những con chó." Sau đó, trong một bữa ăn tối đã tự thưởng mình hai muỗng kemtrong khi cho người khác chỉ có một muỗng, ông ta tự sướng mà không thấy ngượng, nghĩ là những người phê bình hành động của mình sao mà nó dử tợn với mình như vậy.

Người ta cũng nghe kể lại rằng Trump la hét cái TV, kêu la trước cái TV là phóng viên ngừng chú trọng vô việc Nga can thiệp hack bầu cử Mỹ và phải chú trọng vô điều tra là ai xì tin tức ra cho công chúng biết. Và chọc quê, khi dể Comey là showboat (làm lấy tiếng, kiểu ta đây, show up). Thiên hạ còn thấy Trump tweet ra hăm dọa Comey là Trump thu âm (tape) hết mấy cuộc nói chuyện với Comey, để hù Comey là đừng nói bậy bạ gì khác với báo chí, trong khi đó Trump la lối, xảo trá bắt lổi, nói là chính quyền Obama tape nghe lén Trump.

Người Mỹ đã thấy được một sự bất lực vô tài khác tới mức đạt được tiêu chuẩn như là một loại nghệ thuật trình diễn ngu xuẩn, hoặc có thể là từ một kẻ điên khùng. Đó là việc nhà trắng sắp xếp chuyến thăm của Ngoại trưởng và Đại sứ Nga vào ngày ngay sau khi ông Trump đã sa thải người phụ trách điều tra các mối quan hệ của ông với Nga, ông Comey, sếp FBI? 

Chánh quyền Trump cấm không cho  báo chí, truyền thông Mỹ dự cuộc thăm viếng Oval office này, trong khi cho phép báo chí nhiếp ảnh gia của Nga vô tham dự chụp hình. Và ngay sau đó nói rằng ngạc nhiên khi thông tấn xã Nga, phân phối hình ảnh của các quan chức của họ tay bắt mặt mừng với ông Trump bên trong văn phòng hình bầu dục cho công chúng thấy. Thật là hết chổ nói về sự việc đần độn này. Trump lại bị Putin rờ đầu như một đứa nhỏ ngu đần mà tưởng là mình ngon. 
Nó cho thấy có một sự bí mật gì đó làm cho Trump im lặng, sợ té đái, chấp nhận làm một con rối cho ông thầy Putin giật dây điều khiển. Trump chửi bới tất cả mọi người trừ ông chủ của mình là Putin thì không dám hó hé một tiếng.

Cần biết là tất cả những cái biểu hiện này nó không phải là chỉ xấu cho Trump mà nó thật sự còn là về mình, công dân Mỹ, đã im tiếng đễ Trump múa gậy vườn hoang. Biến một nền dân chũ hiệu quả nhất thế giới thành một trò cười cho thiên hạ xứ khác. 

Và tệ hại hơn hết là Trump tạo ra một cái cơ hội để những cường quốc thù nghịch như Nga, Tàu dể dàng đá Mỹ vô lề đường, thăng tiến ý đồ và mở rộng tầm ảnh hưỡng của xứ sở mình thay thế Mỹ ở vai trò lảnh đạo thế giới.

Sunday, May 7, 2017

Friday, May 5, 2017

Bầu cử Pháp - Trong bối cảnh Châu Âu - Macron hay Le Pen.

Đọc thấy bài hay của Paul Krugman - Kinh tế gia, Nobel laureate. ông viết bài cho NY Times. Dịch không có xin phép.















Vào ngày Chủ Nhật Pháp sẽ bầu cử chọn tổng thống. Hầu hết các nhà quan sát đều hy vọng Emmanuel Macron, một nhà centrist (chính giữa không bên phải hay tả), sẽ đánh bại Marine Le Pen, một người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng – Xin vui lòng, hảy chấm dứt đề cao gọi đó là "chủ nghĩa dân túy (Populism)". Và tôi chắc chắn rằng các quy tắc của NYTimes cho phép tôi nói trực tiếp rằng, tôi có rất nhiều hy vọng là sự tiên đoán thông thường là đúng. Đó là một chiến thắng của Le Pen sẽ là một thảm hoạ cho châu Âu và thế giới.

[ Chú thích: Populism: đúng nghĩa là làm vì/cho người dân thường – Những người cổ vỏ cho chủ nghĩa dân tộc da trắng (white nationalism) thường đánh lận con đen tự cho mình là (populism) làm việc cho đại đa số dân thường, núp sau cái populism để cổ vỏ cho cái chủ nghĩa dân tộc da trắng ( họ cho họ là đại đa số da trắng, nên cái họ làm là phản ảnh cái nguyện vọng của đa số dân thường]

Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng công bằng khi hỏi một vài câu hỏi về những gì đang xảy ra. Thứ nhất, làm thế nào mà những điều này xảy ra, dẩn tới như mình thấy, ở lúc này? Thứ hai, liệu sự thất bại của Le Pen có thể là bất cứ điều gì hơn là một cuộc trấn áp tạm thời từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở châu Âu?

Một số nền tảng: Giống như mọi người ở phía này của Đại Tây Dương, tôi không thể không nhìn Pháp và thấy nó giống như chuyện Trump bên Mỹ này. Nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng sự tương đồng giữa chính trị Pháp và Mỹ tồn tại bất chấp những khác biệt lớn trong xu thế kinh tế và xã hội.

Để bắt đầu, Pháp bị nhận nhiều diều phê phán tiêu cực- phần lớn là do các nhà tư tưởng nhấn mạnh rằng các quốc gia mà cho dân phúc lợi hào phóng là phải có những ảnh hưởng tai hại - nhưng thực sự Pháp lại là một nền kinh tế khá thành công. Tin hay không, không thể cải được là người lớn của Pháp, trong những năm làm việc ngon lành của họ (từ 25 đến 54) chắc chắn sẽ có nhiều khả năng làm việc toàn thời gian, không bị gián đoạn,  nhiều hơn so với người ở hạn tuổi này ở Mỹ

Họ cũng có năng suất lao động như nhau so với Mỹ. Đúng là người Pháp, tính trung bình, sản xuất khoảng một phần tư ít hơn người Mỹ- nhưng đó là chủ yếu là vì họ nghỉ ngơi nhiều hơn và nghỉ hưu trẻ hơn, và đó rõ ràng không phải là những điều gì khủng khiếp.

Và mặc dù Pháp, cũng giống như hầu hết mọi người, đã từng có sự suy giảm dần về công việc sản xuất (manufacturing job), nhưng nó không bao giờ có kinh nghiệm gì giống như "cú sốc Trung Quốc" đã đưa việc làm sản xuất của Mỹ tới vực thẩm vào đầu những năm 2000.

Trong lúc trong tình trạng không xuất sắc nhưng cũng không tệ lậu, Pháp đã cho dân họ một mạng lưới an toàn xã hội vượt ra ngoài những giấc mơ hoang dã nhất của những người  Hoa Kỳ cấp tiến: bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho tất cả mọi người, nghỉ phép trả lương cao cho bố mẹ mới sanh con, chương trình cho con nít trước khi đi mẩu giáo, và nhiều hơn nữa.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nước Pháp - có lẽ vì những khác biệt về chính sách này, có lẽ vì những lý do khác - không trải qua bất cứ điều gì tương tự như sự sụp đổ xã ​​hội dường như đang ảnh hưởng nhiều người Mỹ trắng. Vâng, Pháp có những vấn đề xã hội lớn; Ai không? Nhưng nó không cho thấy dấu hiệu gì của sự gia tăng "cái chết của tuyệt vọng" - tử vong do ma túy, rượu và tự sát - Anne Case và Angus Deaton mà người ta đang thấy đang diễn ra ở tầng lớp lao động Mỹ da trắng.

Nói tóm lại, Pháp không phải là thiên đàn hay một điều không tưởng, nhưng theo hầu hết các tiêu chuẩn, nó cung cấp cho người dân một cuộc sống khá tốt (decent life). Vậy tại sao rất nhiều người sẵn sàng bỏ phiếu cho - một lần nữa, tôi không phải sử dụng từ ngữ dao to búa lớn (mà là nói một sự kiện thật) - một kẻ cực đoan phân biệt chủng tộc?

Không có nghi ngờ gì, nhiều lý do, đặc biệt là sự lo lắng về văn hoá đối với những người nhập cư Hồi giáo. Nhưng dường như rõ ràng là việc bỏ phiếu cho Le Pen, một phần là một biểu quyết chống lại những gì được coi là các quan chức cao cấp, ngoài tầm kiểm soát đang điều hành Liên minh châu Âu. Và nhận thức đó, không may lại có một yếu tố của sự thật trong đó.

Những người trong chúng ta đã theo dõi các tổ chức châu Âu đối phó với cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu ở Hy Lạp và lan rộng khắp châu Âu đã bị sốc bởi sự kết hợp của sự nhẫn tâmvà kiêu ngạo chiếm ưu thế trong suốt quá trình đó.

Mặc dù Brussels và Berlin đã sai lầm nhiều lần về kinh tế - mặc dù mức độ khắc khổ mà họ áp đặt từng là một điều kinh tế thảm khốc như các nhà phê bình cảnh báo - họ tiếp tục hành động như thể họ đã biết tất cả các câu trả lời, rằng bất kỳ sự đau khổ nào đang xảy ra xứng đáng bị nhận một sự trừng phạt cần thiết cho những tội lỗi trong quá khứ.

Về chính trị, Eurocrats đã thoát khỏi với hành vi chơi ăn hiếp này, bởi vì các quốc gia nhỏ dễ bắt nạt, quá sợ hãi khi bị cắt đứt ũng hộ kinh tế chịu im trong thua thiệt. Nhưng giới tinh hoa của châu Âu sẽ gây ra một sai lầm khủng khiếp nếu nó tin rằng nó có thể hành xử theo cách tương tự với những người  lớn hơn như nước Pháp.

Thật vậy, đã có những chuyện như vậy thấy trong các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra giữa Liên minh châu Âu và Anh.

Tôi ước là người Anh chưa bỏ phiếu cho Brexit, điều này sẽ làm cho châu Âu yếu đi và đất nước của họ nghèo hơn. Nhưng E.U. Các quan chức làm càng ngày càng giống nhiều hơn và nhiều hơn như một người phối ngẫu làm hết sức  để giành và làm thiệt hại tối đa cho đối phương trong một cuộc ly hôn. Và điều này chỉ đơn giản là điên hùng. Thích hay không, châu Âu sẽ phải sống với nước Anh hậu Brexit, và kiểu ăn hiếp như vụ Hy Lạp sẽ không được yên với một quốc gia lớn, giàu có và tự hào như U.K.

 Trở lại cuộc bầu cử Pháp. Chúng ta nên sợ hãi về khả năng chiến thắng của Le Pen ( Lê Bút by Google translation hahahaha) . Nhưng chúng ta cũng nên lo lắng rằng chiến thắng của Macron sẽ cho  Brussels và Berlin có chính nghĩa nói là Brexit là một sai lầm, rằng các cử tri châu Âu có thể luôn bị đe doạ để luôn làm theo ý kiến luôn hay ho của họ (European Union) như là một chuyện cần thiết.


Vì vậy, hãy nói cho  rõ ràng: Ngay cả khi điều tồi tệ nhất được tránh vào chủ nhật này, tất cả các tầng lớp thượng lưu của châu Âu sẽ nhận được là một cơ hội thời gian để sửa chữa các cách suy nghĩ và làm việc của họ.

Wednesday, May 3, 2017

Hệ lụy của lá phiếu - Vài thí dụ ...



Overtime  - Hạ viện thông qua luật ( còn cần thông qua thượng viện và Trump ký , Trump nói sẽ ký) cho chủ hãng quyền không trả overtime 1 ½ nữa mà chủ có quyền cho nghĩ bù ăn lương. Nhưng khi nào cho nghĩ bù thì là quyền của chủ. Nó đợi khi nào ế thì cho nghĩ. Không còn cái ráng cày thêm cho con mua computer đi học hay sữa cái chái nhà bị dột hay gởi cho em một vài xấp vải. Chua cay cho thằng nghèo lam lũ muốn kiếm chút tiền lương thiện bỏ mồ hồi công sức ra mà củng không xong.

Nhà housing – Ben Carson, bộ trưởng nhà cửa của Trump nopi1 nhà housing cho người nghèo ở không cần phải tiện nghi đầy đủ gì hết vì như vậy làm cho mấy thằng ở nó thoải mái quá không chịu rời đi chổ khác. Người nghèo cần giúp luôn bị coi là làm biếng không chịu làm việc, bỏ qua tất cả nghịch cảnh mà con người ai cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy. Một điển hình là bệnh hoạn hay tai nạn. Vậy mà có mấy thằng CH nói bệnh là tại mầy ăn tạp, không tập thể dục, hút xách hay chôi bời bậy bạ. Ai dồng ý là bệnh hay tai nạn là do tự chính mình tạo ra????

Kỳ thị LBGT – Cái này là cái executive order từ Trump đang trong bàn thảo không biết khi nào cho ra, leak tin ra cho thấy nó cho người hay cơ quan quyền được từ chối bán hàng hay phục vụ cho LBGT như vụ tiệm bánh không bán bánh cho đám cưới cặp gay hay vụ con mẹ làm giấy đám cưới mariage licence từ chối ký giấy cho cặp gay tranh cải um sùm năm vừa rôi. Tất cả lấy lấy do là tín ngưỡng của tao không cho phép tao làm vậy. Nghe thì người ta nói hơi đâu mà lo, mình đâu có gay đâu mà sợ hay gay nó kỳ quá đáng đời. Tất cả nhũng ý này là sai hết, nhưng người ta núp sau cái tính ngưỡng để nói hay làm, bỏ qua cái này một chút để coi từ khía cạnh khác cho thấy tại sao cái này rất nguy hiểm cho tất cả ai là người thiểu số. Thí dụ một con mẹ Mít có con nhỏ đi xin tiền cho con mua sữa bú, vì nghèo, không việc làm, vô sở xã hội con mẹ social worker vì lý do gì đó, chướng mắt nghĩ sao mầy ngũ với trai bậy bạ chi cho có con, không có luân lý gì hết, người social worker có thể từ chối không làm tiếp cái case này với lý do là tính ngưỡng nó không cho phép nó làm giúp người ngủ lang bang có con bậy bạ. Luật không cấm cho tiền sữa hay không, nhưng người làm việc có thể từ chối làm việc của mình mà không bị khiển trách, giao cái case lại cho người khác làm. Con mÍt có con bị trì trệ giấy tờ xin sữa, đứa nhỏ đói.

Biển Đông – Trump đi đêm với Xi bán quyền kiểm soát biển đông cho TC đổi lại Xi giúp Mỹ trị Bắc Hàn. Thấy Trump mời Duterte của Phi tới thăm Mỹ và Phi kỳ này đang cai Asean, không đụng tuyên bố về biển đông. TT Phi trước Duterte thì kiện TC và thắng, Duterte lên lật ngược lại bán biển Phi cho TC lấy hậu thuẩn kinh tế, để chống lưng. vì nó giết hơn 7000 người không xử kiện gì hết lấy lý do là dính dáng ma túy. Nhiều chứng cớ cho thấy nó ghét ai bắn nấy rồi đổ thừa là dính ma túy. Sau khi Trump mời Dutete tới Mỹ, Xi gọi điện thoại cho Duterte nói ủng hộ TT Phi đi Mỹ, ai biết nói chuyện gì nữa. Chỉ biết là mấy cái đảo VN bị TC lấy giờ làm căn cứ quân sự lớn, không ai nói gì tới hết. TC wins big. Xi còn nói nguyên cái bán đảo Triều Tiên là xứ Tàu hồi xưa cho Trump nghe, Trump lập lại làm Nam Hàn sôi máu không biết làm sao, bầu cử TT Nam Hàn săp tới, thay thế con mẹ TT khùng khùng bị lôi xuống, Nam Hàn  kẹt luôn vì Trump chì biết deal với cash không biết deal khi có những yếu tố quan trọng khác như lịch sử, nhân quyền, tôn giáo, quan hệ quốc tế hay  khỉ khô gì hết. Úc, Nhật  và mấy xứ Asean điên đầu về cái TPP bị Trump bỏ, giờ không biết cái gì xảy tới khi Trump, Xi deal chia thế lực đây.

Hehehe bầu cử nào cũng có hệ lụy, người VN ở Mỹ củng có đi bầu TT Mỹ, hên xui, trúng ai ráng chịu nha.