Monday, November 27, 2017

Ai lợi ai hại? Dự luật thuế của Thượng Nghị Viện



CBO (Congressional Budget Office), là một cơ quan của chính phủ liên bang, khi chính quyền Mỹ hay quốc hội Mỹ cần tính toán ra con số lợi hại dựa trên những gì mà họ muốn làm.

Bản tóm tắt ở trên là họ tính toán về cái dự luật giảm thuế của thượng nghị viện dự định bỏ phiếu vào thứ 5 tuần này.

Income category: lợi tức hàng năm
Số dương (+) : thuế tăng dưa trên năm từ 2019-2027
Số âm (-): thuế giảm dưa trên năm từ 2019-2027

Giảm thuế cho công ty ( corporate tax) : vĩnh viễn
Giảm thuế cho người dân (individual tax): tạm thời cho tới 2025 thi tất cả thay đổi về luật thuế này sẽ hêt hiệu lực.

Những con số này nó được tính với cái "luật obamacare bắt buộc mua bảo hiểm, nếu không mua bị phạt" bị hủy bỏ. Sang qua sớt lại đổ đổng, chớ không phải chỉ là thuế only.

Lấy tiền thằng nghèo bù vô cho thằng giàu và công ty.

Saturday, November 25, 2017

Chuyện nhức nhối ở Mỹ.

Năm 1990 David Duke một tay lãnh đạo nhóm KKK làm chấn động giới quan sát chính trị ở Mỹ khi ông ta tiến tới gần tới mức đánh thắng đối thủ là ông thượng nghị sĩ Benneth Johnston  ở Louisiana trong cuộc bầu cữ quốc hội với số phiếu 43 % người ủng hộ. Hên cho ông Jonhston là một đối thủ khác người đảng Cộng Hòa rút lui ở phút cuối cùng, nếu không thì David Duke đã thắng trở thành thượng nghị sĩ của quốc Hội Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang Louisiana. 

Người ta không hiểu tại sao một người như David Duke lại có được nhiều phiếu ủng hộ như vậy?  Có phải là giới lao động Mỹ không có việc làm cảm thấy bị đối xử không công bằng, không kiếm được việc làm sau cuộc khủng hoãng kinh tế,nên bỏ phiếu chống lại với chính trị dòng chính ở Washington như là một lời phản đối? Nhưng nếu đó là một lá phiếu phản đối thì tại sao lại bầu một người kỳ thị chủng tộc để đại diện cho mình tại quốc hội Mỹ như vậy? Có nghĩa là những người Mỹ này là những người chia sẻ hay ủng hộ cái chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc mà David lúc là người đại diện? Nếu nhìn sâu vô sự kiện này thì thấy rằng sự thành công của David Duke không phải là được sự hậu thuẫn từ những người nghèo hay giới lao động Mỹ trắng hay là những nghèo lao động chúng tộc khác bất mản với điều kiện kinh tế của mình mà bầu sản như lá phiếu quăng ra để chống đối, kiểu như cho đã nư cho mầy biết thân. Không những David Duke thắng Johnston đậm đà trong giới lao động Mỹ trắng, mà nó còn ngang ngửa với Johnson với phiếu Mỹ trắng giới trung lưu sống trong suburbs và lý do duy nhất mà David Duke bị đánh bại thua là vì lá phiếu của những người mỹ đen ở Louisiana đổ ra bầu chống.



Nếu chấp nhận cái lý giải là David Duke được nhiều phiếu là vì ông ta đại diện cho giới lao động  như được đăng trên báo trí lúc đó, vì tranh cử để chống lại ăn welfare, chống lại tiền việc bỏ tiền ra giúp cho những quốc gia nghèo khác (foreign aid)  Ông tạo ra một thông điệp là mình là người đại diện cho những con người Mỹ bình thường, ngay cả ông còn dụ những người mỹ đen nói là ông không phải là kẻ thù của họ như thấy trong 30 phút quảng cáo mà ông cho chạy trên tivi lúc đó.

Lúc mới đầu thì chương trình vận động tranh cử của ông được cho là một trò hề vì ông là một người lãnh đạo kỳ thị chúng tộc, ông bận độ Đức quốc xã, ông nói láo là ông đi lính Việt Nam, nhưng trò hề này từ từ trở thành một phong trào phổ thông lan ra rộng rải, được sử ủng hộ nhiều người cử tri ở Louisiana. Những người ủng hộ ông luôn la lên rằng David Duke nói là đúng, không phải là người kỳ thị chủng tộc bất kể tất cả những sự thật không chối cãi về ông. Và cái buồn nôn mửa hơn là họ cho rằng quá khứ của ông không làm cho họ sợ sệt hay là những yếu tố để họ không bầu cho ông hay nói một cách khác, họ vui vẻ bầu cho ông mặc dầu biết rằng ông là một người kỳ thị chủng tộc. Ông không những chỉ là thắng phiếu từ những người Mỹ trắng giai cấp trung lưu ở Louisiana mà sử ủng hộ của ông nó còn lan rộng ra tới giai cấp trung lưu Mỹ trắng trên trên toàn nước Mỹ, cho dù đó là ở Chicago hay là ở Queens new York và đó là điều đáng để ý và hiểu cho rõ ràng cặng kẽ.


Vài ngày sau khi David Duke cho thấy ông có nhiều lôi cuốn và hậu thuẫn từ giới Mỹ trắng trung lưu. Một người thương gia làm ăn lúc đó là Donal Trump lên tivi chương trình CNN Larry King live và nhận xét rằng: Đó là một sự giận dữ từ những người cử tri. Người ta giận dữ về những chuyện xảy ra, người ta giận dữ về việc làm nếu nhìn vô sự kiện chính trị ở Louisiana thì thấy rằng họ đang trong tình trạng khó khăn.


Lúc đó Trump tiên đoán rằng nếu David Duke ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ ông ta sẽ nhận được phiếu nhiều nhất và sẽ lấy nhiều phiếu của George Bush cha và nó cho thấy rằng đó nó Trump hiểu rõ về cái hiệu quả là phải đi vận động tranh cử chú trọng vô giới Mỹ trắng. Những người cho mình là Nationalists (cái gọi là người có chủ nghĩa quốc gia) trong đảng Cộng Hòa.

Ông ta đã thấy rằng dù cho là David Duke là tốt hay xấu gì đi nữa, một điều chắc chắn ông biết rằng cái chủ trương của David Duke sẽ nhận được nhiều phiếu ủng hộ đến từ giới Mỹ trắng trung lưu.


Cho tới khi năm 2016 khi Trump ra ứng cử tổng thống, khi đó người ta hỏi ông có biết David Duke không? Trump trả lời là ông không David Duke là ai hết và ông cho rằng bản thân ông là một người mà không có một chút xíu gì về kỳ thị chủng tộc trong con người của mình. Mặc dầu khi tuyên bố ra tranh cử, ông có chũ trương và tuyên bố lý do ông ra tranh cử là để xây cái tường chống lại không cho người Mễ trốn qua Mỹ và gọi người Mễ là những người hiếp dâm, cướp bóc bậy bạ. Ông chống lại người hồi giáo, ông chống lại hạn chế di dân vô xứ Mỹ, không dựa trên một căn bản xác thực gì hết.


Cái cốt lỗi của chủ nghĩa quốc gia Mỹ mà mình đang nghe nói tới thường xuyên lúc này thật sự là như thế này. Kỳ thị không có gì là xấu ngay cả hành động kỳ thị là tàn nhẫn và phải lên tiếng mạnh mẻ trong công chúng là chống lại kỳ thị bằng mọi giá nhưng phải cực lực bảo vệ những chương trình những hành động mà không có lợi ích cho người Mỹ trắng. 


Sự ủng hộ của cử tri Mỹ trắng vừa đủ để cho ông thắng và nó cho thấy sự trở lại của cái gọi là căn cước Mỹ trắng một cái thế lực mà cho thấy rõ ràng trong mấy trăm năm lịch sử Hoa Kỳ, là một thế lực phá hoại sự thăng tiến của nền dân chủ phồn thịnh của xứ Mỹ, co cụm làm rào cản sự trao đổi sản phẩm, ý tưởng. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo không những về kinh tế mà còn về tinh thần mà toàn thế giới ngưỡng mộ Xứ Mỹ như là một ngọn đèn dẩn đường của nền dân chủ thật sự trong đó nhân quyền được tôn trọng, con người được đối xử bình đẵng và đó thật sự là câu chuyện của của bầu cử năm 2016.


Có một trường phái giải thích chiến thắng của Trump là nằm ở trong một hiện tượng dựa trên một số yếu tố về sự thay đổi trong xã hội, về những khủng hoảng như thiếu việc làm vững chắc, về tự do thương mại, tất cả những thứ đó dẫn đưa tới sự xuống dốc trong cuộc sống của người Mỹ trắng. Nó giải thích lý do là người Mỹ trắng không có bằng đại học với cuộc sống ngày càng xuống dốc, nên họ trở thành những người kỳ thị, tin vào một lãnh tụ kỳ thị hứa với họ là sẽ giúp cho họ giải quyết vấn đề của họ. Cái giải thích dựa trên quyền lợi kinh tế, nghe thì dường như là một điều hợp lý, vì nó bắt lỗi là những người cấp tiến giầu có, sử dụng quyền hạn của họ, để giúp đỡ người dân da màu và những người tôn giáo khác hơn là đạo thiên chúa trong xã hội Mỹ, tạo ra một một hiện tượng như là người Mỹ trắng bị đàn áp, bị đối xử bất công nên họ phải làm một cái gì đó để thay đổi. 


Ngày trước khi mà ông Trump thắng cử tổng thống, xứ Mỹ đắm chìm trong cuộc tranh cãi về cái gì là thể lực mà được sử ủng hộ của nhiều cứ tri như vậy?  có phải kỳ thị chủng tộc là nguyên nhân chánh đằng sau thúc đẩy cuộc vận động tranh cử của ông Trump? Và nếu đó là sự thật thì là tại sao người Mỹ đại đa số chống lại kỳ thị chủng tộc mà lại ủng hộ và bầu cho một chính trị gia ủng hộ ra mặt kỳ thị chủng tộc như ông Trump?

Báo chí và những nhà bình luận ra đưa ra những ý kiến là người cử tri ủng hộ Trump là vì ông chủ trương đem việc làm về lại xứ Mỹ, ông chống lại giới tài phiệt Washington, ông làm cho kinh tế tăng trưởng lên. Nhưng tất cả những yếu tố này là không có thật gì hết và nó lái vấn đề ra khỏi cái nguyên nhân chính mà những người ủng hộ Trump coi ông như là một người tổng thống đứng về phía họ, dám nói ra cũng như chống lại những người mà người Mỹ trắng nghĩ là được đối xử tốt hơn họ và họ cho rằng sự giận dữ của họ không có gì là phải xấu hổ hay kỳ thị chủng tộc gì hết. Trong khi những hành động như gọi Mễ là dân hiếp dâm,  là dân cước bóc, là dân làm biếng, gọi ngay cả ông thẩm phán gốc Mễ là người thiên vị bênh vực cho vừa người Mễ một cách không căn cứ. Chống lại người Hồi giáo, không cho di dân nhập cư bất kể là họ không có làm gì sai trái, ra mặt ủng hộ những người biểu tình Đức Quốc xã và cho họ là người tốt – thì lại được im re không nói tới, không nhiều cự nự hay chống đối gì hết hay, cho thấy có một sự ủng hộ trong im lặng cho Trump thật là mạnh mẻ, bất kể những quan điểm cực đoan kể trên


Luôn nói là không kỳ thị chủng tộc là chuyện bình thường thường thấy, nhưng tạo ra một cái sự nghịch lý giữa lời nói và hành động và thật sự cái chuyện làm như vậy nó không có gì là mới mẻ hết mà nó là nên tảng của chính trị xứ Mỹ mấy trăm năm nay từ ngày lập quốc. Vì khi lúc lập quốc, Thomas Jefferson viết tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ kêu gọi sự công bằng của tất cả mọi con người trong khi chính ông ta lại là chủ nô lệ của hàng 100 người nô lệ Mỹ đen. Nói một đường làm một ngã đánh lận con đen bảo vệ những hành động kỳ thị chủng tộc của mình và cho đó là một chuyện bình thường, là một sự công bằng và nếu người nào không thích thì đuổi họ ra khỏi xứ mình hay tìm đủ mọi cách để làm khó khăn không cho họ. Họ biện luận là có bạn bè, người thân là người Mỹ đen hay người ngoại quốc, nên họ không có một chút gì kỳ thị hết và dùng cái này như là một bình phong, cho mình là một người công bằng, không thấy sự khác biệt của màu da. Hay nói một cách khác, những người không phải là Mỹ trắng nếu chịu khuất phục im miệng trước những bất công từ những cái policy được tạo ra có lợi cho những người Mỹ trắng, thì những người không phải là Mỹ trắng này không có gì là phải cần cự nự hay cần bài bác gì hết.


Đâu là những bằng chứng về những kết luận ở bên trên. Hãy nhìn vô những gì sau một năm mà chính quyền Trump làm được. Hay nói cho đúng hơn là những gì mà Trump hứa lúc tranh cử, bây giờ thế nào sau một năm, có làm được những gì?


 Điều thứ nhất nói là hủy bỏ NAPTA, chuyện đó không thấy xảy ra mà cứ thấy lâu lâu lên báo, lên tweet tự tạo ra một cái chuyện như là thật, như là đang làm dữ lắm, nhưng thật sự thì đâu vẫn còn đó, công ty Mỹ không giữ việc làm trong nhà máy sản xuất lại ở Mỹ gì hết. Điều thứ hai là nói sẽ trừng phạt Trung quốc về việc tiền tệ hối xuất không công bằng, đem việc làm từ Trung quốc về lại Mỹ, cũng không thấy nó xảy ra mà thấy là bợ đít, ngậm câm ôm hôn chủ tịch Xi, không dám nói gì hết mà còn ca ngợi Xi hết mình. Điều thứ ba là lật đổ Obamacare và thay thế bằng một chương trình hợp lý hơn rẻ tiền hơn, cũng không thấy làm được gì hết, tất cả tiền bảo hiểm gì cũng tăng lên vì những cách làm đánh đổ vô trách nhiệm. Chuyện thứ bốn nói là sẽ không đụng gì tới social security, nhưng chương trình thuế vụ đang được tranh cãi thì là người nghèo trả tiền thuế nuôi người giàu và công ty qua việc miễn thuế, coi như giới lao động nghèo đè lưng ra để làm giàu cho công ty và những người ở trên chóp bu,và miển thuế thì nhà nước sẽ cần tiền nên sẽ cắt trợ cấp, social security để bù vô chổ thiếu. Vậy thì tại sao giai cấp trung lưu, giai cấp lao động Mỹ trắng vẫn còn tiếp tục ủng hộ Trump và còn cho rằng những chương trình hại tới bản thân của chính mình là ok. Vậy thì có phải là cái lý do chánh mà những cử tri này ủng hộ Trump là vì họ cảm thấy thoải mái là có người đồng thuận với họ là Mỹ trắng và những tiếng nói của họ cần được bảo vệ, cần được bênh vực thay vì sự công bằng cho tất cả mọi người?


139 năm kể từ khi nước Mỹ được thành lập chính thức, một nửa thế kỷ sau khi Civil Right được công nhận, đại đa số người Mỹ trắng cử tri ủng hộ một người ra tranh cử với hứa hẹn là sẽ sử dụng quyền hành của tổng thống như là đại diện cho dân Mỹ trắng để làm ra luật thiên vị cho Mỹ trắng, hạn chế những quyền lợi của người da màu và những tôn giáo khác hơn là thiên chúa giáo. Và ông tổng thống này đã thực sự đứng vững và không nhân nhượng, như cho thấy từ những chương trình thay đổi của ông trong suốt một năm qua từ khi ông làm tổng thống. 


Hãy nghe một người trung thành với Trump giải thích lý do tại sao họ bầu cho Trump “ Làm cho xứ Mỹ mạnh trở lại” có nghĩa là người dân có việc làm, người dân không cần ăn trợ cấp, nhưng điều này có thật là đúng hay không hãy nhìn vào dữ kiện thật sau khi bầu cử để thấy. 


Bà Clinton thắng Trump dễ dàng từ những người Mỹ làm ít hơn 50K năm, những người cử tri làm nhiều tiền hơn số đó thì Clinton và Trump có số phiếu bằng nhau. Trong số những người cử tri làm ít hơn 50K Clinton thắng bởi tỉ lệ 53/41, được khoảng 36 % của tất cả những lá phiếu được bầu. Còn trong những người làm hơn 50K một năm thì Trump thẳng bởi một điểm,được tới 64 % tổng số phiếu bầu. Điều đó cho thấy những người nghèo nhất ở Mỹ hầu hết dồn phiếu cho bà Clinton.


Bây giờ hãy nhìn vô những lá phiếu của người Mỹ trắng, một hình ảnh khác được thấy, Trump thắng bà Clinton từ những lá phiếu người Mỹ trắng trong tất cả mức lợi tức, thắng tỉ lệ 57/34 từ những người bị trắng làm ít hơn 30K một năm. Thắng với tỉ lệ 56 /37 từ những người làm ít hơn 50K,  thắng 64/33 từ những người làm 50K tới 100K, thắng 56/39 từ những người là 100K tới 200K, thắng 45% từ những người làm 200K tới 250K, thắng với tỉ lệ 48/43 từ những người làm hơn 250K.

Với Mỹ trắng,Trump thắng từ những người lao động, từ những người làm chủ, từ những người giàu. Thành ra cái này không phải là Trump chỉ thắng giới lao động Mỹ trắng mà thôi, nó thật sự là thắng từ cái gọi là những người tin vào chủ nghĩa quốc gia (nationalists, ở đây quốc gia có nghĩa là mà nền tảng là dựa trên giá trị của người Mỹ trắng và đạo thiên chúa giáo). Sự ủng hộ của ông Trump nó giảm dần từ những người Mỹ trắng có học càng lên cao, càng làm nhiều tiền. 


Thật sự cho thấy cái nguồn cử tri bầu cho Trump nhiều nhất là những người giai cấp trung lưu không bị nghèo. Nhưng họ nghĩ là họ bị chèn ép, cạnh tranh không công bằng từ những người di dân hay những người có tôn giáo khác với họ.


Đây là một sự thật mà xã hội Mỹ cần quan tâm. Nói ra sự kiện này để hiểu một hiện tượng sóng ngầm khó thấy, cho những người VN di dân nào, sống trong ảo tưỡng, mà cứ cho là mình thật sự sống trong một xã hội không kỳ thị, cho mình là người thiểu số gương mẫu, là người tự mình ăn nên làm ra, chối bỏ civil rights và cho là mình có tài cán thật sự nên thành công tột bực, kết bè đảng cho mình là một người Mỹ nationalist như bao người Mỹ trắng khác. 
Bị ru ngũ và cho ăn cức gà, ra sức chống Mễ, khi dể Mỹ đen, chống người ăn trợ cấp cho họ tất cả là lười biếng, không giúp ai gì hết , bắt người cần giúp phải tự lực cánh sinh, đánh lận con đen vẽ ra bức tranh cho Hồi giáo là khủng bố ….. Ôi thôi đủ thứ, cho tới khi mình và con cháu phải đối diện những khó khăn vì những dự luật thiên vị không có lợi cho mình mà mình từng la lối vổ tay ủng hộ giúp cho nó thành luật qua cái lá phiếu của mình.

Đừng để những thế lực đen tàn phá sự thành công của xứ Mỹ. Sử dụng danh nghĩa chủ nghĩa quốc gia và núp sau đó để làm cha thiên hạ.


Tóm tắt và viết lại từ ý của một bài viết trên báo The Atlantic.

Tuesday, November 21, 2017

Happy Thanksgiving





Còn 2 ngày nữa là Lễ Tạ ơn, một trong những kỳ nghỉ và truyền thống quý giá nhất của nước Mỹ.

Ôn lại lịch sử một chút:

Quay thời gian về gần 400 năm trước. Năm 1620, một chiếc thuyền chở hơn 100 người đã đi qua Đại Tây Dương từ Anh đến định cư ở New World. Nhóm tôn giáo này đã bắt đầu đặt câu hỏi về niềm tin của Giáo hội Anh Quốc và họ muốn tách ra khỏi nó.
             
Những người hành hương định cư tại bang Massachusetts bây giờ, và mùa đông đầu tiên của họ trong Thế giới Mới rất là khó khăn. Họ đã đến trong thời gia quá muộn để trồng trọt, và không có thực phẩm tươi sống, một nửa số người đã chết vì bệnh tật từ chuyến đi này. 

Mùa xuân sau, người thổ dân kết bạn với những người hành hương này và dạy họ làm thế nào để trồng bắp, điều mà những người này chưa từng bao giờ làm trước đây. 

Từ đó họ trồng trọt thêm những loại cây trồng khác để phát triển trên mảnh đất không quen thuộc và học cách săn bắn và đánh cá. 

Một năm sau, vào mùa thu năm 1621, bắp, lúa mạch, đậu và bí ngô đã được thu hoạch. Những người hành hương này đã có nhiều điều để biết ơn, vì vậy một bữa tiệc đã được lên kế hoạch. Họ mời những người bạn thổ dân đến tham dự. 

Trong những năm tiếp theo, những người hành hương này đã tổ chức lễ mùa thu với một bữa tiệc cảm ơn. Có gà tây nướng, các loại bắp và các món ăn học từ người bản xứ. 

Sau khi Hoa Kỳ trở thành một quốc gia độc lập, Quốc hội đã đề nghị một ngày lễ tạ ơn cho cả nước để chào mừng. George Washington đã đề xuất ngày 26 tháng Mười Một là Ngày Lễ Tạ ơn.

Thanksgiving năm nay, nghe mấy đồng nghiệp đi ăn lunch chung họ nói nhiều về tiệm gà chiên Popeye's có bán Cajun-Style Turkeys cho dịp Thanksgiving. Có người thì bàn để nguyên con turkey từ từ vô nồi dầu chiên. Kiểu đút lò thì gia đình thường làm hàng năm. Hôm kia thấy tiệm bán xá xíu cũng đăng quãng cáo quay gà tây với hương vị .... như vịt Peking :-)

Sau khi biết có nhiều chọn lựa, tụi tui quyết định muốn ăn thử Cajun style turkey của tiệm bán gà Popeye’s năm nay. Chạy lại một vài tiệm gần nhà, họ nói hết rồi. Phải order nhanh tay. Vợ tui có sáng kiến chạy tới khu Đại Hàn, thì nó còn được vài con. Mừng gần chết, tưởng đâu Thanksgiving năm nay ăn gà đi bộ. Anh chàng bán gà dặn tới dặn lui là để tan đá 4 ngày và chỉ cần để vô lò 40 phút là chỉ cần nhắm mắt mà thưởng thức con gà tây, ướt át, mềm mại từng sớ thịt, thơm phưng phức với hương vị đồng quê Louisiana.....hehehe.

TLa




From T3CB:

Còn đang giải quyết một số việc cho xong trước khi tắt computer về nhà celebrate Thanksgiving với gia đình. Định viết vài hàng chúc Thanksgiving tất cả thì thầy TLa viết còm, tôi mừng húm copy and paste thành một entry mới. Thanks TLa.

Cho tất cả những bạn bè, thân hữu, người coi còm.  I am thankful for YOU ALL.

Không có thiên hạ coi blog thì nó sẽ không hiện hữu và tôi sẽ không có bạn còm.

Enjoy your time with family and friends.